Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thanh Xuân Nam (Đề 1)
lượt xem 2
download
Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thanh Xuân Nam (Đề 1)”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thanh Xuân Nam (Đề 1)
- TRƯỜNG THCS THANH XUÂN NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn: Lịch sử 8 ĐỀ SỐ 1 Năm học 2022 -2023 Thời gian làm bài: 45 phút I/ Trắc nghiệm khách quan: (7 điểm ) Chọn đáp án đúng: Câu 1. Vì sao thực dân Pháp dễ dàng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây? A. Lực lượng của ta bố phòng mỏng. B. Ta không chuẩn bị vì nghĩ địch khong đánh. C. Lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa bị bắt, bị giết. D. Thái độ do dự và nhu nhược của triều đình Huế. Câu 2. Vì sao cuộc tấn công ở Đà Nẵng của Pháp bị thất bại ? A. Quân dân ta chiến đấu anh dũng. B. Tài chỉ huy của Nguyễn Tri Phương C. Quân Pháp thiếu lương thực. D. Khí hậu khắc nghiệt. Câu 3. Năm 1858, Pháp tấn công Đà Nẵng trước tiên không xuất phát từ lí do nào sau đây? A. Dễ dàng thực hiện “đánh nhanh thắng nhanh”. B. Có giáo dân và gián điệp hoạt động mạnh C. Có cảng nước sâu, tàu chiến dễ ra vào. D. Cắt đứt đường tiếp tế lương thực cho triều đình Câu 4. Sự thất bại của phong trào Cần Vương đã đặt ra yêu cầu cấp thiết gì đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam? A. Phải có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đấu tranh phù hợp. B. Huy động kháng chiến của toàn dân để giành độc lập. C. Phải liên kết các phong trào đấu tranh thành một khối thống nhất. D. Phải tăng cường sức mạnh quân sự để có thể đương đầu với Pháp. Câu 5. Những hoạt động của phái chủ chiến trong triều đình Huế nhằm mục tiêu gì? A. Đưa Ưng Lịch lên ngôi vua. B. Giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện. C. Thiết lập một triều đại mới tiến bộ. D. Đưa Tôn Thất Thuyết lên ngôi. Câu 6. Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX mang bản chất là A. phong trào yêu nước trên lập trường phong kiến. B. phong trào yêu nước dân chủ tư sản. C. phong trào yêu nước vô sản. D. phong trào yêu nước của nông dân. Câu 7. Đặc điểm nổi bật của phong trào Cần Vương trong giai đoạn 1885-1888 là A. diễn ra trên khắp cả nước, đặt dưới dự chỉ huy của triều đình kháng chiến. B. quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có trình độ tổ chức cao. C. vắng bóng vai trò của triều đình, chỉ xuất hiện vai trò của văn thân, sĩ phu. D. diễn ra lẻ tẻ, thiếu sự thống nhất. Câu 8. Đâu không phải lý do trong năm 1859 thực dân Pháp chuyển hướng tấn công vào Gia Định? A. Cắt đứt được con đường tiếp tế lương thực của nhà Nguyễn. B. Làm bàn đạp tấn công sang Campuchia, làm chủ vùng lưu vực sông Mê Công. C. Tránh được sự can thiệp của nhà Thanh. D. Phong trào kháng chiến của nhân dân ở Gia Định yếu hơn so với Đà Nẵng. Câu 9. Thực dân Pháp đã lợi dụng cơ hội gì để mở cuộc tấn công quyết định vào kinh đô Huế trong năm 1883? A. Triều Nguyễn nhượng bộ Pháp ngày càng nhiều. B. Nhân dân ta chiến thắng trận Cầu Giấy. C. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hácmăng. D. Vua Tự Đức mất, triều đình lục đục. Câu 10. Hiệp ước nào đánh dấu Việt Nam từ một quốc gia độc lập thành nước thuộc địa nửa phong kiến? A. Hiệp ước Nhâm Tuất. B. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. C. Hiệp ước Giáp Tuất. D. Hiệp ước Liên minh. Câu 11. Tại sao trong trận chiến ở thành Hà Nội (năm 1873), quân triều đình dù đông nhưng vẫn bị quân Pháp đánh bại ? A. Nhân dân không ủng hộ cuộc kháng chiến. B. Nhà Nguyễn không còn tướng tài. C. Quân triều đình vũ khí thô sơ, tổ chức kém. D. Không có sự ủng hộ của quý tộc nhà Nguyễn.
- Câu 12. Lý do nào thúc đẩy thực dân Pháp quyết tâm xâm chiếm bằng được Bắc Kì lần thứ hai (1883)? A. Nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ. B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn C. Nguồn than đá dồi dào. D. Thực dân Anh đang nhòm ngó Bắc Kì Câu 13. Vì sao thái độ của thực dân Pháp sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883) lại có sự khác biệt so với lần thứ nhất (1873)? A. Do vấn đề hoàn thành xâm lược Việt Nam đã trở thành đường lối chung của Pháp. B. Do thiệt hại của Pháp trong trận Cầu Giấy lần hai ít nặng nề hơn so với lần thứ nhất. C. Do chính phủ Pháp đã gửi viện binh kịp thời sang Việt Nam. D. Do triều đình Huế đang ra sức tập hợp lực lượng chống Pháp. Câu 14 . Ai là người đứng đầu phe chủ chiến trong triều đình Huế? A. Phan Thanh Giản. B. Vua Hàm Nghi. C. Tôn Thất Thuyết. D. Nguyễn Văn Tường Câu 15. Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, ở Huế đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng ? A. Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương. B. Cuộc phản công kinh thành của phái chủ chiến. C. Thực dân Pháp tấn công kinh thành Huế. D. Ưng Lịch lên ngôi vua, lấy hiệu là Hàm Nghi. Câu 16. Phong trào Cần vương chấm dứt với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa nào? A. Khởi nghĩa Bãi Sậy. B. Khởi nghĩa Ba Đình. C. Khởi nghĩa Hương Khê. D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh. Câu 17. Mục đích chính của chiếu Cần Vương là gì? A. Tố cáo tính bất hợp pháp vua Đồng Khánh. B. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp. C. Kêu gọi văn thân và nhân dân giúp vua cứu nước. D. Khẳng định nền độc lập của Việt Nam. Câu 18. Nhân tố nào là chất xúc tác thổi bùng lên một phong trào yêu nước rộng lớn cuối thế kỉ XIX? A. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa. B. Mâu thuẫn trong nội bộ triều đình Huế. C. Sự ra đời của chiếu Cần Vương. D. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt. Câu 19. Người được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái là ai ? A. Trương Quyền. B. Nguyễn Trung Trực. C. Nguyễn Hữu Huân. D. Trương Định. Câu 20. Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì? A. Kế hoạch “ đánh nhanh thắng nhanh”. B. Chiếm Đà Nẵng, kéo quân ra Huế. C. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng. D. Chiếm Đà Nẵng, khống chế cả miền Trung. Câu 21. Nhiều người đã dùng thơ văn để chiến đấu chống giặc là ai? A. Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp, Phan Văn Trị,… B. Nguyễn Đình Chiểu, Trương Quyền, Phan Văn Trị,.. C. Nguyễn Đình Chiểu, Phan Tồn, Phan Liêm,… D. Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,… Câu 22. Câu nói “ Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của ai? A. Trương Định. B. Trương Quyền. C. Nguyễn Trung Trực. D. Nguyễn Tri Phương. Câu 23. Người chỉ huy quân dân ta kháng chiến chống Pháp tại Đà Nẵng năm 1858 là A. Nguyễn Trung Trực. B. Nguyễn Tri Phương. C. Nguyễn Thiện Thuật. D. Nguyễn Hữu Huân. Câu 24. Cái cớ thực dân Pháp sử dụng để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất là A. để giải quyết vụ Đuy-puy gây rối ở Hà Nội. B. giải quyết vụ các giáo sĩ bị tấn công ở Hà Nội. C. mượn đường để tấn công Trung Quốc. D. giúp đỡ triều đình Huế chống lại quân Thanh. Câu 25. Ai đã lãnh đạo quân đội triều đình chống lại cuộc tấn công của quân Pháp vào thành Hà Nội lần thứ nhất? A. Phan Thanh Giản. B. Nguyễn Tri Phương. C. Hoàng Tá Viêm. D. Lưu Vĩnh Phúc.
- Câu 26. “Dập dìu trống đánh cờ xiêu Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây” (SGK lịch sử 8, trang 121): Hai câu thơ trên phản ánh điều gì về nhiệm vụ đấu tranh của nhân dân ta sau khi triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)? A. Kết hợp chống đế quốc và phong kiến. B. Kết hợp với triều đình chống đế quốc. C. Chống đế quốc để bảo vệ ngôi vua. D. Kết hợp chống đế quốc và thực dân. Câu 27. Sau hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình đã có hành động gì? A. Đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân. B. Lãnh đạo nhân dân tổ chức kháng chiến. C. Kiên quyết đòi Pháp trả lại các tỉnh đã chiếm. D. Hòa hoãn với Pháp để chống lại nhân dân. Câu 28. Đâu là nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến thất bại của phong trào Cần Vương? A. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp. B. Do nhân dân không ủng hộ triều đình kháng chiến. C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất. D. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam. II/ Tự luận (3 điểm) Câu 1. Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương ? BÀI LÀM Họ và tên học sinh:…………………………………………………Lớp: 8…. I/ Trắc nghiệm khách quan (7 điểm ) Chọn đáp án đúng điền vào ô tương ứng sau: 1- 2- 3- 4- 5- 6- 7- 8- 9- 10- 11- 12- 13- 14- 15- 16- 17- 18- 19- 20- 21- 22- 23- 24- 25- 26- 27- 28- II/ Tự luận (3 điểm) …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………............. ....................................................................................................................................................................
- …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Lịch sử 8 - Năm học 2022 -2023 ĐỀ 01 I/ Trắc nghiệm: (7 điểm ) Mỗi câu trả lời đúng 0.25 đ 1-D 2-A 3-D 4-A 5-B 6-A 7-A 8-D 9-D 10-B 11-C 12-C 13-A 14-C 15-B 16-C 17-C 18-C 19-D 20-A 21-A 22-C 23-B 24-A 25-B 26-A 27-A 28-C II/ Tự luận (3 điểm) Câu Nội dung Điểm 1. Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương ? - Quy mô, địa bàn hoạt động: rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ 0.75 An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. - Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người 0.75 do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy. - Thời gian tồn tại: dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương 0.5 (1885 -1896). - Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, 0.5 linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường. - Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp 0.5 dưới ngọn cờ Cần vương.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Bình Trung
7 p | 235 | 16
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 159 | 9
-
Bộ 23 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
25 p | 191 | 9
-
Bộ 22 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
23 p | 305 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 57 | 7
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 49 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 69 | 4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
32 p | 48 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Trương Vĩnh Ký
4 p | 60 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 41 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 103 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 71 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 59 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 65 | 2
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
42 p | 34 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 80 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn