Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk
lượt xem 2
download
‘Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk
- SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ 2 TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG NĂM HỌC 2023 - 2024 Tổ Sử- Địa- GDCD/KT&PL MÔN SỬ – Khối lớp 11 (Đề kiểm tra có 04 trang) Thời gian làm bài : 45 phút(không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 114 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Ngô Quyền đã lựa chọn địa điểm nào làm trận địa chống quân Nam Hán xâm lược (năm 938)? A. Cửa sông Tô Lịch. B. Đường Lâm (Hà Nội). C. Hoan Châu (Nghệ An). D. Cửa sông Bạch Đằng. Câu 2. Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông đã A. Tạo cơ sở cho Vương triều Lê sơ phát triển vững mạnh, đất nước hưng thịnh. B. Tăng cường tiềm lực đất nước, góp phần vào chiến thắng chống quân Minh. C. Giúp giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội Đại Việt đương thời. D. Giúp Đại Việt giữ vững vị thế là cường quốc hùng mạnh nhất khu vực châu Á. Câu 3. Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi, Trưng Trắc đã A. Lên ngôi hoàng đế, đóng đô ở Cổ Loa. B. Duy trì chính sách cai trị của nhà Hán. C. Lên ngôi vua, đặt tên nước là Vạn Xuân. D. Xưng vương, đóng đô ở Mê Linh. Câu 4. Cuộc khởi nghĩa Lý Bí đã A. Giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng 10 năm. B. Mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc Việt Nam. C. Mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người việt. D. Giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng 60 năm. Câu 5. Điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 và khởi nghĩa Lý Bí năm 542 là gì? A. Đều chống lại ách đô hộ thống trị của nhà Hán. B. Kháng chiến thắng lợi mở ra giai đoạn mới cho dân tộc. C. Đều chống lại ách đô hộ thống trị của nhà Đường. D. Diễn ra qua hai giai đoạn khởi nghĩa và kháng chiến. Câu 6. Năm 1396, Hồ Quý Ly đã cho thực hiện chính sách nào dưới đây? A. Ban hành tiền giấy “thông bảo hội sao”. B. Đặt phép hạn điền, nhằm hạn chế sở hữu ruộng tư. C. Thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước. D. Chính sách hạn nô; kiểm soát hộ tịch trên cả nước. Câu 7. Nguyễn Huệ lựa chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm nơi quyết chiến với quân Xiêm, vì A. Đoạn sông này chắn ngang mọi con đường tiến vào Thăng Long. B. Nơi này là biên giới tự nhiên ngăn cách lãnh thổ Việt - Xiêm. C. Quân Xiêm chỉ tiến sang xâm lược Đại Việt theo con đường thủy. D. Nơi này có địa thế hiểm trở, phù hợp cho bố trí trận địa mai phục. 1/4 - Mã đề 114
- Câu 8. Nội dung nào sau đây KHÔNG phản ánh đúng tình hình Đàng Trong của Đại Việt vào giữa thế kỉ XVIII? A. Đời sống nhân dân ấm no, thanh bình. B. Kinh tế Đàng Trong sa sút nghiêm trọng. C. Đời sống nhân dân lao động cực khổ. D. Chính quyền phong kiến suy đồi. Câu 9. Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam? A. Kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo. B. Quân giặc không quen địa hình và điều kiện tự nhiên nhiên của nước Đại Việt. C. Các cuộc chiến tranh xâm lược của thế lực ngoại bang mang tính phi nghĩa. D. Quân giặc gặp nhiều khó khăn trong quá trình xâm lược đất nước người Việt Câu 10. Năm 1397, Hồ Quý Ly đã cho thực hiện chính sách nào dưới đây? A. Thống nhất các đơn vị đo lường chung cho cả nước. B. Ban hành loại đồng tiền giấy “thông bảo hội sao”. C. Chính sách hạn nô; kiểm soát hộ tịch trên cả nước. D. Đặt phép hạn điền, nhằm hạn chế sở hữu ruộng tư. Câu 11. Năm 179 TCN, Triệu Đà đem quân tấn công Âu Lạc. Cuộc kháng chiến của nhân dân Âu Lạc đã A. Thắng lợi, đập tan dã tâm xâm lược của quân Nam Việt. B. Thất bại, Âu Lạc tuy độc lập nhưng lệ thuộc vào Nam Việt. C. Thắng lợi, bảo vệ vững chắc nền độc lập của dân tộc. D. Thất bại, Âu Lạc rơi vào ách thống trị của Nam Việt. Câu 12. Năm 1460, Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh A. Nhà Minh đang lăm le xâm lược Đại Việt. B. Nhà Lê đang ở thời kì phát triển đỉnh cao. C. Nhà Lê lâm vào khủng hoảng, suy yếu. D. Tình hình đất nước từng bước ổn định. Câu 13. Điểm giống nhau trong cách đánh của quân Lam Sơn trong hai trận Tốt Động -Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang là gì? A. Vừa đánh vừa đàm phán ngoại giao với quân Minh B. Lợi dụng thủy chiến bố trí trận địa mai phục quân thù C. Đóng cọc gỗ vạt nhọn trên sông để phục kích quân địch. D. Dựa vào địa hình để phục kích, tiêu hao sinh lực địch. Câu 14. Ý nào sau đây ĐÚNG về cải cách quân đội và quốc phòng dưới thời vua Lê Thánh Tông? A. Nhà nước tăng lương cho quân đội, tổ chức Hoa Sơn luận kiếm. B. Quân đội được chia làm hai loại. quân thường trực và quân các đạo. C. Mỗi đạo chia binh làm 5 phủ quân do đô đốc phủ đứng đầu các phủ. D. Năm 1466, vua Lê Thánh Tông tiến hành cải tổ hệ thống quân đội. Câu 15. Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông có ý nghĩa như thế nào? A. Giúp giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội Đại Việt đương thời. B. Tăng cường tiềm lực đất nước, góp phần vào chiến thắng chống quân Minh. C. Giúp Đại Việt giữ vững vị thế là cường quốc hùng mạnh nhất khu vực châu Á. D. Tạo cơ sở cho Vương triều Lê sơ phát triển vững mạnh, đất nước hưng thịnh. 2/4 - Mã đề 114
- Câu 16. Để hạn chế sự phát triển thái quá của Phật giáo, Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã thực hiện chính sách nào sau đây? A. Đánh thuế nặng đối với những người theo đạo Phật. B. Bắt sư tăng chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục. C. Phá bỏ các đền, chùa, cơ sở thờ tự của Phật giáo. D. Nghiêm cấm việc xây dựng các đền chùa mới. Câu 17. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981) là do A. Có sự lãnh đạo của các tướng lĩnh tài ba như: Lê Sát, Lê Ngân, Nguyễn Trãi. B. Quân dân Tiền Lê có tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm. C. Quân dân Tiền Lê vận dụng thành công kế sách “Tiên phát chế nhân” của nhà Lý. D. Quân Tống liên tiếp thất bại nên chủ động giảng hòa với nhà Tiền Lê. Câu 18. Nội dung nào sau đây KHÔNG phản ánh đúng ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam? A. Quyết định con đường phát triển đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa. B. Góp phần hình thành những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. C. Để lại nhiều kinh nghiệm cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước. D. Góp phần khơi dậy và củng cổ tinh thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc. Câu 19. Đầu năm 1076, hàng chục vạn quân Tống chia làm hai đạo tiến vào Đại Việt. Trên đường tiến quân về Thăng Long, quân Tống đã bị chặn lại ở A. Ở giữa sông Như Nguyệt B. Ở nam sông Như Nguyệt. C. Ở bắc sông Như Nguyệt. D. Ở cửa sông Như Nguyệt Câu 20. Cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam tại mặt trận Đà Nẵng (tháng 9/1858 - 2/1859) đã A. Khiến Pháp thiệt hại nặng nề và từ bỏ tham vọng xâm lược Việt Nam. B. Bước đầu làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. C. Buộc Pháp phải chuyển sang thực hiện “chinh phục từng gói nhỏ”. D. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. Câu 21. Từ năm 1424 - 1425, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng một vùng rộng lớn từ A. Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. B. Nghệ An đến đèo Hải Vân. C. Nam Định đến Thanh Hóa. D. Thanh Hóa tới Nghệ An. Câu 22. Cuối năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn đã giành chiến thắng ở A. Rạch Gầm - Xoài Mút. B. Ngọc Hồi - Đống Đa. C. Tốt Động - Chúc Động. D. Chi Lăng - Xương Giang. Câu 23. Năm 1424, nghĩa quân Lam Sơn chuyển hướng vào phía nam, đánh chiếm Nghệ An, vì A. Quân Minh không bố trí lực lượng chiếm giữ tại Nghệ An. B. Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông. C. Nghệ An là vùng đồng bằng rộng lớn, dân cư thưa thớt. D. Quân Minh đã rút toàn bộ quân từ Nghệ An về Thanh Hóa. Câu 24. Trong cuộc chiến đấu với quân Xiêm (1785), cách đánh của quân Tây Sơn có điểm gì độc đáo? A. Tấn công trước để chặn thế mạnh của địch. B. Nghi binh, lừa địch vào trận địa mai phục. C. Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”. D. Triệt để thực hiện kế sách “công tâm”. 3/4 - Mã đề 114
- Câu 25. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly cuối thế kỉ XIV – đầu thế kỉ XV được nhận xét là A. Diến ra với nhịp độ nhanh kéo dài. B. Đậm nét dân tộc, không mô phỏng. C. Vì lợi ích của giai cấp thống trị. D. Tinh thần dân tộc nhưng sính ngoại. Câu 26. Năm 1483, vua Lê Thánh Tông đã cho biên soạn và ban hành bộ luật nào? A. Quốc triều hình luật. B. Luật Gia Long. C. Hoàng triều luật lệ. D. Hình thư luật Câu 27. Những cải cách trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục của Hồ Quý Ly đã A. Góp phần nâng cao vị thế xã hội của Phật giáo B. Khuyến khíchphát triển của Phật giáo, Đạo giáo. C. Phản ánh sự lệ thuộc vào văn hóa Trung Hoa. D. Thể hiện tư tưởng tiến bộ và tinh thần dân tộc. Câu 28. Trong nhiều thế kỉ, lãnh thổ Việt Nam thường xuyên là đối tượng nhòm ngó, can thiệp hoặc xâm lược của các thế lực bên ngoài do Việt Nam có A. Nền kinh tế lạc hậu. B. Trình độ dân trí thấp. C. Nền văn hóa lạc hậu. D. Vị trí địa lí chiến lược. II. PHẦN TỰ LUẬN ( 3 điểm ) Câu 29 (1,5 điểm). Chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm nào, ai là người chỉ huy trận chiến thắng đó ? Nêu ý nghĩa chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Câu 30 (1,5 điểm). Nêu thời gian tiến hành, nội dung, kết quả cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ ? Trong văn hóa cải cách đã đề cao tính dân tộc và tính độc lập như thế nào ? ------ HẾT ------ 4/4 - Mã đề 114
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
86 p | 150 | 17
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 46 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p | 44 | 6
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 50 | 6
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p | 50 | 5
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 39 | 4
-
Bộ 11 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
64 p | 51 | 4
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p | 39 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p | 40 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
44 p | 33 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 51 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 43 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 51 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
67 p | 42 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 46 | 3
-
Bộ 14 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
76 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 62 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn