intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Bánh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Bánh” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Bánh

  1. PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN BÁNH MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II, MÔN LỊCH SỬ LỚP 8 NĂM HỌC 2022-2023 Nội dung Nhận biết Thông Vận dụng Tổng hiểu TN TL TN TL TN TL Bài 24: Nêu Giải Cuộc kháng được thích chiến từ nội được vì năm 1858 dung sao nhà đến năm cơ bản Nguyễn 1873 của kí với Hiệp Pháp ước Hiệp Nhâm ước Tuất Nhâm Tuất Số câu ½ ½ 1 câu Số điểm 1 2 3 điểm Tỉ lệ % 10% 20% 30% Bài 25: Hiểu được -Giải thích Kháng chiến Hiệp ước được nghĩa lan rộng ra Pa-tơ-nốt câu:“Dập dìu toàn quốc đã chấm trống đánh ( 1873 dứt sự tồn cờ xiêu…” -1884 ) tại của triều - Phân tích đại phong được nguyên kiến nhà nhân sâu xa Nguyễn với của việc thực tư cách là dân Pháp một quốc đánh chiếm gia độc lập Bắc Kì lần - Hiểu được thứ nhất nguyên (1873) nhân Pháp - Rút ra được kí Hiệp ước bài học quan 1874 trọng từ sự và ý nghĩa thất bại của chiến thắng cuộc kháng cầu Giấy chiến chống lần thứ nhất Pháp cuối thế kỉ XIX. Số câu 3 3 6 câu Số điểm 0,75 0,75 1,5 điểm Tỉ lệ % 7,5 % 7,5 % 15% Bài 26: - Biết được Hiểu được Nhận định Phong trào người đứng nục đích được Chiếu
  2. kháng Pháp đầu và mục chính của Cần Vương trong những đích hoạt chiếu Cần là nhân tố năm cuối động của Vương thổi bùng thế kỉ XIX phe chủ phong trào chiến trong yêu nước triều đình rộng lớn Huế cuối thế kỉ - Biết được XIX cuộc KN Hương Khê thất bại chấm dứt Phong trào Cần vương và biết được người lãnh đạo cuộc KN nầy Số câu 4 1 1 6 câu Số điểm 1 0,25 0,25 1,5 điểm Tỉ lệ % 10% 2,5% 2,5% 15% Bài 27: KN Nêu So sánh Yên Thế và khái được điểm PT chống quát khác của Pháp của diễn khởi đồng bào biến nghĩa Yên miền núi cuộc Thế với cuối thế kỉ KN các cuộc XIX Yên KN cùng Thế thời Số câu ½ ½ 1 câu Số điểm 2 2 4 điểm Tỉ lệ % 20% 20% 40% Tổng Số 4 ½+½ 4 ½ 4 ½ 14 câu câu 1 3 1 2 1 2 10 điểm Tổng Số 10% 30% 10% 20% 10% 20% 100% điểm Tỉ lệ % PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
  3. TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN BÁNH Năm học 2022-2023 Họ, tên học sinh :……………………... Môn : Lịch Sử - Lớp 8 Lớp :…………. Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ 1. Điểm toàn bài Điểm tự luận Điểm trắc nghiệm Lời phê A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 3 điểm - 15 phút) * Hãy chọn một chữ cái in hoa trước ý trả lời đúng trong các câu sau điền vào khung bài làm bên dưới: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án Câu 1: Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập? A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874) C. Hiệp ước Hác - măng (1883) D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) Câu 2: Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874? A. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội. B. Do chúng bị chặn đánh ở Thanh Hóa. C. Do chúng bị thất bại ở Cầu Giấy lần thứ nhất. D. Do chúng bị thất bại ở cầu Giấy lần thứ hai. Câu 3: Chiến thắng cầu Giấy lần thứ nhất có ý gì? A. Quân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc. B. Quân Pháp hoang mang, triều đình lo sợ. C. Quân Pháp phải rút khỏi Bắc Kì. D. Nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị giết tại trận. Câu 4: “Dập dìu trống đánh cờ xiêu Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây” (SGK lịch sử 8, trang 121) Hai câu thơ trên phản ánh điều gì về nhiệm vụ đấu tranh của nhân dân ta sau khi triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)? A. Kết hợp chống đế quốc và phong kiến đầu hàng. B. Kết hợp với triều đình chống đế quốc. C. Chống đế quốc để bảo vệ ngôi vua.
  4. D. Kết hợp chống đế quốc và thực dân. Câu 5: Thực dân Pháp tổ chức đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây? A. Chiếm lấy nguồn than đá phục vụ cho công nghiệp Pháp B. Độc chiếm con đường sông Hồng C. Đánh Bắc Kì để củng cố Nam Kì D. Làm bàn đạp để tấn công miền Nam Trung Hoa Câu 6: Từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX, bài học quan trọng nhất rút ra cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau là gì? A. Vấn đề tập hợp đoàn kết lực lượng B. Vai trò của giai cấp lãnh đạo C. Vấn đề đoàn kết quốc tế D. Phương thức tác chiến Câu 7: Mục đích chính của Tôn Thất Thuyết khi thay vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương là gì? A. Tố cáo tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh B. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước C. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp D. Khẳng định nền độc lập của Việt Nam Câu 8: Nhân tố nào là chất xúc tác thổi bùng lên một phong trào yêu nước rộng lớn cuối thế kỉ XIX? A. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa B. Mâu thuẫn trong nội bộ triều đình Huế C. Sự ra đời của chiếu Cần Vương D. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt Câu 9: Ai là người đứng đầu phe chủ chiến trong triều đình Huế? A. Phan Thanh Giản B. Vua Hàm Nghi C. Tôn Thất Thuyết D. Nguyễn Văn Tường Câu 10: Những hoạt động của phái chủ chiến trong triều đình Huế nhằm mục tiêu gì? A. Đưa Ưng Lịch lên ngôi vua B. Giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện C. Thiết lập một triều đại mới tiến bộ D. Đưa Tôn Thất Thuyết lên ngôi Câu 11: Phong trào Cần vương chấm dứt với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa nào? A. Khởi nghĩa Bãi Sậy. B. Khởi nghĩa Ba Đình. C. Khởi nghĩa Hương Khê. D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh. Câu 12 Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) do ai lãnh đạo? A. Cao Điền và Tống Duy Tân B. Tống Duy Tân và Cao Thắng C. Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng Hết phần trắc nghiệm
  5. B – TỰ LUẬN : (7.0 điểm – 30 phút): Câu 1. (3 điểm) Vì sao nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất? Trình bày nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất 1862. Câu 2. (4 điểm) Nêu khái quát diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Khởi nghĩa Yên Thế có điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời? (về mục đích đấu tranh, lãnh đạo, thời gian tồn tại) Hết
  6. PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN BÁNH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ II - MÔN: LỊCH SỬ 8 Năm học 2022-2023 MÃ ĐỀ 1. I/ TRẮC NGHIỆM : 3 điểm – Mỗi câu đúng 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp D C A A C B B C C A C D án II/ PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm ) Câ Nội dung Điểm Ghi u chú 1 Vì sao nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất? Trình 3.0 bày nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 * Vì: - Do triều đình xuất hiện tư tưởng sợ Pháp, sợ đe dọa đến ngôi vàng 0.5 - Triều đình hòa hoãn với Pháp ở Nam Kỳ để tập trung lực lượng đàn 1,0 áp phong trào đấu tranh của nhân dân ở Bắc và Trung Kì. - Triều đình không tin tưởng vào năng lực kháng chiến của nhân 0,5 dân.Thấy Pháp mạnh về vũ khí. * Nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất 1862: - Thừa nhận cho Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, 0.25 Định Tường, Biên Hòa) và bán đảo Côn Lôn. - Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn 0.25 bán. Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây. - Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn 0,25 lạng bạc. - Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình Huế với điều kiện triều đình buộc được nhân dân ta ngừng kháng chiến chống lại thực 0,25 dân Pháp 2 Nêu khái quát diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Khởi nghĩa 4.0 Yên Thế có điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời? (về mục đích đấu tranh, lãnh đạo, thời gian tồn tại) * Diễn biến :
  7. - Giai đoạn 1884 - 1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng 0,5 rẽ dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Đề Nắm. - Giai đoạn 1893 - 1908, nghĩa quân vừa xây dựng vừa chiến đấu 0.75 dưới sự chỉ huy của Đề Thám. - Giai đoạn 1909 - 1913, Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên 0,75 Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn... Ngày 10 - 2 - 1913, Đề Thám bị sát hại. Phong trào tan rã. * Điểm khác: Mục đích đấu tranh: Chống lại chính sách bình định của Pháp, bảo 1,0 vệ cuộc sống của mình (không phải bảo vệ chế độ phong kiến) Lãnh đạo: Nông dân (không phải Văn thân, sĩ phu) 0.5 Thời gian tồn tại: Lâu, diễn ra trong 29 năm (1884 - 1913) 0,5 Lưu ý: Học sinh trình bày ý kiến khác, nhưng phù hợp với yêu cầu hướng dẫn chấm, học sinh vẫn đạt trọn số điểm --------------------Hết----------------------
  8. PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN BÁNH Năm học 2022-2023 Họ, tên học sinh :……………………... Môn : Lịch Sử - Lớp 8 Lớp :…………. Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ 2. Điểm toàn bài Điểm tự luận Điểm trắc nghiệm Lời phê A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 3 điểm - 15 phút) * Hãy chọn một chữ cái in hoa trước ý trả lời đúng trong các câu sau điền vào khung bài làm bên dưới: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án Câu 1: Chiến thắng cầu Giấy lần thứ nhất có ý gì? A. Quân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc. B. Quân Pháp hoang mang, triều đình lo sợ. C. Quân Pháp phải rút khỏi Bắc Kì. D. Nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị giết tại trận. Câu 2: Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập? A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874) C. Hiệp ước Hác - măng (1883) D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) Câu 3: Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874? A. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội.
  9. B. Do chúng bị chặn đánh ở Thanh Hóa. C. Do chúng bị thất bại ở Cầu Giấy lần thứ nhất. D. Do chúng bị thất bại ở cầu Giấy lần thứ hai. Câu 4: Thực dân Pháp tổ chức đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây? A. Chiếm lấy nguồn than đá phục vụ cho công nghiệp Pháp B. Độc chiếm con đường sông Hồng C. Đánh Bắc Kì để củng cố Nam Kì D. Làm bàn đạp để tấn công miền Nam Trung Hoa Câu 5: Từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX, bài học quan trọng nhất rút ra cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau là gì? A. Vấn đề tập hợp đoàn kết lực lượng B. Vai trò của giai cấp lãnh đạo C. Vấn đề đoàn kết quốc tế D. Phương thức tác chiến Câu 6: “Dập dìu trống đánh cờ xiêu Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây” (SGK lịch sử 8, trang 121) Hai câu thơ trên phản ánh điều gì về nhiệm vụ đấu tranh của nhân dân ta sau khi triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)? A. Kết hợp chống đế quốc và phong kiến đầu hàng. B. Kết hợp với triều đình chống đế quốc. C. Chống đế quốc để bảo vệ ngôi vua. D. Kết hợp chống đế quốc và thực dân. Câu 7: Mục đích chính của Tôn Thất Thuyết khi thay vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương là gì? A. Tố cáo tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh B. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước C. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp D. Khẳng định nền độc lập của Việt Nam Câu 8: Nhân tố nào là chất xúc tác thổi bùng lên một phong trào yêu nước rộng lớn cuối thế kỉ XIX? A. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa B. Mâu thuẫn trong nội bộ triều đình Huế C. Sự ra đời của chiếu Cần Vương D. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt Câu 9: Phong trào Cần vương chấm dứt với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa nào? A. Khởi nghĩa Bãi Sậy. B. Khởi nghĩa Ba Đình. C. Khởi nghĩa Hương Khê. D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh. Câu 10 Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) do ai lãnh đạo? A. Cao Điền và Tống Duy Tân B. Tống Duy Tân và Cao Thắng C. Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng Câu 11: Ai là người đứng đầu phe chủ chiến trong triều đình Huế? A. Phan Thanh Giản B. Vua Hàm Nghi
  10. C. Tôn Thất Thuyết D. Nguyễn Văn Tường Câu 12: Những hoạt động của phái chủ chiến trong triều đình Huế nhằm mục tiêu gì? A. Đưa Ưng Lịch lên ngôi vua B. Giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện C. Thiết lập một triều đại mới tiến bộ D. Đưa Tôn Thất Thuyết lên ngôi Hết phần trắc nghiệm B – TỰ LUẬN : (7.0 điểm – 30 phút): Câu 1. (3 điểm) Vì sao nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất? Trình bày nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất 1862. Câu 2. (4 điểm) Trình bày nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Khởi nghĩa Yên Thế có điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời? (về mục đích đấu tranh, lãnh đạo, thời gian tồn tại) Hết
  11. PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN BÁNH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ II - MÔN: LỊCH SỬ 8 Năm học 2022-2023 MÃ ĐỀ 2. I/ TRẮC NGHIỆM : 3 điểm – Mỗi câu đúng 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp A D C C B A B C C D C A án II/ PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm ) Câ Nội dung Điểm Ghi u chú 1 Vì sao nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất? Trình 3.0 bày nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 * Vì: - Do triều đình xuất hiện tư tưởng sợ Pháp, sợ đe dọa đến ngôi vàng 0.5 - Triều đình hòa hoãn với Pháp ở Nam Kỳ để tập trung lực lượng đàn 1,0 áp phong trào đấu tranh của nhân dân ở Bắc và Trung Kì. Triều đình không tin tưởng vào năng lực kháng chiến của nhân 0,5 dân.Thấy Pháp mạnh về vũ khí. * Nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất 1862: - Thừa nhận cho Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, 0.25 Định Tường, Biên Hòa) và bán đảo Côn Lôn. - Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn 0.25 bán. Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây. - Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn 0,25
  12. lạng bạc. - Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình Huế với điều kiện 0,25 triều đình buộc được nhân dân ta ngừng kháng chiến chống lại thực dân Pháp 2 Trình bày nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi 4.0 nghĩa Yên Thế. Khởi nghĩa Yên Thế có điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời? (về mục đích đấu tranh, lãnh đạo, thời gian tồn tại) * Nguyên nhân thất bại : do Pháp lúc này còn mạnh, câu kết với 1,0 phong kiến lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu. Cách thức tổ chức và lãnh đạo còn nhiều hạn chế. * Ý nghĩa : cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định 1,0 của Pháp. * Điểm khác: Mục đích đấu tranh: Chống lại chính sách bình định của Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình (không phải bảo vệ chế độ phong kiến) 1,0 Lãnh đạo: Nông dân (không phải Văn thân, sĩ phu) Thời gian tồn tại: Lâu, diễn ra trong 29 năm (1884 - 1913) 0.5 0,5 Lưu ý: Học sinh trình bày ý kiến khác, nhưng phù hợp với yêu cầu hướng dẫn chấm, học sinh vẫn đạt trọn số điểm --------------------Hết----------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2