intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

  1. SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRƯỜNG THPT TRA GIỮA LƯƠNG NGỌC QUYẾN KÌ 2, NĂM (Đề gồm 03 trang) HỌC 2023- 2024 Môn: LỊCH SỬ - LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 phút. Mã đề 011 Họ, tên thí sinh:.....................................................................SBD:...................................... (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7.0 điểm) Câu 1. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không nằm trong phong trào đấu tranh chống sự đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc? A. Phong trào Tây Sơn. B. Khởi nghĩa Phùng Hưng. C. Khởi nghĩa Lam Sơn. D. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Câu 2. Sau thắng lợi nào của nghĩa quân Lam Sơn, quân Minh buộc phải chấp nhận nghị hòa và rút quân về nước? A. Rạch Gầm - Xoài Mút. B. Tốt Động - Chúc Động. C. Ngọc Hồi - Đống Đa. D. Chi Lăng - Xương Giang. Câu 3. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa như thế nào? A. Mở ra thời kì phát triển mới của quốc gia Đại Việt - thời Tiền Lê. B. Buộc nhà Minh phải lệ thuộc và thực hiện triều cống với Đại Việt. C. Lật đổ ách thống trị của nhà Minh, bảo vệ vững chắc nền độc lập. D. Khôi phục nền độc lập, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước. Câu 4. Một trong những nhiệm vụ đặt ra cho các nước Đông Nam Á sau khi giành độc lập là A. tăng cường sự liên kết giữa các nước tư bản chủ nghĩa. B. tái thiết đất nước, khắc phục hậu quả chiến tranh. C. nhanh chóng vươn lên phát triển kinh tế đứng đầu thế giới. D. liên minh quân sự chống lại tất cả các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 5. Cuối thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh nào của quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á diễn ra theo xu hướng tư sản? A. Cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của Hoàng thân Si-vô-tha (1861-1892). B. Phong trào Cần vương chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1885- 1896). C. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế chống thực dân Pháp (1884-1913). D. Khởi nghĩa chống thực dân Tây Ban Nha của nhân dân Phi-lip-pin (1896). Câu 6. Trong năm 1930, ở Đông Nam Á, Các Đảng Cộng sản đã ra đời ở những quốc gia nào sau đây? A. Việt Nam, Mã Lai, Xiêm và Miến Điện. B. Việt Nam, Mã Lai, Xiêm và In-đô-nê-xi-a. C. Việt Nam, Mã Lai, Xiêm và Xin-ga-po. D. Việt Nam, Mã Lai, Xiêm và Phi-líp-pin. Câu 7. Trận đánh tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống quân Xiêm xâm lược (năm 1785) là A. trận Bạch Đằng. B. trận Đống Đa. C. trận Rạch Gầm - Xoài Mút. D. Chi Lăng - Xương Giang. Câu 8. Trận quyết chiến trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh năm 1789 là A. trận Rạch Gầm - Xoài Mút. B. trận Như Nguyệt. C. trận Bạch Đằng. D. trận Ngọc Hồi - Đống Đa. Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu đưa đến thành công của một số cuộc kháng chiến trong lịch sử dân tộc Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945 là do Mã đề 011 Trang 2/3
  2. A. lực lượng vũ trang được xây dựng, phát triển. B. khối đoàn kết toàn dân được củng cố. C. quân giặc chủ quan, khinh thường quân ta. D. lực lượng chính trị được xây dựng, phát triển. Câu 10. Ý không phản ánh đúng đặc điểm chung của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV? A. đều kết thúc chiến tranh bằng giải pháp ngoại giao. B. đều là các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam. C. đều kết thúc chiến tranh bằng một trận quyết chiến chiến lược. D. đều chống lại sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc. Câu 11. Năm 1285, nhà Trần đã lãnh đạo nhân dân Đại Việt đánh tan quân xâm lược nào? A. Quân Nguyên. B. Quân Minh. C. Quân Thanh. D. Quân Tống. Câu 12. Năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, sử cũ gọi là A. Lý Tây Đế. B. Lý Bắc Đế. C. Lý Nam Đế. D. Lý Đông Đế. Câu 13. Cuộc kháng chiến nào đã mở đầu truyền thống kết thúc chiến tranh một cách mềm dẻo để giữ vững hoà hiếu với nước ngoài của dân tộc ta? A. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê. B. Kháng chiến chống Tống thời Lý. C. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê. D. Kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần. Câu 14. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh, vua Quang Trung đã sử dụng chiến thuật quân sự nào? A. Đóng cọc trên sông. B. Tiên phát chế nhân. C. Thần tốc, bất ngờ. D. Vườn không nhà trống. Câu 15. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, nhân dân In-đô-nê-xi-a đấu tranh chống lại nước thực dân nào sau đây? A. Tây Ban Nha. B. Hà Lan. C. Anh. D. Pháp. Câu 16. Trong giai đoạn 1418 - 1423, nghĩa quân Lam Sơn có hoạt động nào? A. Giành thắng lợi ở Chi Lăng – Xương Giang. B. Thực hiện kế sách tạm hòa hoãn với quân Minh. C. Tiến công ra Bắc, giải phóng Thăng Long. D. Tiến quân vào Nghệ An, mở rộng vùng giải phóng. Câu 17. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)? A. Đập tan âm mưu thủ tiêu nền văn hoá Đại Việt. B. Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước. C. Phát triển thành chiến tranh giải phóng dân tộc. D. Đánh tan các thế lực ngoại xâm hùng mạnh. Câu 18. Cuộc khởi nghĩa l ớ n đầu tiên của nhân dân Âu Lạc chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc là A. khởi nghĩa Bà Triệu. B. khởi nghĩa Lý Bí. C. khởi nghĩa Phùng Hưng. D. khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Câu 19. Tăng cường kiểm tra giám sát quan lại đặc biệt là ở các cấp địa phương là nội dung cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ trên lĩnh vực A. quân đội, quốc phòng. B. kinh tế, xã hội. C. tổ chức chính quyền, luật pháp. D. văn hóa, giáo dục. Câu 20. Năm 981, Lê Hoàn đã lãnh đạo nhân dân Đại Cồ Việt đánh bại quân xâm lược A. Xiêm. B. Minh. C. Thanh. D. Tống. Câu 21. Cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) của nhân dân ta không mang đặc điểm nào sau đây? A. Là cuộc chiến tranh của toàn dân chống giặc. B. Diễn ra ngay sau khi Nguyễn Huệ lên ngôi. C. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. D. Diễn ra trong thời gian ngắn, thần tốc, bất ngờ. Câu 22. Trong cải cách Hồ Quý Ly, nội dung nào sau đây nhằm nâng cao dân trí? A. Chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến, cải tiến vũ khí. Mã đề 011 Trang 2/3
  3. B. Hạn chế sự phát triển tràn lan của Phật giáo, Đạo giáo. C. Ban hành tiền giấy, thu hồi hết các loại tiền đồng. D. Chủ trương mở rộng hệ thống trường học, sửa đổi thi cử. Câu 23. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa của khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)? A. Đập tan các thế lực ngoại xâm hùng mạnh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. B. Từ một cuộc khởi nghĩa địa phương đã phát triển thành phong trào dân tộc rộng lớn. C. Đập tan âm mưu thủ tiêu nền văn hoá Đại Việt, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước. D. Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn-Trịnh, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước. Câu 24. Một trong những điểm độc đáo của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (248) là A. thu hút đông đảo nhân dân tham gia. B. có nữ tướng tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa. C. diễn ra khi chính quyền nhà Ngô suy yếu. D. đạt được thắng lợi trọn vẹn. Câu 25. Nội dung nào sau đây là một trong những cải cách về xã hội của Hồ Quý Ly và triều Hồ cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV? A. Ban hành quy chế và hình luật mới. B. Khuyến khích sử dụng chữ Nôm. C. Kiểm soát hộ tịch trên cả nước. D. Sửa đổi nội dung các khoa thi. Câu 26. Năm 1075 - 1077, Lý Thường Kiệt đánh tan quân Tống ở phòng tuyến trên dòng sông nào? A. Như Nguyệt. B. Rạch Gầm. C. Bạch Đằng. D. Thu Bồn. Câu 27. Tiền giấy đầu tiên trong lịch sử Việt Nam được ban hành dưới triều nào? A. Nhà Trần. B. Nhà Lý. C. Nhà Lê sơ. D. Nhà Hồ. Câu 28. Năm 248, cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu nhằm chống lại ách đô hộ của triều đại phong kiến phương Bắc nào? A. Nhà Đường. B. Nhà Ngô. C. Nhà Minh. D. Nhà Hán. II. PHẦN TỰ LUẬN (3.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Phân tích những bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta. Những bài học đó có giá trị như thế nào đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? Câu 2 (1.0 điểm): Nghĩa quân Lam Sơn đã vận dụng những bài học kinh nghiệm nào từ kho tàng quân sự truyền thống của dân tộc trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh? ------ HẾT ------ Mã đề 011 Trang 2/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2