intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Phùng Khắc Khoan - Thạch Thất

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

22
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Phùng Khắc Khoan - Thạch Thất". Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Phùng Khắc Khoan - Thạch Thất

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI KỲ THI GIỮA KỲ II -NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT PHÙNG KHẮC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 12 KHOAN - THẠCH THẤT Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi gồm 02 trang) ĐỀ CHÍNH THỨC Số báo danh: .................... Họ và tên ........................................................................... PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: “Tôi khen dương liễu đẹp, nhưng vẻ đẹp của nó khác mẫu đơn, mà cũng chẳng giống bất cứ loại hoa cỏ nào. Cái đẹp của dương liễu là ở chỗ buông rủ. Hoa cỏ phần lớn đều vươn lên, hồng hạnh có thể vươn ra khỏi đầu tường, cổ thụ có thể cao tới chọc trời. Vươn lên là tốt, nhưng nhìn cành lá hoa quả ngày càng vươn cao, tựa hồ quên khuấy gốc rễ bên dưới, tôi lại thấy ghét! Chúng nhờ có gốc rễ nuôi dưỡng mới phát triển được, vậy mà sao chỉ biết chăm chăm hướng lên, chẳng màng gì tới bên dưới. Sức sống của chúng được xây dựng từ gốc rễ, sao chỉ biết giành giật hào quang mà chẳng ngoái lại nhìn cái gốc vẫn vùi dưới đất bùn? (...) Song dương liễu không như thế: Nó đâu phải không thể vươn lên. Nó lớn rất nhanh, lại cao, nhưng càng cao càng rủ thấp. Muôn vàn nhành liễu mảnh như sợi tóc vẫn không quên cội rễ, thường rủ xuống dưới, mượn gió xuân mà múa lượn vái lạy gốc rễ vẫn đang cắm ngập dưới đất bùn hoặc hôn lên đó. Tựa như một đám trẻ hoạt bát quấn quanh mẹ hiền nô đùa, lúc nào cũng bám lấy mẹ, hoặc nhào vào lòng mẹ, trông hết sức đáng yêu. Dương liễu cũng cao vượt lên đầu tường, nhưng tôi không thấy ghét, bởi nó cao mà biết hạ mình xuống, cao mà không vong bản” (Trích “Sống vốn đơn thuần” – Phong Tử Khải, NXB Hà Nội 2021, trang 183) Câu 1. Xác định câu chủ đề, thao tác lập luận chính trong đoạn văn bản trên? Câu 2. Tại sao tác giả Phong Tử Khải lại yêu thích dương liễu? Câu 3. Phân tích tác dụng của phép tu từ so sánh trong những câu văn sau: “Muôn vàn nhành liễu mảnh như sợi tóc vẫn không quên cội rễ, thường rủ xuống dưới, mượn gió xuân mà múa lượn vái lạy gốc rễ vẫn đang cắm ngập dưới đất bùn hoặc hôn lên đó. Tựa như một đám trẻ hoạt bát quấn quanh mẹ hiền nô đùa, lúc nào cũng bám lấy mẹ, hoặc nhào vào lòng mẹ, trông hết sức đáng yêu Câu 4. Văn bản trên giúp anh/chị nhận ra thông điệp gì về cuộc sống, con người? (Trả lời từ 5 đến 7 câu) PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm sống “cao mà biết hạ mình xuống, cao mà không vong bản” . Câu 2 (5,0 điểm). Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh Ngữ văn 12 Trang 1/2 trang
  2. bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Ðám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ đã chẳng trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này làm sao Mị cũng không thấy sợ... Lúc ấy, trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Ði ngay...", rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: - A Phủ cho tôi đi. A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói: – Ở đây thì chết mất. A Phủ chợt hiểu. Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình. A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi. (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) Phân tích hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về giá trị nhân đạo được nhà văn Tô Hoài gửi gắm qua đoạn trích? ------------- HẾT ------------- (Thí sinh không dùng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Ngữ văn 12 Trang 2/2 trang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2