Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phước Bửu, Xuyên Mộc
lượt xem 0
download
Hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phước Bửu, Xuyên Mộc” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phước Bửu, Xuyên Mộc
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN LS-ĐL 8 (Năm học: 2023 -2024) Vận dụng Vận dụng Chủ đề/mức độ Nhận biết Thông hiểu thấp cao nhận thức TN/TL TN/TL TN/TL TN/TL Bài 14. Sự phát - Mô tả được một số - Phân tích được sự triển của khoa thành tựu về khoa học, tác động của sự phát học, kĩ thuật, văn kĩ thuật, văn học, nghệ triển triển của khoa học, nghệ thuật thuật trong các thế kỉ học, kĩ thuật, văn trong các thế kỉ XVIII- XIX học, nghệ thuật XVIII – XIX trong các thế kỉ XVIII – XIX -Mô tả được quá trình - Nhận biết được - Nhận biết xâm lược TQ của các nguyên nhân thắng được nguyên nươc đế quốc. lợi và nêu được ý nhân thắng lợi Bài 15. Trung Quốc - Trình bày được sơ nghĩa của CM Tân và nêu được ý lược về cách mạng Tân Hợi. nghĩa của CM Hợi. Tân Hợi. - Nêu được những nội - Trình bày được - Trình bày dung chính của cuộc những biểu hiện của được ý nghĩa Duy tân Minh Trị. sự hình thành lịch sử của Bài 16. Nhật Bản CNĐQ ở Nhật Bản cuộc Duy tân cuối tk XIX, đầu tk Minh Trị. XX. - Trình bày được tình Bài 17. Ấn Độ hình chính trị, kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau tk XIX. - Nêu được một số sự Bài 18. Đông kiện về phong traog Nam Á giải phóng dân tộc ở ĐNA từ nửa sau TK XIX đến đầu TK XX. - Lấy ví dụ chứng minh Bài 10. Vai trò của được tầm quan tài nguyên khí hậu trọng của việc và tài nguyên nước sử dụng tổng T3 hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông.
- - Trình bày được đặc - Chứng minh được - Trình bày Bài 11. Đặc điểm điểm phân bố của 3 tính chất nhiệt đới được đặc điểm chung và sự phân nhóm đất chính. gió mùa của lớp phủ phân bố của 3 bố của lớp phủ thổ thổ nhưỡng. nhóm đất chính. nhưỡng ( liên hệ địa phương) - Phân tích được đặc - Chứng minh điểm của đất feralit tính cấp thiết và giá trị sử dụng đất của vấn đề feralit trong sản xuất chống thoái hóa nông, lâm nghiệp. đất. Bài 12. Sử dụng - Phân tích được đặc hợp lí tài nguyên điểm của đất phù sa đất và giá trị sử dụng đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản.. Chứng minh được sự Chứng minh Bài 13. Đặc điểm đa dạng của sinh vật được tính cấp sinh vật và vấn đề VN. thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng bảo tồn đa dạng sinh học sinh học ở VN. - Xác định được trên - Xác định bản đồ phạm vi Biển được trên bản Đông, các nước và vùng đồ phạm vi lãnh thổ có chung Biển Biển Đông, các Đông với Việt Nam. nước và vùng - Xác định được trên lãnh thổ có bản đồ các mốc xác chung Biển định đường cơ sở, Đông với Việt Bài 14. Vị trí địa lí đường phân chia vịnh Nam. biển đông, các vùng Bắc Bộ giữa Việt Nam - Xác định biển của Việt Nam và Trung Quốc. được trên bản - Trình bày được khái đồ các mốc xác niệm vùng nội thủy, định đường cơ lãnh hải, tiếp giáp lãnh sở, đường phân hải, vùng đặc quyền chia vịnh Bắc kinh tế, thềm lục địa của Bộ giữa Việt Việt Nam (theo Luật Nam và Trung Biển Việt Nam). Quốc. Tổng số điểm: 1đ 4đ 3đ 2đ 10đ 10% 40% 30% 20% Tỉ lệ % 100%
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II LS-ĐL 8 NĂM HỌC 2023- 2024 A. ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM: I. Phân môn lịch sử: Học sinh học bài 15-16 trong vở và đọc nội dung bài 15-16 trong sách giáo khoa, để ứng dụng hoàn thành các câu hỏi thuộc phần trắc nghiệm. II. Phân môn địa lí: Học sinh học bài 12-13 trong vở và đọc nội dung bài 12-13 trong sách giáo khoa, để ứng dụng hoàn thành các câu hỏi thuộc phần trắc nghiệm. B. ÔN TẬP TỰ LUẬN: I.Phân môn lịch sử: Câu 1: Nguyên nhân các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc? Trình bày quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc? Câu 2: Trình bày những nét chính về diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi? Nội dung nào của tư tưởng Tam dân vẫn còn giá trị đối với xã hội hiện nay? Tại sao? Câu 3: Hãy cho biết mục đích của cuộc Duy Tân Minh Trị là gì? Nêu nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy Tân Minh Trị? Câu 4: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện các nội dung chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX? II. Phân môn địa lí: Câu 1: Trình bày đặc điểm phân bố các nhóm đất ở nước ta? Giải thích vì sao quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của nước ta? Địa Phương em có nhóm đất nào? Câu 2: Nêu đặc điểm của đất feralit và đất phù sa? Phân tích giá trị sử dụng của đất feralit và đất phù sa? Câu 3: Chứng minh sinh vật nước ta đa dạng về thành phần loài, nguồn gen di truyền và hệ sinh thái? Đa dạng sinh học nước ta đang bị suy giảm như thế nào? Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học? Câu 4: ý nghĩa của việc bảo tồn đa dạng sinh học? Trình bày các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta?
- TRƯỜNG THCS PHƯỚC BỬU BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ II NH 2023-2024 TỔ: KHOA HỌC- XÃ HỘI MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ – LỚP 8 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 1 Điểm Lời phê của giáo viên: Họ và tên:…………………….…….…….……........ Lớp: ………. I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Khoanh tròn chữ in hoa trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Thực dân Anh dựa vào duyên cớ nào để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc (1840 - 1842)? A. Nhà Thanh không phép cho tàu thuyền của Anh vào tránh bão. B. Nhà Thanh tịch thu và tiêu hủy thuốc phiện của thương nhân Anh. C. Chính quyền Mãn Thanh thi hành chính sách cấm đạo Thiên Chúa. D. Chính quyền Mãn Thanh vi phạm điều khoản trong Hiệp ước Nam Kinh. Câu 2. Sắp xếp các dữ kiện sau theo tiến trình của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911): 1. Trung Quốc Đồng minh hội phát động cuộc khởi nghĩa ở Vũ Xương. Phong trào đấu tranh nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung Trung Quốc. 2. Nhà nước Trung Hoa Dân quốc được thành lập do Tôn Trung Sơn làm tổng thống lâm thời. 3. Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”. 4. Viên Thế Khải tuyên thệ nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc. A. 4 => 1 => 3 => 2. B. 3 => 2 => 4 => 1. C. 3 => 4 => 1 => 2. D. 3 => 1 => 2 => 4. Câu 3. Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911? A. Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á. B. Là một cuộc “thức tỉnh” về ý thức dân tộc, dân chủ của nhân dân Trung Quốc. C. Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho Trung Quốc tiến lên chủ nghĩa xã hội. D. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Câu 4: Ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên là A. Hệ sinh rừng thái ngập mặn. B. Hệ sinh thái nông nghiệp. C. Hệ sinh thái rừng tre nứa. D. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh. Câu 5: Sự đa dạng và phong phú của sinh vật Việt Nam không thể hiện ở: A. Kiểu hệ sinh thái B. Thành phần loài C. Phân bố rộng khắp trên cả nước D. Gen di truyền Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm tài nguyên động vật của nước ta A. Các loài động vật tự triệt tiêu nhau. B. Do các loài sinh vật tự chết đi. C. Do con người săn bắt quá mức, thu hẹp môi trường sống của sinh vật. D. Do các loài di cư sang các khu vực khác trên thế giới.
- II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm). Câu 1:(2,5 điểm) Trình bày những nét chính về diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi? Câu 2:(1 điểm) Nội dung nào của tư tưởng Tam dân vẫn còn giá trị đối với xã hội hiện nay? Tại sao? Câu 3:(1,5 điểm) Trình bày đặc điểm phân bố các nhóm đất ở nước ta? Câu 4:( 2 điểm) Chứng minh sinh vật nước ta đa dạng về thành phần loài, nguồn gen di truyền và hệ sinh thái? ý nghĩa của việc bảo tồn đa dạng sinh học? BÀI LÀM: ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................
- TRƯỜNG THCS PHƯỚC BỬU BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ II NH 2023-2024 TỔ: KHOA HỌC XÃ HỘI MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ – LỚP 8 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 2 Điểm Lời phê của giáo viên: Họ và tên:…………………….…….…….……........ Lớp: ………. I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Khoanh tròn chữ in hoa trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc được châm ngòi bởi sự kiện nào dưới đây? A. Viên Thế Khải ép vua Phổ Nghi phải thoái vị. B. Liên quân 8 nước đế quốc tấn công kinh thành Bắc Kinh. C. Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”. D. Nhà Thanh kí Điều ước Tân Sửu, đầu hàng đế quốc xâm lược. Câu 2. Sắp xếp các dữ kiện sau theo tiến trình của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911): 1. Trung Quốc Đồng minh hội phát động cuộc khởi nghĩa ở Vũ Xương. Phong trào đấu tranh nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung Trung Quốc. 2. Nhà nước Trung Hoa Dân quốc được thành lập do Tôn Trung Sơn làm tổng thống lâm thời. 3. Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”. 4. Viên Thế Khải tuyên thệ nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc. A. 4 => 1 => 3 => 2. B. 3 => 1 => 2 => 4. C. 3 => 2 => 4 => 1. D. 3 => 4 => 1 => 2. Câu 3. Nội dung nào không phản ánh đúng những hạn chế của cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911? A. Chưa thủ tiêu triệt để giai cấp phong kiến. B. Chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. C. Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược. D. Không đưa đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Câu 4: Sinh vật Việt Nam đa dạng thể hiện? A. Có nhiều loài động thực vật quý hiếm. B. Có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quôc gia. C. Có nhiều sinh vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam. D. Sự đa dạng về thành phần loài, về gen di truyền, về kiểu hệ sinh thái. Câu 5: Rừng trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp thuộc hệ sinh thái: A. Hệ sinh thái nông nghiệp B. Hệ sinh thái tự nhiên C. Hệ sinh thái nguyên sinh D. Hệ sinh thái công nghiệp Câu 6: Đặc điểm của tài nguyên sinh vật nước ta: A. Tài nguyên sinh vật nước ta khá nghèo nàn. B. Tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú đang dạng, đây là tài nguyên vô tận. C. Tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú đang dạng, nên không cần phải bảo vệ. D. Tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú đang dạng nhưng không là tài nguyên vô tận.
- II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm). Câu 1:(2,5 điểm) Trình bày những nét chính về diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi? Câu 2:(1 điểm) Nội dung nào của tư tưởng Tam dân vẫn còn giá trị đối với xã hội hiện nay? Tại sao? Câu 3:(1,5 điểm) Trình bày đặc điểm phân bố các nhóm đất ở nước ta? Câu 4:( 2 điểm) Giải thích vì sao quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của nước ta? Địa Phương em có các nhóm đất nào? BÀI LÀM: ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................
- ĐÁP ÁN ĐỀ 1: I/ TRẮC NGHIỆM : ( Mỗi câu 0.5điểm) tổng 3 điểm Câu 1: B câu 2: D câu 3: C câu 4: B câu 5: C câu 6: C II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm). Câu 1:(2,5 điểm) Trình bày những nét chính về diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi? Diễn biến: (1đ) - 9/5/1911 triều đình nhà thanh ra sắc lệnh quốc hữu hóa đường sắc. Tầng lớp tư sản và nhân dân công khai phản đối. - Ngày 10/10/1911 các mạng bùng nổ và thắng lợi ở vũ xương. - Tháng 12/1911 Tôn Trung Sơn được bầu làm đại tổng thống lâm thời. - Tháng 2/1912 Tôn Trung Sơn từ chức, Quyền tổng thống thuộc về Viên Thế Khải. Cách mạng kết thúc. - 12/2/1912 Hoàng đế Phổ Nghi thoái vị. Nền quân chủ chuyên chế sụp đổ. Kết quả:(0.5đ) - Nền quân chủ chuyên chế của nhà Thanh sụp đổ (12/2/1912) - Chấm dứt thời kì phong kiến hàng nghìn năm ở Trung Quốc. Ý nghĩa: (1đ) - Lật đổ chính quyền Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hang nghìn năm ở Trung Quốc. - Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc. - Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam). Câu 2:(1 điểm) Nội dung nào của tư tưởng Tam dân vẫn còn giá trị đối với xã hội hiện nay? Tại sao? Nội dung nào của tư tưởng Tam dân vẫn còn giá trị đối với xã hội hiện nay?(0.5đ) Tại sao? (0.5đ) - Tư tưởng tam dân “ dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc” của Tôn Trung Sơn vẫn còn giá trị đối với xã hội hiện nay. Vì: bảo vệ và giữ vững nền độc lập dân tộc; đảm bảo các quyền tự do và cuộc sống hạnh phúc cho người dân vẫn là những vấn đề được quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Câu 3:(1,5 điểm) Trình bày đặc điểm phân bố các nhóm đất ở nước ta? * Nhóm đất feralit: (0.5đ) - Chiếm tới 65% diện tích đất tự nhiên. - Phân bố ở các khu vực đồi núi, trong đó: + Đất feralit hình thành trên đá badan: phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. + Đất feralit hình thành trên đá vôi: phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc. + Đất feralit hình thành trên các loại đá khác: phân bố rộng khắp ở nhiều vùng đồi núi thấp. Nhóm đất phù sa:( 0.5đ) - Chiếm khoảng 24% diện tích đất tự nhiên - Đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn, đất cát biển, đất xám trên phù sa cổ. - Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung.
- - Đất xám trên phù sa cổ ở Đông Nam Bộ, đất cát ven biển ở Duyên hải miền Trung. o Nhóm đất mùn núi cao:(0.5đ) Chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên Phân bố rải rác ở các khu vực núi cao có độ cao từ 1600 – 1700 m trở lên Câu 4:( 2 điểm) Chứng minh sinh vật nước ta đa dạng về thành phần loài, nguồn gen di truyền và hệ sinh thái? ý nghĩa của việc bảo tồn đa dạng sinh học? Chứng minh nước ta:(1đ) o Đa dạng về thành phàn loài: có hơn 50000 loài sinh vật trong đó có khoảng 20000 loài thực vật, 10500 loài động vật trên cạn o Đa dạng về nguồn gen di truyền: trong mỗi loài lại có số lượng cá thể rất lớn, tạo nên sự đa dạng của nguồn gen di truyền o Đa dạng về hệ sinh thái: hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa, hệ sinh thái tự nhiên trên cạn, dưới nước và các hệ sinh thái nông nghiệp. Ý nghĩa của việc bảo tồn đa dạng sinh học:( 1đ) mỗi ý 0.5đ. o Quyết định tính ổn định của các hệ sinh thái tự nhiên, là cơ sở sinh tồn của sự sống trong môi trường o Bảo vệ sự đa dạng sinh học chính là bảo vệ môi trường sống của chúng ta ĐÁP ÁN ĐỀ 2 I/ TRẮC NGHIỆM : ( Mỗi câu 0.5điểm) tổng 3 điểm Câu 1: C câu 2: B câu 3: D câu 4: D câu 5: A câu 6: D II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm). Câu 1:(2,5 điểm) Trình bày những nét chính về diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi? Diễn biến: (1đ) - 9/5/1911 triều đình nhà thanh ra sắc lệnh quốc hữu hóa đường sắc. Tầng lớp tư sản và nhân dân công khai phản đối. - Ngày 10/10/1911 các mạng bùng nổ và thắng lợi ở vũ xương. - Tháng 12/1911 Tôn Trung Sơn được bầu làm đại tổng thống lâm thời. - Tháng 2/1912 Tôn Trung Sơn từ chức, Quyền tổng thống thuộc về Viên Thế Khải. Cách mạng kết thúc. - 12/2/1912 Hoàng đế Phổ Nghi thoái vị. Nền quân chủ chuyên chế sụp đổ. Kết quả:(0.5đ) - Nền quân chủ chuyên chế của nhà Thanh sụp đổ (12/2/1912) - Chấm dứt thời kì phong kiến hàng nghìn năm ở Trung Quốc. Ý nghĩa: (1đ) - Lật đổ chính quyền Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hang nghìn năm ở Trung Quốc. - Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc. - Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam). Câu 2:(1 điểm) Nội dung nào của tư tưởng Tam dân vẫn còn giá trị đối với xã hội hiện nay? Tại sao?
- Nội dung nào của tư tưởng Tam dân vẫn còn giá trị đối với xã hội hiện nay?(0.5đ) Tại sao? (0.5đ) - Tư tưởng tam dân “ dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc” của Tôn Trung Sơn vẫn còn giá trị đối với xã hội hiện nay. Vì: bảo vệ và giữ vững nền độc lập dân tộc; đảm bảo các quyền tự do và cuộc sống hạnh phúc cho người dân vẫn là những vấn đề được quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Câu 3:(1,5 điểm) Trình bày đặc điểm phân bố các nhóm đất ở nước ta? * Nhóm đất feralit: (0.5đ) - Chiếm tới 65% diện tích đất tự nhiên. - Phân bố ở các khu vực đồi núi, trong đó: + Đất feralit hình thành trên đá badan: phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. + Đất feralit hình thành trên đá vôi: phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc. + Đất feralit hình thành trên các loại đá khác: phân bố rộng khắp ở nhiều vùng đồi núi thấp. Nhóm đất phù sa:( 0.5đ) - Chiếm khoảng 24% diện tích đất tự nhiên - Đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn, đất cát biển, đất xám trên phù sa cổ. - Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung. - Đất xám trên phù sa cổ ở Đông Nam Bộ, đất cát ven biển ở Duyên hải miền Trung. o Nhóm đất mùn núi cao:(0.5đ) Chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên Phân bố rải rác ở các khu vực núi cao có độ cao từ 1600 – 1700 m trở lên Câu 4:( 2 điểm) Giải thích vì sao quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của nước ta? Địa Phương em có các nhóm đất nào? o Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên lớp thổ nhưỡng dày. Lượng mưa tập trung theo mùa làm rửa trôi các chất dễ tan, đồng thời tích tụ oxit sắt và oxit nhôm tạo nên đất feralit có màu chủ đạo là đỏ vàng. Do đó quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của nước ta. (1đ) o Địa phương em có các nhóm đất: nhóm đất phù sa (chủ yếu đất phù sa mặn, phù sa ngọt và đất xám, đất cát ven biển…), nhóm đất feralit (đất đỏ vàng), nhóm đất đen,... (1đ).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Bình Trung
7 p | 235 | 16
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 160 | 9
-
Bộ 23 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
25 p | 191 | 9
-
Bộ 22 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
23 p | 305 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 57 | 7
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 49 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 69 | 4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
32 p | 48 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Trương Vĩnh Ký
4 p | 60 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 41 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 103 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 71 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 59 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 65 | 2
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
42 p | 34 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 80 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn