intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Phùng Khắc Khoan - Thạch Thất

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

65
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Phùng Khắc Khoan - Thạch Thất" sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Phùng Khắc Khoan - Thạch Thất

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI KỲ THI GIỮA KỲ II -NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT PHÙNG KHẮC KHOAN - ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 11 THẠCH THẤT Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi gồm 02 trang) ĐỀ CHÍNH THỨC Số báo danh:..................... Họ và tên ............................................................................. I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Một ngày xuân, con chim nhả một hạt tung trên bức tường đá ở đền Ta Prohm. Gặp nước mưa, hạt tung nẩy mầm thành một cây tung. Ngay lúc vừa sinh ra, cây tung đã nhận ra số phận trớ trêu của mình: nó không mọc trên mảnh đất màu mỡ như những cây khác, mà lại mọc trên một bức tường đá! Đối với cây, làm gì có gì khô cằn hơn đá! Nó nhìn đám cây cối tươi tốt khoe sắc xung quanh mà thèm. Nhưng nó biết nó không thể đua đòi với chúng. Nó có số phận khác. Nó buộc phải sống theo cách khác. Nó quyết định… không vươn lên! Nó chỉ ra một ít lá để hít khí trời, để không tiêu thụ quá nhiều dinh dưỡng. Nó tằn tiện từng tí dinh dưỡng hiếm hoi mà cái rễ của nó hút được từ bức tường đá và “đầu tư” số dinh dưỡng đó cho chính… cái rễ. Nó kiên trì vươn cái rễ bé bỏng về phía đất, từng tí, từng tí, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác. Nó vẫn không chịu vươn lên cao và chỉ duy trì vài ba cái lá nhỏ để hít khí trời. Nó biết đám cây tươi tốt xung quanh thường xuyên đàm tiếu với nhau về nó, nói xấu nó. Thậm chí có lúc nó còn nghe thấy chúng gọi nó là “thằng còi” một cách miệt thị. Nó mặc kệ. Nó chỉ quan tâm đến mục đích cụ thể: vươn cái rễ tới đất. Nhiều ngày trôi qua. Nhiều tháng trôi qua. Nhiều mùa trôi qua. Nhiều năm trôi qua. Đến một ngày, cái rễ của nó đã chạm được đến đất. (Chuyện cây tung ở đền Ta Prohm, Kẻ trăn trở, Lương Hoài Nam, NXB Thế giới, 35) Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 2 (0.5 điểm). Dựa vào văn bản, anh/chị hãy cho biết cây tung đã có thái độ như thế nào khi nó biết đám cây tươi tốt xung quanh thường xuyên đàm tiếu với nhau về nó, nói xấu nó? Câu 3 (1.0 điểm). Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung của những câu văn sau: “Nhiều ngày trôi qua. Nhiều tháng trôi qua. Nhiều mùa trôi qua. Nhiều năm trôi qua. Đến một ngày, cái rễ của nó đã chạm được đến đất” ? Câu 4 (1.0 điểm). Anh/ chị hãy nhận xét về cách mà cây tung đã làm để chống chọi lại với số phận trớ trêu của nó ? II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
  2. Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của thái độ sống sẵn sàng đối mặt với những nghịch cảnh trong cuộc đời. Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nhận tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu qua đoạn thơ sau: (5.0 điểm) …“Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.” (Trích Vội vàng – Xuân Diệu, SGK Ngữ văn 11 Cơ bản, tập II, NXB Giáo dục, 2007, tr.22) ----------------------Hết----------------------
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM Đề thi giữa học kì II môn Văn – Khối 11 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0.5 Hướng dẫn chấm: - Thí sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm - Không chấp nhận phương án trả lời khác 2 Thái độ của cây tung khi biết đám cây tươi tốt xung quanh 0.5 thường xuyên đàm tiếu với nhau về nó, nói xấu nó là: Nó mặc kệ, nó chỉ quan tâm đến mục đích cụ thể: vươn cái rễ tới đất. Hướng dẫn chấm: - Thí sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm - Không chấp nhận phương án trả lời khác 3 Nội dung của các câu văn đó là: 1.0 - Bằng sự nỗ lực, cố gắng hết mình, sau nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều mùa, nhiều năm, cây tung đã thực hiện mục tiêu của mình: rễ của nó đã chạm tới đất - Lời khuyên: Trong cuộc sống, mỗi chúng ta hãy không ngừng cố gắng, nỗ lực để đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra… Hướng dẫn chấm: - Thí sinh nêu đúng mỗi ý được 0,5 điểm - Chấp nhận cách diễn đạt khác nếu cùng nội dung 4 - Cách mà cây tung đã làm để chống chọi lại với số phận trớ trêu 1.0 là: Nó quyết định không vươn lên, chỉ ra một ít lá hít khí trời, đầu tư mọi chất dinh dưỡng cho cái rễ. - Nhận xét: + Cách chống chọi đó phù hợp với hoàn cảnh trớ trêu của cây tung, giúp cây tung vượt lên nghịch cảnh đạt được mục tiêu + Cây tung hiện lên bản lĩnh, kiên cường. + Từ đó, người đọc nhận ra bài học sâu sắc về thái độ sống tích cực trước hoàn cảnh éo le, trớ trêu. Hướng dẫn chấm: - Thí sinh có thể đưa ra những nhận xét khác nhưng hợp lý vẫn cho điểm tối đa - Nếu thí sinh chỉ đưa ra được cách cây tung chống chọi lại số phận éo le mà không nhận xét chỉ cho: 0.25 điểm II LÀM VĂN 7.0 1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của 2.0 bản thân về ý nghĩa của thái độ sống sẵn sàng đương đầu với nghịch cảnh trong cuộc đời a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Bắt đầu bằng chỗ lùi 0.25 vào đầu dòng, viết hoa, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. Đảm bảo yêu cầu
  4. về dung lượng (khoảng 200 chữ). Chú ý: Nếu thí sinh viết thành nhiều đoạn thì điểm tối đa của câu này là 0.75 điểm b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của thái độ sống 0.25 sẵn sàng đương đầu với nghịch cảnh trong cuộc đời c. Nội dung : - Nêu được các ý nghĩa của thái độ sống sẵn sàng đương đầu 1.0 với nghịch cảnh trong cuộc đời kết hợp dẫn chứng: + Giúp vững vàng, mạnh mẽ trước khó khăn + Mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn + Trở thành cảm hứng cho những người gặp khó khăn khác… - Lời khuyên để có được thái độ sống sẵn sàng đương đầu với nghịch cảnh trong cuộc đời – luôn rèn luyện tinh thần, ý chí, 0,5 động viên bản thân, cố gắng trong mọi hoàn cảnh….. 2 Cảm nhận tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu 5.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. 025 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: tình yêu cuộc đời của Xuân 025 Diệu c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. MB - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích. 05 TB - Cảm nhận tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu qua đoạn 3.0 thơ Về nội dung * Xuân Diệu đã phát hiện ra thiên đường ngay trên mặt đất, không xa lạ mà rất đỗi quen thuộc ngay trong tầm tay của chúng ta: - Đó là bức tranh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ sắc màu, niềm vui và sức sống, được thể hiện qua: +) hình ảnh : ong bướm, hoa lá, yến anh, tuần tháng mật… +) Màu sắc: màu xanh rì của đồng nội, màu của lá non, màu của cành tơ phơ phất…=>Gợi hình ảnh non tơ, mơn mởn. +) Âm thanh: khúc tình si của yến anh +) điệp “này đây” - Bức tranh thiên nhiên ấy còn được vẽ lên với vẻ xuân tình: mối quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật được hình dung trong quan hệ như với người yêu, người đang yêu, như tình yêu đôi lứa trẻ tuổi, say đắm. Các cặp hình ảnh sóng đôi như ong bướm, yến anh càng làm bức tranh thiên nhiên thêm tình ý. Xuân Diệu đã khơi dậy vẻ tinh khôi, gợi hình của sự vật, nhà thơ không nhìn sự vật ấy bằng cái nhìn thưởng thức mà bằng cái nhìn luyến ái, khát khao chiếm hữu. - Bức tranh thiên nhiên đời sống con người càng đằm thắm, đáng yên hơn với phép ẩn dụ, so sánh:
  5. Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; * Tâm trạng của nhà thơ - Niềm sung sướng hân hoan, vui say ngây ngất trước vẻ đẹp của cuộc sống trần gian. - Tâm trạng vội vàng, nuối tiếc thời gian, nuối tiếc mùa xuân ngay cả khi sống giữa mùa xuân. => Tình yêu cuộc sống tha thiết, mãnh liệt của Xuân Diệu Về nghệ thuật - Mới mẻ trong cách nhìn, cách cảm nhận cuộc sống; quan niệm thẩm mĩ hiện đại; phép điệp, liệt kê, so sánh, chuyển đổi cảm giác. - Cấu trúc dòng thơ hiện đại. KB: 05 - Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu. - Tình yêu đời của Xuân Diệu đem đến quan niệm nhân sinh tích cực d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc 025 vấn đề cần nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 025
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2