Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Núi Thành, Quảng Nam
lượt xem 3
download
Ôn tập cùng "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Núi Thành, Quảng Nam" được chia sẻ sau đây sẽ giúp các em hệ thống được kiến thức môn học một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, đồng thời, phương pháp học này cũng giúp các em được làm quen với cấu trúc đề thi trước khi bước vào kì thi chính thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Núi Thành, Quảng Nam
- SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT NÚI THÀNH Môn: Ngữ văn – Lớp: 10 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: NGÔN CHÍ (BÀI SỐ 3) Am trúc hiên mai ngày tháng qua, Thị phi nào đến cõi yên hà (1). Bữa ăn dầu có dưa muối, Áo mặc nài chi gấm là. Nước dưỡng (2) cho thanh, trì thưởng nguyệt, Đất cày ngõ ải (3), lảnh ương hoa. Trong khi hứng động vừa đêm tuyết, Ngâm được câu thần (4) dặng dặng ca (5). (Nguyễn Trãi – Toàn tập, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr.396) Chú thích: (1) cõi yên hà: khói mây, chỉ chốn thanh tịnh, bình yên. (2) Nước dưỡng: giữ nước ao trong để bóng trăng chiếu xuống cho đẹp mà thưởng ngoạn. (3) Đất cày ngõ ải:cày rồi để cho đất ải ra, tức để hấp thụ nắng mưa rồi mới trồng trọt. (4) Câu thần: câu thơ hay. (5) Dặng dặng ca: văng vẳng tiếng đàn, hát vang dội. Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận Câu 2. Bài thơ Ngôn chí (số 3) thuộc thể thơ nào? A. Lục bát. B. Song thất lục bát C. Thất ngôn bát cú Đường luật biến thể (thất ngôn xen lục ngôn) D. Tự do. Câu 3. Cách ngắt nhịp nào là chủ yếu trong bài thơ trên? A. 3/4 B. 4/3. C. 3/3. D. 2/2/3. Câu 4. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? A. Nguyễn Khuyến B. Nguyễn Du C. Nguyễn Đình Chiểu D. Nguyễn Trãi Câu 5. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ sau: Am trúc hiên mai ngày tháng qua, Thị phi nào đến cõi yên hà. A. Nhấn mạnh lối sống giàu có, sung túc, thoải mái không thiếu thốn một thứ gì. B. Nhấn mạnh lối sống khổ hạnh, thiếu thốn để nuôi dưỡng tâm hồn thanh cao, thuần khiết. C. Nhấn mạnh lối sống giản dị, tránh xa cõi đời, tìm về chốn thôn dã, sống ung dung, tự tại.
- D. Nhấn mạnh lối sống xô bồ, bon chen, tranh giành quyền lực, lơi danh, địa vị xã hội. Câu 6. Nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “gấm là” là gì? A. Cuộc đời làm quan được ban thưởng nhiều gấm lụa. B. Cuộc sống giàu sang, xa hoa, nhiều của quý. C. Cảnh buôn bán gấm lụa nhộn nhịp, sôi nổi. D. Áo quý mà nhân vật trữ tình thường mặc hằng ngày. Câu 7. Việc sử dụng phép đối cân xứng về từ loại và ngữ nghĩa ở hai câu thơ (Bữa ăn dầu có dưa muối/Áo mặc nài chi gấm là) có tác dụng gì? A. Tượng trưng cho cuộc sống vật chất giản dị, thanh đạm. B. Kể lại cuộc sống hằng ngày của nhà thơ nơi làng quê. C. Khẳng định sự lựa chọn một cuộc sống vật chất giản dị. D. Tượng trưng cho cuộc sống thanh nhàn nơi quê nhà. Trả lời các câu hỏi: Câu 8. Anh/Chị hãy nêu giá trị nội dung của bài thơ. Câu 9. Theo anh/ chị, trong bài thơ trên, lối sống của nhà thơ Nguyễn Trãi thể hiện như thế nào? Câu 10. Anh/Chị hãy nêu bài học ý nghĩa nhất được rút ra từ bài thơ. II. VIẾT (4.0 điểm) Việc học mang lại giá trị gì cho bản thân mỗi người? Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận trả lời cho câu hỏi trên. ---Hết---
- SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2, NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT NÚI Môn: Ngữ văn, lớp 10 THÀNH Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) A. Hướng dẫn chung - Thầy cô chấm bài kiểm tra cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng môn Ngữ văn nên thầy cô chấm kiểm tra cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm. - Điểm toàn bài được làm tròn theo quy định. B. Đáp án và thang điểm Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 Đáp án: B 0.5 Hướng dẫn chấm: -Học sinh trả lời đúng: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời sai: 0 điểm. 2 Đáp án: C 0.5 Hướng dẫn chấm: -Học sinh trả lời đúng: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời sai: 0 điểm.
- 3 Đáp án: B 0.5 Hướng dẫn chấm: -Học sinh trả lời đúng: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời sai: 0 điểm. 4 Đáp án: D 0.5 Hướng dẫn chấm: -Học sinh trả lời đúng: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời sai: 0 điểm. 5 Đáp án: C 0.5 Hướng dẫn chấm: -Học sinh trả lời đúng: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời sai: 0 điểm. 6 Đáp án: B 0.5 Hướng dẫn chấm: -Học sinh trả lời đúng: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời sai: 0 điểm. 7 Đáp án: C 0.5 Hướng dẫn chấm: -Học sinh trả lời đúng: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời sai: 0 điểm. 8 Bài thơ thể hiện vẻ 1.0 đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi, bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước đồng thời cũng thể hiện triết lí nhân sinh sâu sắc. Hướng dẫn chấm: -Học sinh trả lời đúng: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được ½ ý: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời sai: 0 điểm. 9 Lối sống của nhà thơ: 0,.75 - Gắn bó sâu sắc với thiên nhiên, yêu thiên nhiên tha thiết. - Lối sống giản dị nhưng thanh cao… Hướng dẫn chấm:
- -Học sinh trả lời thuyết phục: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời chưa đủ ý , tính thuyết phục chưa cao: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời sai: 0 điểm. Lưu ý: Chấp nhận cách diễn đạt khác nhưng đảm bảo nội dung. 10 Học sinh rút ra bài 0,75 học có ý nghĩa nhất (01 bài học) và lí giải hợp lí, thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý: - Sống hòa hợp, yêu thiên nhiên để tâm hồn trong sạch, bình yên. - Giản dị trong lối sống để cuộc sống an yên, tự do, nuôi dưỡng tâm hồn thanh cao, trong sạch -… Hướng dẫn chấm: -Học sinh rút ra bài học ý nghĩa nhất và lí giải hợp lí, thuyết phục: 0,75 điểm. Học sinh rút ra bài học có ý nghĩa nhưng chưa lí giải hợp lí, thuyết phục: 0,5 điểm. - Học sinh không có câu trả lời: 0 điểm. II VIẾT 4.00 a. Đảm bảo cấu trúc 0.25 bài nghị luận văn học. Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề
- b. Xác định đúng vấn 0.25 đề nghị luận: Giá trị của việc học đem lại cho bản thân mỗi người. Hướng dẫn chấm: + Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. + Không xác định được vấn đề nghị luận: 0,00 điểm. c. Triển khai vấn đề 3.00 nghị luận thành các luận điểm HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sởkết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau: - Giải thích: Việc học và giá trị của việc học. - Phân tích giá trị của việc học: + Việc học giúp con người có được những hiểu biết ở nhiều lĩnh vực, giúp hoàn thiện bản thân cả về kiến thức, trí tuệ và tâm hồn, nhân cách. + Việc học tạo ra hạnh phúc, vun đắp tình yêu thương, biết sẻ chia, tôn trọng mọi người, với thế giới xung quanh chúng ta. + Việc học giúp con người vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Những người có học dễ thành công hơn, được nhiều người tôn trọng hơn. + Việc học không chỉ đem lại giá trị cho cá nhân mỗi người mà còn đem lại giá trị cho gia đình, xã hội.
- - Phê phán những người lười học, coi thường việc học hay thiếu tinh thần tự học suốt đời… - Bài học: + Việc học mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho bản thân mỗi người. + Cần xác định rõ ràng mục đích việc học, chăm chỉ, tự học…. Hướng dẫn chấm: - Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2.25 điểm đến 3.00 - Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1.25 điểm - 2.00 điểm. - Trình bày chung chung, chưa rõ: 0.25 điểm – 0.75 điểm * Lưu ý: Hệ thống dẫn chứng phải đủ, tiêu biểu. Những bài văn thiếu hoặc không có dẫn chứng thì không cho điểm tối đa. d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện 0.25 suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Tổng điểm 10.0
- ---HẾT---
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
86 p | 155 | 17
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 50 | 6
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p | 44 | 6
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 57 | 5
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p | 50 | 5
-
Bộ 11 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
64 p | 51 | 4
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 39 | 4
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
39 p | 33 | 3
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p | 40 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p | 48 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
44 p | 34 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 51 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 43 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
67 p | 43 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 46 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
27 p | 32 | 3
-
Bộ 14 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
76 p | 62 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn