intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Việt Hùng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Việt Hùng” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Việt Hùng

  1. PHÒNG GD&ĐT TRỰC NINH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS VIỆT HÙNG NĂM HỌC 2022 – 2023 ––––––––––––––––– Môn: LỊCH SỬ 9- THCS (Thời gian làm bài: 45 phút.) I. TRẮC NGHIỆM (8 điểm) 1. Mức độ nhận biết: 16 câu Câu 1. Thời gian thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam là A. cuối TK XIX. B. thập niên đầu tiên của TK XX. C. trong khi diễn ra chiến tranh thế giới thứ hai. D. chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Câu 2.Tại Quảng Châu TQ, NAQ đã thành lập tổ chức yêu nước nào? A.Tâm Tâm xã. B.Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. C.Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa. D. Đảng Cộng Sản Việt Nam. Câu 3. Số nhà 5D phố Hàm Long Hà Nội nơi diễn ra sự kiện nào? A. Chi bộ cộng sản đầu tiên ở VN ra đời. B. Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của hội VN cách mạng Thanh niên. C. Thành lập Đông Dương Cộng sản đảng. D. Thành lập An Nam Cộng sản đảng. Câu 4. Ai là người chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? A. Nguyễn Hồng Sơn C. Nguyễn Ái Quốc B. Ngô Gia Tự D. Lê Hồng Phong
  2. Câu 5. Tổ chức nào không tham gia Hội nghị thành lập Đảng(3/2/1930)? A. Đông Dương Cộng sản đảng. B. An Nam Cộng sản đảng. C. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. D. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Câu 6. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã ảnh hưởng lớn nhất đến nền kinh tế Việt Nam trên lĩnh vực nào? A. Nông nghiệp. C. Công nghiệp B. Xuất khẩu. D.Thủ công nghiệp. Câu 7. Phát xít Nhật vào Việt Nam năm nào? A. Năm 1939. C. Năm 1941. B. Năm 1940. D. Năm 1942. Câu 8. Để bóc lột nhân dân Đông Dương, Nhật đã thực hiện chính sách gì? A. “Kinh tế chỉ huy”. B. Đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân. C. Tăng các loại thuế, đặc biệt là thuế rượu muối và thuốc phiện. D. Thu mua lương thực, chủ yếu là gạo theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt. Câu 9. Hội nghi Ban chấp hành Trung ương Đảng Lần VIII đã chủ trương thành lập mặt trận gì ? A. Mặt trận Liên Việt. B. Mặt trận Đồng minh. C. Việt Nam độc lập Đồng minh( gọi tắt là Việt Minh) D.Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương Câu 10. Chiều 16/8/1945 theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đội giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ tân Trào về giải phóng thị xã A. Cao bằng. C.Thái Nguyên. B. Tuyên Quang D. Lào Cai.
  3. Câu 11. Tình hình tài chính nước ta sau cách mạng tháng Tám như thế nào ? A. Tài chính nước ta bước đầu được xây dựng. B. Tài chính trống rỗng. C.Tài chính phát triển. D.Tài chính lệ thuộc vào Nhật-Pháp. Câu 12. Ngày 19/12/1946 đánh dấu sự kiện lịch sử nào? A. Pháp đánh Lạng Sơn. B. Pháp gửi tối hậu thư. C.Chủ tịch Hồ Chí Minh kí săc lệnh bình dân học vụ. D.Chủ tịch Hô Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc khánh chiến. Câu 13. Đai hội Đảng lần thứ II quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là A. Đảng cộng sản Đông Dương B. Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Đảng Lao động Việt Nam. D. Đông Dương Công sản Liên đoàn. Câu 14 . Tại Đại hội Đảng lần th ứ II, ai được bầu làm tổng bí thư c ủa Đ ảng? A. Chủ tịch Hồ Chí Minh. B. Đồng chí Phạm Văn Đồng C. Đồng chí Trường Chinh. D. Đồng chí Trần Phú. Câu 15. Phương châm chiến lược của ta trong chiến dịch Đông-Xuân 1953-1954 là A. “Đánh nhanh, thắng nhanh”. B. “Đánh chắc, thắng chắc”. C. “Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”. D. "Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt", “Đánh ăn chắc”, “đánh chắc thắng”. Câu 16. Khẩu hiệu “ Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng” là tinh thần của quân và dân ta trong chiến dịch nào?
  4. A. Chiến dịch Biên giới 1950. B. Chiến dịch Tây Bắc 1952. C. Chiến dịch Đông- Xuân 1954. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. 2. Mức độ thông hiểu: 8 câu Câu 17. Mục đích của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Td Pháp ở Việt Nam là A. Cần bù đắp những thiệt hại trong chiến tranh thế giới thứ nhất. B. Phát triển kinh tế cho Việt Nam. C. Phục vụ chiến tranh thế giới lần thứ nhất. D. Xây dựng công nghiệp nặng ở Việt Nam. Câu 18.Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919-1924 có ý nghĩa gì? A. NAQ tiếp nhận tưởng chủ nghĩa Mác –Lê nin để truyền bá về trong nước. B. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời chính đảng vô sản ở Việt Nam. C. Xây dựng mối quan hệ lien minh giữa công nhân và nông dântrong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. D. Cách mạng Việt Nam trở thành bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Câu 19. Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam vào năm 1929 có hạn chế gì? A. Nội bộ những người cộng sản Việt Nam chia rẽ, mất đoàn kết, ngăn cản sự phát triển của cách mạng Việt Nam. B. Phong trào Cách mạng Việt Namcó nguy cơ tụt lùi. C. Phong trào cách mạng Việt Nam phát triển chậm lại. D. Kẻ thù lợi dụng để đàn áp cách mạng. Câu 20. Đảng cộng sản ra đời do tác động của nhiều yếu tố, yếu tố nào là quan trọng nhất. A. Sự phát triển của phong trào yêu nước Việt Nam. B. Sự thất bại của Việt Nam quốc dân đảng. C. Sự phổ biến chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam. D. Sự phát triển tự giacsphong trào công nhân Việt Nam.
  5. Câu 21. Nhiệm vụ cốt yếu của cách mang tư sản dân quyền ở Việt Nam là gì? A. Đánh đổ phong kiến địa chủ giành đất cho dân cày. B. Đánh đổ đế quốc Pháp giành độc lập dân tộc. C. Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiên và tư sản phản cách mạng làm cho Việt Nam độc lập, thành lập chính phủ công nông binh. D. Đánh đổ giai cấp tư sản và địa chủ phong kiến. Câu 22. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa A. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào dân tộc, dân chủ. B. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân. C. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. D. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào nông dân. Câu 23. Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đi vào đấu tranh tự giác? A. Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn (1922). B. Tổng bãi công của công nhân Bắc Kì (1922). C. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son- Sài Gòn (8/1925). D. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926). Câu 24. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn nào là cơ bản nhất ? A. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ. B. Mâu thuẫn giữa công nhân và tư bản. C. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và chủ nghĩa thực dân Pháp. D. Mâu thuẫn giữa tư sản và địa chủ. 3. Mức độ vận dụng: 4 câu Câu 25. Những thủ đoạn thâm độc nhất của tư bản Pháp về chính trị sau chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm nô dịch lâu dài nhân dân Việt Nam là gì? A.Thâu tóm quyền hành trong tay người Pháp. B.Câu kết với cơ quan Nam triều để đàn áp nhân dân.
  6. C. “Chia để trị”. D.Khủng bố đàn áp nhân dân ta. Câu 26. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919-1930 có ý nghĩa gì? A.Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê nin để truyền bá về trong nước. B.Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam. C.Xây dựng mối quan hệ liên minh giữa công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. D.Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới. Câu 27. Ba tổ chức cộng sản ra đời năm 1929 là xu thế tất yếu của cách mạng việt Nam vì A. đã xây dựng cơ sở Đảng tại nhiều địa Phương trong cả nước. B. đã trực tiếp tổ chức và lãnh đạo nhiều cuộc đấu trnh của công nhân, nông dân chống đế quốc và tay sai. C.thực dân Pháp nới nỏng chính sách cai trị, cho phép các tổ chức cách mạng được tự do thành lập và hoạt động. D.sự phát triển của phong trào công nhân, nông dân, học sinh, tiểu thương phát triển mạnh mẽ, kết thành làn sóng dân tộc dân chủ trong cả nước. Câu 28. Tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Pháp biểu hiện ở điểm nào? A. Nội dung của đường lối kháng chiến của ta. B. Mục đích cuộc kháng chiến của ta là tự vệ chính nghĩa. C. Quyết tâm kháng chiến của toàn thể dân tộc ta. D. Chủ trương sách lược của Đảng ta. 4. Vận dụng cao: 4 câu. Câu 29. Cống hiến nào là to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình hoạt động cứu nước từ 1919-1930? A. Ra đi tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác- Lê nin, tìm ra con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc. B. Chuẩn bị về tư tưởng , chính trị và tổ chức cho sự thành lập đảng. C. Triêụ tập hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản để thành lập Đảng cộng sản. Đ.Soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, vạch ra con đường đấu tranh giải phóng dân tộc. Câu 30. Bài học rút ra từ sự thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á là gì? A. Có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
  7. B. Chớp thời cơ phát lệnh khởi nghĩa. C. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin. D. Có sự chuẩn bị chu đáo, kĩ lưỡng, chớp đúng thời cơ. Câu 31. Nguyên nhân nào là cơ bản nhất quyết định thắng lợi của cách CM tháng tám 1945? A. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đã đấu tranh kiên cường bất khuất. B. Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong mặt trận thống nhất. C. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng đ ứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. D. Có hoàn cảnh thuận lợi: Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức- Nhật. Câu 32. Đ âu là khó khăn lớn nhất để khẳng định nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa thành lập đã ở thế : “ngàn cân treo sợi tóc” ? A. Nạn đói, nạn dốt . B. Kẻ thù đông và mạnh. C. Những tàn dư của chế độ thực dân phong ki ến D. Chính quyền cách mạng mới còn non trẻ. II. Tự luận ( 2 điểm) Câu hỏi: Nêu nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám? Từ thực tiễn cách mạng tháng Tám-1945 hãy rút ra bài học cho cách mạng Việt Nam? ĐÁP ÁN * Nguyên nhân thành công: (0,75 điểm) - Nguyên nhân chủ quan( 0, 5 điểm) + Truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc + Sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối đúng đắn, sáng tạo -Nguyên nhân khách quan :Hoàn cảnh quốc tế vô cùng thuận lợi( 0, 5 điểm) *Bài học cho cách mạng Việt Nam (1,0 điểm) - Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam - Giải quyết đúng đắn hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, đề cao vấn đề dân tộc lên hàng đầu.
  8. - Bài học tập hợp, tổ chức đoàn kết các lực lượng cách mạng trong mặt trận dân tộc thống nhất. -_Sự kết hợp linh hoạt đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, đấu tranh du kích, đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng phần. - Kết hợp giữa đấu tranh và xây dựng để ngày càng vững mạnh về tổ chức, tư tưởng chính trị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1