intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến – Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến – Thái Nguyên’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến – Thái Nguyên

  1. SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II, NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT Bài kiểm tra: KHOA HỌC XÃ HỘI LƯƠNG NGỌC QUYẾN Môn: LỊCH SỬ - LỚP 12 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề gồm 04 trang) Họ, tên thí sinh:…………………………………..SBD: …………...Phòng:................ Mã đề 001 Câu 1. Thực dân Pháp thực hiện kế hoạch quân sự nào vào cuối năm 1950 ở Đông Dương? A. Kế hoạch Bôlaec. B. Kế hoạch Nava. C. Kế hoạch Đờlát đơ Tatxinhi. D. Kế hoạch Rơve. Câu 2. Văn bản pháp lí quốc tế nào buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương rút hết quân đội về nước? A. Hiệp định Pari (1973). B. Tạm ước (14/9/1946). C. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946). D. Hiệp định Giơnevơ (1954). Câu 3. Với Hiệp định Giơnevơ (1954), cuộc kháng chiến chống Pháp của ta giành thắng lợi, song chưa trọn vẹn vì A. mới giải phóng được miền Bắc. B. Mĩ chưa công nhận Hiệp định. C. Ta chưa kiểm soát được Hà Nội. D. Pháp chưa cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền của ta. Câu 4. Kế hoạch quân sự nào của Pháp được đề ra với hi vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành lấy một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”? A. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi. B. Kế hoạch Rơve. C. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”. D. Kế hoạch Nava. Câu 5. Trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947, quân ta đã phá sản âm mưu gì của thực dân Pháp? A. Dùng người Việt trị người Việt. B. Đánh nhanh, thắng nhanh. C. Đánh úp. D. Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh. Câu 6. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, từ năm 1950 đến tháng 7/1954 Chính phủ Pháp đã nhận viện trợ của nước nào? A. Nhật. B. Anh. C. Đức. D. Mĩ. Câu 7. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương quy định: Ở Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 (dọc theo sông Bến Hải – Quảng Trị) làm A. giới tuyến quân sự tạm thời. B. ranh giới tạm thời. C. Biên giới tạm thời. D. vị trí tập kết của hai bên. Câu 8. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 thể hiện cách đánh nào của quân đội Việt Nam? A. Đánh nhanh, thắng nhanh. B. Đánh du kích ngắn ngày. C. Đánh điểm diệt viện. D. Đánh công kiên. Câu 9. Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ tiếp tục thực hiện chiến lược mới ở Miền Nam là A. “Chiến tranh một phía”. B. “Chiến tranh đặc biệt”. C. “Việt Nam hoá chiến tranh”. D. “Chiến tranh đặc biệt tăng cường”. Câu 10. Để thực hiện kế hoạch Nava, từ thu - đông năm 1953, thực dân Pháp tập trung 44 tiểu đoàn quân cơ động trên địa bàn nào? A. Đồng bằng Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Miền Đông Nam Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 11. “Chiến tranh đặc biệt” là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới thuộc chiến lược toàn cầu nào của Mĩ? A. “Cuộc chiến tranh giữa các vì sao”. B. “Phản ứng linh hoạt”. Trang 1/4 - Mã đề 001 - https://thi247.com/
  2. C. “Ngăn đe thực tế”. D. “Trả đũa ồ ạt”. Câu 12. Trong thời kì 1954 – 1975, phong trào đấu tranh nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? A. Phong trào “Phá thế kìm kẹp” của Mĩ. B. Phong trào “Vì hòa bình”. C. Phong trào “Đồng khởi”. D. Phong trào “Phá ấp chiến lược”. Câu 13. Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là A. “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. B. “Dùng người Việt đánh người Việt”. C. “Dùng người Đông Dương, đánh người Đông Dương. D. “Dùng người bản xứ, đánh người bản xứ”. Câu 14. “Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông biên giới Việt - Trung củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc” là mục tiêu của chiến dịch nào? A. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947. B. Chiến dịch Điện Biên Phủ - năm 1954. C. Cuộc chiến đấu ở các đô thị. D. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. Câu 15. Tình hình thực dân Pháp sau 8 năm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam như thế nào? A. Vùng chiếm đóng ngày càng mở rộng. B. Thiệt hại ngày càng lớn, lâm vào thế bị động về chiến lược. C. Bước đầu gặp những khó khăn về tài chính. D. Hành lang Đông – Tây bị chọc thủng. Câu 16. Lực lượng giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ là A. quân đội Sài Gòn. B. quân đồng minh của Mĩ C. quân Mĩ và Hàn Quốc. D. quân Mĩ. Câu 17. Ở Việt Nam, căn cứ địa trong cách mạng tháng Tám năm 1945 và hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) đều là A. nơi cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến. B. chỗ dựa tinh thần cho quần chúng đấu tranh. C. nơi tiếp nhận viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa. D. chỗ đứng chân của lực lượng vũ trang ba thứ quân. Câu 18. Đâu không phải là chỗ dựa của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”? A. Chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận”. B. Quân đội Sài Gòn. C. Quân đội viễn chinh Mĩ. D. Quốc sách “ấp chiến lược”. Câu 19. Sự kiện nào được xem là ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng? A. Pháp rút khỏi đảo Cát Bà – Hải Phòng (16/5/1955). B. Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân thủ đô (01/01/1955). C. Hiệp định Giơnevơ được kí kết (21/7/1954). D. Thủ đô Hà Nội giải phóng (10/10/1954). Câu 20. Nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo và tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng đến nhân dân, từ năm 1951, Đảng Lao động Việt Nam cho xuất bản tờ báo nào? A. Báo Tiền phong. B. Báo Nhân dân. C. Báo Đại đoàn kết. D. Báo Thanh niên. Câu 21. Hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng (9/1953) đã đề ra kế hoạch tác chiến Đông Xuân (1953- 1954) với quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận nào? A. Chính diện và sau lưng địch. B. Quân sự và ngoại giao. C. Chính trị và ngoại giao. D. Chính trị quân sự. Trang 2/4 - Mã đề 001 - https://thi247.com/
  3. Câu 22. Nguyên nhân có tính quyết định nhất đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp là gì? A. Toàn quân, toàn dân ta đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu. B. Tình đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương. C. Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh. D. Sự ủng hộ giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân. Câu 23. Phương châm tiến công của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ là A. đánh lâu dài. B. đánh chắc, tiến chắc. C. đánh nhanh, thắng nhanh. D. đánh công kiên, diệt đồn. Câu 24. Thành phố nào kìm chân địch lâu nhất trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946- 1954)? A. Hà Nội. B. Đà Nẵng. C. Huế. D. Nam Định. Câu 25. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của nhân dân ta là sự kết hợp giữa mặt trận A. kinh tế với ngoại giao. B. kinh tế với chính trị. C. quân sự với chính trị, ngoại giao. D. quân sự với kinh tế. Câu 26. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ? A. Đánh dấu bước phát triển mới của cuộc kháng chiến, Pháp rơi vào thế phòng ngự bị động. B. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương. C. Tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi. D. Chiến dịch chủ động tiến công lớn nhất của ta trong kháng chiến chống Pháp. Câu 27. Với cuộc tiến công chiến lược năm 1972, ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là A. Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ và Tây Nguyên. B. Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. C. Huế, Đà Nẵng và Buôn Ma Thuột. D. Phước Long, Plâyku và Quảng Trị. Câu 28. Thắng lợi nào của đã giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Cuộc kháng chiến chống Pháp. B. Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947. C. Chiến dịch Đông – Xuân 1953-1954. D. Chiến dịch Biên giới Thu – Đông 1950. Câu 29. Chiến thắng Vạn Tường (1965) của quân dân miền Nam Việt Nam mở đầu cao trào đấu tranh nào sau đây? A. Chống Mĩ bình định, lấn chiếm. B. “Một tấc không đi, một li không rời”. C. “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”. D. Phá ấp chiến lược, lập làng chiến đấu. Câu 30. Nội dung nào sau đây không phải là mục đích của Việt Nam khi mở chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950? A. Phát huy thế chủ động chiến lược trên chiến trường Đông Dương. B. Tiêu diệt một bộ phận sinh lưc quân Pháp. C. Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. D. Khai thông đường liên lạc với Trung Quốc và các nước trên thế giới. Câu 31. Nội dung nào sau đây không nằm trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi? A. Tiến hành chiến tranh tổng lực. B. Thành lập vành đai trắng bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ. C. Ra sức phát triển nguỵ quân để xây dựng quân đội quốc gia. D. Thiết lập hành lang Đông Tây (Hải Phòng – Hà Nội – Hoà Bình – Sơn La). Câu 32. Trong chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ có thủ đoạn mới là A. sử dụng chiến thuật trực thăng vận. B. tiến hành dồn dân, lập ấp chiến lược. C. mở những cuộc hành quân tìm diệt và bình định. D. sử dụng chiến thuật thiết xa vận. Trang 3/4 - Mã đề 001 - https://thi247.com/
  4. Câu 33. Đường lối kháng chiến chống Pháp (1946-1954) của Đảng Cộng sản Đông Dương mang tính chất A. dân tộc và dân chủ. B. dân chủ nhân dân. C. khoa học và đại chúng. D. chính nghĩa và nhân dân. Câu 34. Trong Đông –Xuân 1953 – 1954, Đảng Lao động Việt Nam đã đề ra kế hoạch tác chiến gì? A. Đấu tranh chính trị đòi Pháp rút về nước. B. Phát động chiến tranh du kích vùn sau lưng địch. C. Tiến công vào những hướng quan trọng mà địch tương đối yếu. D. Ta tránh giao chiến ở miền Bắc để chuẩn bị đàm phán. Câu 35. Lực lượng quân đội chủ yếu tham gia chiến đấu trên chiến trường trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mĩ là A. Quân đội Sài Gòn. B. Quân Mĩ. C. Quân đồng minh Mĩ. D. Quân Hàn Quốc. Câu 36. Cuộc đấu tranh diễn ra gay go và quyết liệt nhất của quân và dân miền Nam trong chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ là mặt trận D. chống và phá “Ấp A. ngoại giao. B. chính trị. C. quân sự. chiến lược”. Câu 37. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân Việt Nam đã A. buộc Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. B. làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ. C. giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ. D. buộc Mĩ phải bắt đầu triển khai chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Câu 38. Hội nghị 15 (1-1959) Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam được triệu tập trong bối cảnh A. tương quan lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng. B. các nước XHCN ủng hộ Việt Nam trực tiếp đấu tranh thống nhất đất nước. C. quân đội Mĩ trực tiếp tham chiến tại chiến trường miền Nam Việt Nam. D. Mĩ và chính quyền Sài Gòn tăng cường khủng bố phong trào cách mạng. Câu 39. Đâu là ý nghĩa lớn nhất của trận “Điện Biên Phủ trên không”năm 1972? A. Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá Miền Bắc. B. Đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. C. Đánh bại âm mưu ngăn chăn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, Lào, Cămpuchia. D. Buộc Mĩ ký Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Câu 40. Điểm chung trong các kế hoạch quân sự mà Pháp triển khai ở nước ta: Rơve (1949), Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) và Nava (1953) là A. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh. B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra. C. phô trương thanh thế, tiềm lực, sức mạnh. D. muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh. ---------- Hết ---------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Trang 4/4 - Mã đề 001 - https://thi247.com/
  5. Môn Mã đề Câu Đáp án LỊCH SỬ 001 1 C LỊCH SỬ 001 2 D LỊCH SỬ 001 3 A LỊCH SỬ 001 4 D LỊCH SỬ 001 5 B LỊCH SỬ 001 6 D LỊCH SỬ 001 7 A LỊCH SỬ 001 8 B LỊCH SỬ 001 9 C LỊCH SỬ 001 10 A LỊCH SỬ 001 11 B LỊCH SỬ 001 12 C LỊCH SỬ 001 13 B LỊCH SỬ 001 14 D LỊCH SỬ 001 15 B LỊCH SỬ 001 16 D LỊCH SỬ 001 17 B LỊCH SỬ 001 18 C LỊCH SỬ 001 19 A LỊCH SỬ 001 20 B LỊCH SỬ 001 21 A LỊCH SỬ 001 22 C LỊCH SỬ 001 23 B LỊCH SỬ 001 24 A LỊCH SỬ 001 25 C LỊCH SỬ 001 26 A LỊCH SỬ 001 27 B LỊCH SỬ 001 28 A LỊCH SỬ 001 29 C LỊCH SỬ 001 30 A LỊCH SỬ 001 31 D LỊCH SỬ 001 32 C LỊCH SỬ 001 33 D LỊCH SỬ 001 34 C LỊCH SỬ 001 35 A LỊCH SỬ 001 36 D LỊCH SỬ 001 37 C LỊCH SỬ 001 38 D
  6. LỊCH SỬ 001 39 D LỊCH SỬ 001 40 D
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2