intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Kinh Bắc

Chia sẻ: Zhu Zhengting | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

16
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp diễn ra, các em học sinh khối lớp 8 có thể tải về tài liệu "Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Kinh Bắc" được chia sẻ dưới đây để ôn tập, hệ thống kiến thức môn học, nâng cao tư duy giải đề thi để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính chức. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Kinh Bắc

  1. TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II KINH BẮC NĂM HỌC: 2020 - 2021 Môn: Lịch sử - Lớp 8 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1. Chỉ huy cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng năm 1858 chống lại thực dân Pháp xâm lược là A. Nguyễn Trung Trực. B. Nguyễn Tri Phương. C. Phan Thanh Giản. D. Trương Định. Câu 2. Trước thái độ chống Pháp một cách yếu ớt của quân triều đình tại Gia Định năm 1859, nhân dân địa phương đã A. sơ tán khỏi Gia Định. B. tham gia cùng quân triều đình đánh giặc. C. tự động nổi dậy đánh giặc. D. nổi dậy chống cả quân Pháp và quân triều đình. Câu 3. Sau khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862, triều đình Huế đã có hành động gì? A. Tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung Kì và Bắc Kì. B. Lãnh đạo nhân dân tổ chức kháng chiến. C. Kiên quyết đòi Pháp trả lại các tỉnh đã chiếm đóng. D. Tích cực chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ để chống Pháp. Câu 4. Câu nói “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của ai? A. Trương Định. B. Trương Quyền. C. Nguyễn Trung Trực. D. Nguyễn Tri Phương. Câu 5. Kí Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874 với thực dân Pháp, triều đình Huế chính thức thừa nhận A. sự chiếm đóng của quân Pháp ở Hà Nội. B. sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. C. Bắc Kì hoàn toàn thuộc Pháp. D. Bắc Kì là vùng đất bảo hộ của Pháp. Câu 6. Tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất năm 1873, chỉ huy quân Pháp bị tiêu diệt là A. Đuy-puy. B. Ri-vi-e. C. Gác-ni-ê. D. Hác-măng. Câu 7. Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần thứ hai năm 1882? A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp. C. Trả thù sự tấn công của quân Cờ đen. D. Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh mà không hỏi ý kiến của Pháp. Câu 8. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai của quân dân ta diễn ra vào thời gian nào? A. Ngày 19/5/1783. B. Ngày 19/5/1873. C. Ngày 19/5/1882. D. Ngày 19/5/1883. Câu 9. Tại trận Cầu Giấy lần thứ hai, chỉ huy quân Pháp bị tiêu diệt là A. Đuy-puy. B. Ri-vi-e. C. Gác-ni-ê. D. Hác-măng. Câu 10. Hiệp ước nào đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập? A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862). B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874). C. Hiệp ước Hác - măng (1883). D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884). Câu 11. Chỉ huy cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế của phái chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn là A. vua Hàm Nghi. B. Tôn Thất Thuyết. C. Phan Đình Phùng. D. Nguyễn Thiện Thuật. Câu 12. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là A. khởi nghĩa Ba Đình (1886 -1887). B. khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892). C. cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế tháng 7-1885. D. khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896). II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Kể tên những tấm gương tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873. Nêu kết quả và ý nghĩa của các cuộc kháng chiến đó. Câu 2. (4,0 điểm) Phong trào Cần vương nổ ra và phát triển như thế nào? ===== HẾT =====
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Lịch sử - Lớp 8 (Hướng dẫn chấm có 01 trang) I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B C A C B C D D B D B D II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 (3,0 điểm) Những tấm gương tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của 1,0 quân dân ta từ 1858 - 1873: Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Trung Trực, Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Đình Chiểu,… (Lưu ý: GV cho điểm tối đa nếu HS kể được từ 3 tấm gương trở lên) Kết quả: Các cuộc đấu tranh đều thất bại... 0,5 Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân 0,5 ta… Cổ vũ, để lại bài học cho các cuộc đấu tranh sau này… 0,5 Gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất…làm cho quá trình xâm lược kéo dài... 0,5 Câu 2. (4,0 điểm) Sự bùng nổ phong trào Cần vương: Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất 0,5 Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần vương” làm bùng nổ phong trào Cần vương… 1,0 Sự phát triển của phong trào Cần vương: Phong trào Cần vương chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1885-1888, phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất ở các tỉnh Bắc Kì và Trung Kì. 1,0 Tháng 11/1888, vua Hàm Nghi bị bắt và bị đi đày ở An-giê-ri. 0,5 Giai đoạn 1888 - 1896, phong trào Cần vương vẫn được duy trì và quy tụ thành 1,0 những cuộc khởi nghĩa lớn…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2