intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Thuận Thành số 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Thuận Thành số 3” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Thuận Thành số 3

  1. TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 3 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II ˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉ NĂM HỌC 2022 ­ 2023 Môn: Lịch sử ­ Lớp 12 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao   đề) ˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉ Họ và tên thí sinh:..................................................... Số báo danh :................... Câu 1.Trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961 – 1965), Mĩ đã sử dụng thủ  đoạn nào để tách dân ra khỏi cách mạng? A.tiến hành bình định, lấn chiếm. B.tiến hành hành quân càn quét. C.tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”. D.sử dụng chiến thuật “trực thăng vận”. Câu 2.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9 – 1960) đã xác định nhiệm   vụ chiến lược của cách mạng miền Bắc là A.trực tiếp chống Mĩ xâm lược. B.xây dựng chủ nghĩa xã hội. C.chống chiến tranh phá hoại của Mĩ. D.làm nghĩa vụ quốc tế với Lào. Câu 3.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (2 – 1951) quyết định xuất bản tờ báo nào làm  cơ quan ngôn luận? A.Báo Thanh niên. B.Báo Giải phóng. C.Báo Cứu quốc. D.Báo Nhân dân. Câu 4.Đâu không phải là luận điểm để  chứng minh Hiệp định Giơnevơ  năm 1954 về  Đông Dương là  một bước tiến so với Hiệp định Sơ bộ ngày 6 – 3 ­ 1946? A.Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. B.Công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. C.Buộc Pháp phải ngừng bắn, lập lại hoà bình ở Đông Dương. D.Quyền dân tộc cơ bản được công nhận ở một nửa đất nước. Câu 5.Một trong những nội dung của Báo cáo Chính trị  do Chủ  tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội  đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng là A.đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược giành độc lập. B.nêu rõ nhiệm vụ của cách mạng mỗi miền. C.tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng. D.phát triển chế độ dân chủ nhân dân. Câu 6.Chiến thắng Vạn Tường (1965) của quân dân miền Nam Việt Nam mở đầu cao trào đấu tranh nào  sau đây? A.Một tấc không đi, một li không rời. B.Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt. C.Phá ấp chiến lược, lập làng chiến đấu. D.Chống Mĩ bình định, lấn chiếm. Câu 7.Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945­ 1954) của nhân dân Việt Nam được kết  thúc bằng sự kiện nào? A.Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. B.Hiệp định Giơ­ne­vơ về Đông Dương được kí kết. C.Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947. D.Chiến dịch biên giới thu ­ đông năm 1950. Trang 1/5 ­ Mã đề 301
  2. Câu 8.Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945­1954) đã có  tác động như thế nào đến chủ nghĩa đế quốc? A.Làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới. B.Làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới. C.Mở đầu quá trình sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới.  D.Mở đầu quá trình sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới.  Câu 9.Khi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam   ở đô thị nào diễn ra trong 60 ngày đêm? A.Sài Gòn. B.Huế. C.Hà Nội. D.Đà Nẵng. Câu 10.Cuối năm 1950, thực dân Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi với mong muốn gì? A.Kết thúc nhanh chiến tranh. B.Tấn công lên Việt Bắc. C.Kết thúc chiến tranh trong danh dự. D.Tiêu diệt toàn bộ quân chủ lực của ta. Câu 11.Vì sao trong Hội nghị  Ban Chấp hành Trung  ương tháng 1 – 1959 ,  Đảng Lao động Việt Nam  khẳng định phải sử dụng bạo lực cách mạng ở miền Nam? A.Các lực lượng vũ trang đã được thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam. B.Việt Nam đã hội tụ đủ điều kiện để tiến hành tiến công bằng quân sự. C.Vì cơ sở của bạo lực cách mạng đã được chuẩn bị qua thực tiễn đấu tranh. D.Mĩ dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam. Câu 12.Để phát triển hậu phương của cuộc kháng chiến chống Pháp, năm 1952, Đảng đã tổ chức cuộc   vận động nào trong lĩnh vực kinh tế? A.Thi đua yêu nước. B.Sản xuất và tiết kiệm. C.Cải cách ruộng đất. D.Triệt để giảm tô. Câu 13.Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng về Quân giải phóng miền Nam Việt Nam? A.Đánh dấu sự chuyển hướng từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang. B.Là lực lượng chỉ huy cuộc kháng chiến chống Mĩ và chính quyền tay sai. C.Làm nòng cốt cho cuộc đấu tranh vũ trang trong cuộc cách mạng dân tộc. D.Là tổ chức chống Mĩ và chính quyền tay sai của thanh niên miền Nam. Câu 14.Trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950, khi quân đội Việt Nam chiếm được cứ điểm Đông  Khê, đã đẩy quân Pháp ở cứ điểm nào vào tình thế bị cô lập? A.Cao Bằng.  B.Đình Lập. C.Thất Khê. D.Na Sầm. Câu 15.Thủ  đoạn chung của Mĩ khi tiến hành các chiến lược chiến tranh xâm lược  ở  miền Nam Việt   Nam từ năm 1961 đến năm 1973 là đều A.tăng cường xây dựng lực lượng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chủ yếu. B.sử dụng thủ đoạn ngoại giao để cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân ta. C.sử dụng viện trợ kinh tế, quân sự để tiến hành chiến tranh xâm lược. D.tiến hành các cuộc hành quân “tìm diệt” nhằm chiếm đất, giành dân. Câu 16.Cuối tháng 1 – 1954, liên quân Việt – Lào tiến công quân Pháp ở A.Thượng Lào. B.Trung Lào. C.Tây Bắc. D.Hạ Lào. Câu 17.Sau thất bại ở Việt Bắc năm 1947, thực dân Pháp chuyển sang thực hiện âm mưu nào trong chiến  tranh xâm lược Việt Nam? A.Đánh phá hậu phương của Việt Nam. B.Thiết lập hành lang Đông – Tây. C.Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh. D.Tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai. Câu 18.Nguyên tắc cao nhất của Đảng Lao động Việt Nam khi quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ  năm 1954 là gì? A.Đánh chắc thắng. B.Chuẩn bị kĩ lưỡng. C.Chọn nơi địch yếu. D.Thắng lợi từng bước. Câu 19.Nội dung nào sau đâyphản ánh không đúng mục tiêu của thực dân Pháp khi mở chiến dịch Việt   Trang 2/5 ­ Mã đề 301
  3. Bắc – thu đông 1947? A.Tiêu diệt cơ quan đầu não của ta. B.Nhanh chóng kết thúc chiến tranh. C.Đánh phá căn cứ địa kháng chiến.  D.Giành lại thế chủ động trên chiến trường.  Câu 20.Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân miền Nam Việt Nam thắng lợi  đã A.chuyển kháng chiến chống Mĩ sang giai đoạn tổng tiến công chiến lược. B.tạo thế mạnh cho Việt Nam trên bàn đàm phán tại hội nghị Pari. C.chuyển cách mạng từ khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh cách mạng. D.buộc Mĩ phải chấp nhận đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh. Câu 21.Quân dân Việt Nam mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ bằng trận đánh vào cứ điểm nào? A.Độc Lập. B.Him Lam. C.Bản Kéo.  D.Hồng Cúm. Câu 22.Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975), chiến lược chiến tranh nào của Mĩ là hiện  tượng “Mĩ hoá” chiến tranh xâm lược? A.Chiến lược “Chiến tranh đơn phương”. B.Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. C.Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. D.Chiến lược “Việt Nam hoá” chiến tranh. Câu 23.So với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở  miền Nam Việt Nam có điểm khác biệt cơ bản về A.Lực lượng chỉ huy. B.Âm mưu chiến lược. C.Phương tiện, vũ khí. D.Lực lượng tham chiến. Câu 24.Phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam Việt Nam (1959 ­ 1960) đã đưa cuộc kháng chiến chống  Mĩ, cứu nước chuyển sang A.thế tiến công chiến lược. B.tổng khởi nghĩa ở miền Nam. C.tổng tiến công chiến lược. D.chiến tranh trong cả nước. Câu 25.Ưu thế  về  quân sự  của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 ­ 1968)  ở  miền Nam   Việt Nam được biểu hiện ở thông tin nào sau đây? A.Sử dụng vũ khí hạt nhân. B.Quân số đông, vũ khí hiện đại. C.Được sự ủng hộ của quốc tế. D.Thực hiện nhiều chiến thuật mới. Câu 26.Ngày 16 – 5 – 1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi địa điểm nào ở miền Bắc? A.Đảo Cát Bà. B.Hà Nội. C.Lạng Sơn. D.Cảng Hải Phòng.  Câu 27.Hậu phương quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta được mở rộng sau sự kiện   nào? A.Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954). B.Đại hội toàn quốc lần II của Đảng (1951). C.Chiến thắng Biên giới thu đông (1950). D.Chiến thắng Việt Bắc thu đông (1947). Câu 28.Mĩ dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam nhằm biến miền Nam thành A.nơi cung cấp than đá. B.nơi cung cấp dầu mỏ.  C.thuộc địa kiểu mới. D.căn cứ hạt nhân. Câu 29.Điểm chung của các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1961 – 1973) là A.thực hiện âm mưu xuyên suốt dùng người Việt đánh người Việt. B.có sự tham chiến của quân đội Mĩ và quân các nước đồng minh. C.có sự kết hợp chiến tranh phá hoại miền Bắc trên quy mô lớn. D.lấy quân đội Sài Gòn và chính quyền Sài Gòn làm chỗ dựa. Câu 30.Mĩ thực hiện chiến lược “Việt Nam hoáchiến tranh” (1969 – 1973) nhằm thực hiện âm mưu gì? A.Dùng người Việt đánh người Việt. B.Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh. Trang 3/5 ­ Mã đề 301
  4. C.Chia rẽ ba nước Đông Dương. D.Phát huy ưu thế của quân viễn chinh Mĩ. Câu 31.Khi thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”  ở miền Nam Việt Nam, quân Mĩ tiến hành các   cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào  A.Vạn Tường (Quảng Ngãi) B.Tây Nguyên. C.vùng “đất thánh Việt cộng”. D.Đông Nam Bộ. Câu 32.Một trong những mục đích khi mở các cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953­1954 được  Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam xác định là A.buộc địch kí Hiệp định đầu hàng. B.làm phá sản kế hoạch Rơ­ve. C.khai thông đường liên lạc với quốc tế. D.buộc địch phải bị động phân tán. Câu 33.Sự kiện nào đã mở ra bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975) của nhân dân   ta? A.Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân (1968). B.Chiến thắng Đường 14 ­ Phước Long (1975). C.Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi (1975). D.Chiến thắng hai mùa khô 1965 – 1966; 1966 ­ 1967. Câu 34.Điểm khác nhau về nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 ­ 1954) với  Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam là A.Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương. B.Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.  C.Mặt trận dân tộc thống nhất toàn dân tộc không ngừng được mở rộng. D.Truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc. Câu 35.Việc Trung Quốc, Liên Xô, các nước trong phe xã hội chủ nghĩa lần lượt công nhân, đặt quan hệ  ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh của Pháp ở  Đông Dương từ năm 1950 đã A.chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta. B.làm cho cuộc chiến tranh Đông Dương chịu sự tác động của hai cực. C.gây nhiều khó khăn cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta. D.phá được thế bao vây Việt Bắc của Pháp trong kế hoạch Rơve. Câu 36.Việc kí kết Hiệp định Pari (1973) về Việt Nam để lại bài học có thể vận dụng vào việc xử lý các  vấn đề đối ngoại trong giai đoạn hiện nay, ngoại trừ A.giữ vững các nguyên tắc trên tinh thần “dĩ bất biến ứng vạn biến”.  B.sử dụng đồng thời các thắng lợi khác để bổ trợ cho công tác đối ngoại. C.thủ sự ủng hộ của quốc tế nhưng phải dựa vào sức mình là chính. D.đánh giá chính xác tình hình quốc tế, nhất là thái độ của các nước lớn. Câu 37.Nội dung nào dưới đây phản ánh sức mạnh đại đoàn kết toàn dân Việt Nam trong chiến dịch  Điện Biên Phủ (1954)?  A.Sự đồng tình ủng hộ của bạn bè quốc tế, kể cả nhân dân Pháp. B.Xác định phương châm và phương hướng tiến công chính xác. C.Sự chuẩn bị chu đáo, tích cực của bộ đội chủ lực. D.Mặt trận chính phối hợp với các mặt trận trong cả nước. Câu 38.Thực tiễn xây dựng hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 ­ 1954) cho  thấy xây dựng hậu phương vững mạnh gồm một trong những nhiệm vụ nào sau đây? A.Tăng cường hợp tác quốc tế. B.Mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất. C.Xoá bỏ tàn dư phong kiến ở nông thôn. D.Cải tạo sản xuất xã hội chủ nghĩa. Câu 39.Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của quân dân Việt Nam bắt đầu (12/1946) từ  địa bàn nào? A.Đô thị. B.Nông thôn. C.Rừng núi. D.Trung du. Trang 4/5 ­ Mã đề 301
  5. Câu 40.Nguyên nhân chủ  yếu đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược  (1945 – 1954) của nhân dân Việt Nam là gì? A.Sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân loại tiến bộ. B.Có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. C.Nhân dân có truyền thống yêu nước đoàn kết chống ngoại xâm. D.Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương. ­­­­­­ HẾT ­­­­­­ Trang 5/5 ­ Mã đề 301
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2