intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Kon Tum” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Kon Tum

  1. TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TỔ NGỮ VĂN MÔN NGỮ VĂN LỚP 11, NĂM HỌC 2023 - 2024 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. Mục tiêu: Nhằm đánh giá năng lực học sinh theo các chuẩn sau: - Phần đọc: nắm nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản, hiểu ý nghĩa về từ ngữ, ngữ pháp dụng ý của văn bản; một số biện pháp nghệ thuật và tác dụng của chúng. - Phần viết: vận dụng tri thức ngữ văn để viết đoạn văn nghị luận; bài văn thuyết minh về một tác phẩm văn học II. Hình thức kiểm tra: Tự luận III. Thiết lập ma trận: MĐ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng CĐ Thấp Cao Đọc hiểu - Thể thơ (c1) - Phân tích tác dụng 5 - Nhận xét, lí giải thông điệp được gửi - Nhận biết nhân vật của BPTT (c3) gắm trong bài thơ (c5) trữ tình trong bài thơ - Hiểu ý nghĩa của (c2) hình ảnh/ câu thơ (c4) Số câu: 2 2 1 5 Số điểm: 1.0 2.0 1.0 4.0 Tỷ lệ: 10% 20% 1.0% 40% PHẦN LÀM VĂN Viết đoạn - Nhận biết đúng kiểu Hiểu thấu đáo về vấn Vận dụng linh họat Liên hệ, đánh văn nghị bài nghị luận về một đề xã hội cần NL các thao tác lập luận, giá về vấn đề đặt luận xã hội tư tưởng đạo lí. các phương thức biểu ra - Nhận biết vấn đề đạt, kĩ năng tạo lập nghị luận văn bản làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. Số câu: 1 Số điểm: 0,5 0,5 0,5 0,5 2.0 Tỷ lệ: 5% 5% 5% 5% 20% Viết bài văn - Giới thiệu được đầy - Trình bày được - Nêu được những bài - Đánh giá được thuyết minh đủ thông tin chính về những tri thức về nội học rút ra từ tác ý nghĩa, giá trị tên tác phẩm, tác giả, dung và nghệ thuật phẩm. của nội dung và thể loại,… của tác của tác phẩm - Thể hiện cảm xúc, hình thức tác phẩm. - Triển khai thành quan điểm với thông phẩm. - Đảm bảo cấu trúc, những luận điểm phù điệp của tác giả (thể - Thể hiện rõ bố cục của một văn hợp. Giới thiệu được hiện trong tác phẩm). quan điểm, cá bản thuyết minh những đặc sắc về nội - Có cách diễn đạt tính trong bài dung, nghệ thuật … độc đáo, sáng tạo, viết. của tác phẩm. hợp logic. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 1 4.0 40% 10% 10% 15% 5% Tỷ lệ chung Số câu: 6 Số điểm: 2,5 3,5 4.0 10.0 Tỷ lệ: 25% 35% 40% 100%
  2. TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TỔ NGỮ VĂN MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 - NĂM HỌC 2023- 2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ (Đề gồm 02 trang) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc văn bản sau: CHÂN QUÊ Nguyễn Bính[1] Hôm qua em đi tỉnh về, Đợi em ở mãi con đê đầu làng. Khăn nhung, quần lĩnh[2] rộn ràng. Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi! Nào đâu cái yếm lụa sồi[3] ? Cái dây lưng đũi[4] nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen[5 ]? Nói ra sợ mất lòng em, Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa. Như hôm em đi lễ chùa, Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh. Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thầy u mình với chúng mình chân quê. Hôm qua em đi tỉnh về, Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều. (Nguyễn Bính, Nước giếng thơi, NXB Hội Nhà văn, 1957) Chú thích: 1. Nguyễn Bính (1918 – 1966), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính, xuất thân trong gia đình nhà Nho nghèo, quê ở Vụ Bản – Nam Định. Ông là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại. Ông được mệnh danh là nhà thơ của tình quê với giọng điệu thơ rất riêng, mang sắc thái quê mùa, dân dã khó trộn lẫn. Thơ ông dung dị, chan chứa tâm tư, tình cảm và khát vọng của những con người chân lấm tay bùn. Bài thơ “Chân quê” in trong tập Tâm hồn tôi (1937), là bài thơ tiêu biểu viết về làng quê của Nguyễn Bính. Bài thơ được xem là châm ngôn sống của nhà thơ, nó chất chứa niềm lo âu, day dứt, dự cảm về những đổi thay nhanh chóng, làm mất đi sắc quê hương. 2. Lĩnh (Quần lĩnh): là thứ vải trơn, bóng, được làm từ những sợi tơ tốt nhất. Thời bấy giờ, quần lĩnh là loại quần mà các cô gái thị thành ưa chuộng.. 3. Lụa sồi: là một trong những loại lụa dệt bằng sợi tơ tằm. Lụa sồi dùng may yếm vừa đảm bảo vải đủ dày dặn, kín đáo nhưng vẫn giữ được sự mềm mại, dịu dàng đằm thắm của các cô gái 4. Dây lưng đũi: dải vải thắt ngang eo làm thắt lưng trong trang phục áo tứ thân của người phụ nữ thời xưa. Đũi là loại vải dệt bằng sợi tơ nhưng lấy từ những đũi tằm già
  3. 5. Quần nái đen : loại quần vải dệt bằng tơ gốc, màu đen, thời bấy giờ là trang phục phổ biến của người dân quê. Thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: Câu 1. (0,5 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên. Câu 2. (0,5 điểm): Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai? Câu 3. (1,0 điểm): Chỉ rõ tác dụng – hiệu quả của biện pháp sử dụng câu hỏi tu từ trong hai câu thơ sau: Nào đâu cái yếm lụa sồi? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Câu 4. (1,0 điểm): Anh/ chị hiểu thế nào về ý nghĩa của câu thơ “Hoa chanh nở giữa vườn chanh”? Câu 5. (1,0 điểm): Theo anh/ chị, qua bài thơ tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì? Nhận xét về thông điệp đó. II. PHẦN VIẾT (6.0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm): Từ phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện nay. Câu 2. (4,0 điểm): Anh/chị hãy viết bài văn thuyết minh về những giá trị đặc sắc của bài thơ Chân quê của Nguyễn Bính. ---------------Hết--------------- TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN HƯỚNG DẪN CHẤM TỔ NGỮ VĂN BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ II
  4. MÔN NGỮ VĂN LỚP 11, NĂM HỌC 2023 - 2024 I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý. - Tổng điểm trong bài làm của thí sinh làm tròn đến 1 số thập phân (0.25 =0.3, 0.75=0.8). II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
  5. Phần Câu Nội dung Điểm I. PHẦN ĐỌC – HIỂU 4.0 1 - Thể thơ: Lục bát 0,5 Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời đúng như đáp án: 0,75 điểm. + Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0.0 điểm 2 - Chủ thể trữ tình trong bài thơ là: Chàng trai/anh/nhân vật xưng “tôi” 0,5 Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời đúng như đáp án: 0,5 điểm. + Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0.0 điểm 3 Tác dụng của biện pháp sử dụng câu hỏi tu từ: 1,0 - Bộc lộ sự trách móc, nuối tiếc, xót xa, đau khổ của chàng trai trước sự thay đổi của người yêu (0,75 điểm) - Tạo âm hưởng day dứt, khắc khoải cho lời thơ (0,25 điểm) Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời đúng, theo mức điểm từng ý như đáp án (hoặc có cách diễn đạt tương đương): ý 1: 0,75 điểm; ý 2: 0,25 điểm + Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm 4 - HS có thể có nhiều cách lí giải, cảm nhận riêng về ý nghĩa của câu thơ 1,0 nhưng cần đảm bảo tính hợp lí, biết đặt câu thơ trong cả văn bản để lí giải. Sau đây là gợi ý: + Hoa chanh: Hoa của cây chanh, một loài cây quen thuộc ở làng quê; là biểu tượng của vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc, thuần khiết (1) + Vườn chanh: Là không gian, môi trường nuôi chanh lớn; là biểu tượng cho không gian văn hóa làng quê quen thuộc, bình dị (2) => Ý nghĩa cả câu: Hoa chanh chỉ đẹp khi nở giữa vườn chanh, nơi sinh ra và nuôi chanh lớn lên; mỗi con người đều có cội nguồn, quê hương, chúng ta phải biết trân trọng, sông sao cho phù hợp, hài hòa với phong tục với vẻ đẹp mộc mạc của quê hương mình (3) Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời đúng như đáp án (hoặc có cách diễn đạt tương đương): 1,0 điểm. + Học sinh trả lời đúng 2/3 đáp án (hoặc có cách diễn đạt tương đương): 0,75 điểm. + Học sinh trả lời đúng 1/3 đáp án (hoặc có cách diễn đạt tương đương): 0,5 điểm. + Học sinh có hiểu ý nhưng còn mơ hồ, diễn đạt lan man .. : 0,25 điểm. + Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0.0 điểm 5 - Thông điệp ý nghĩa nhà thơ Nguyễn Bính muốn gửi gắm qua bài thơ. 1,0 Có thể theo hướng: Cần giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương. - Nhận xét về thông điệp: HS đưa ra nhận xét thuyết phụ, hợp lí. Có thể theo hướng: Đó là thông điệp sâu sắc của một con người nặng lòng với quê hương với những giá trị truyền thống. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được một thông điệp có ý nghĩa: 0,25 điểm; không nêu được thông điệp: 0,0 điểm. - Học sinh nhận xét: + Rõ ràng, phù hợp, thuyết phục: 0,75 điểm + Chung chung, thiếu thuyết phục: 0,25-0,5 điểm + Không nhận xét/ lan man không đúng hướng: 0,0 điểm II. PHẦN VIẾT Câu 1 Từ phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) 2.0
  6. Đăk Hà, ngày 15 tháng 03 năm 2024 Duyệt của BGH Duyệt của TTCM Lê Thị Thứ Vũ Ngọc Đức
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2