Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chu Văn An, Quảng Nam
lượt xem 1
download
Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chu Văn An, Quảng Nam’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chu Văn An, Quảng Nam
- SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 12, NĂM HỌC 2023-2024 1/ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA LỚP 12 MÔN NGỮ VĂN – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT 2Ma Mức độ Tổng Nội dung trận đề % điểm Nghị luận nhận thức kiểm tra: hiện Kĩ năng đại/đơn vị TT kiến thức, Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng kĩ năng1 hiểu cao Đọc hiểu Số câu 2 1 1 4 1 Tỉ lệ % 15 10 5 30 điểm Làm văn NLXH 1* 1* 1* 1 Số câu (Viết đoạn văn) Tỉ lệ % 5 10 5 20 điểm 2 NLVH 1* 1* 1* 1* 1 Số câu (Viết bài văn) Tỉ lệ % 20 10 10 10 50 điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 2/ BẢNG ĐẶC TẢ VÀ KỸ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 12; THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút TT Nội dung Đơn vị Mức độ Số câu hỏi Tổng kiến thức/ kiến kiến thức, theo mức kĩ năng thức/kĩ kĩ độ năng năngcần nhận kiểm tra, thức 1
- đánh giá Thông Vận dụng Nhận biết Vận dụng hiểu cao Văn bản Nhận 2 1 1 0 biết: nghị luận hiện đại - Xác định thông tin ĐỌC (Ngữ liệu được nêu HIỂU ngoài sách trong văn 1. giáo khoa) bản/đoạn trích. - Nhận diện phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, biện pháp tu từ,... Thông hiểu: - Hiểu được nội dung của văn bản/đoạn trích. - Hiểu được giá trị các biện pháp tu từ của văn bản/đoạn trích. Vận dụng: - Bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích. - Rút ra thông điệp/bài
- học cho bản thân. 2 VIẾT Nghị luận Nhận 1 ĐOẠN về một tư biết: VĂN tưởng, đạo - Xác định NGHỊ lí được tư LUẬN tưởng, đạo XÃ HỘI lí cần bàn (khoảng luận. 200 chữ) - Xác định được cách thức trình bày đoạn văn. Thông hiểu: - Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng, đạo lí.
- Vận dụng cao: - Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. 3 VIẾT Nghị luận Nhận 1* BÀI về một tác biết: NGHỊ phẩm, một - Xác định LUẬN đoạn trích kiểu bài VĂN văn xuôi: nghị luận, vấn đề cần HỌC - Vợ nghị luận. chồng A - Giới Phủ (Tô thiệu tác Hoài) giả, tác -Chiếc phẩm. thuyền - Nêu ngoài xa được nội (Nguyễn dung , Minh hình tượng Châu) nhân vật trữ tình, đặc điểm nghệ thuật của đoạn trích ... Thông hiểu:
- - Diễn giải về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của đoạn trích/tác phẩm văn xuôi Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, đặt câu, các phép liên kết, các thao tác lập luận phù hợp để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích văn xuôi. - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; vị trí và đóng góp của tác giả. Vận dụng cao: - So sánh với các tác phẩm khác, liên hệ với thực tiễn; vận
- dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục. Tổng 5 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100 SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KÌ 2, NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN MÔN NGỮ VĂN 12 THỜI GIAN 90 PHÚT (Không tính thời gian giao đề)
- ĐỀ I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện những yêu cầu sau đây : Ngày hôm nay bạn sống với lòng yêu thương, chắc chắn rằng bạn sẽ nhận lại được yêu thương vào ngày mai. Sự khởi đầu hôm nay của mỗi người không phải bắt đầu từ những điều xa rời thực tế, mà hãy bắt đầu bằng những gì chân thực nhất của tình yêu thương và lòng bao dung cao cả. Tình yêu thương vô cùng đơn giản và rất gần gũi với tất cả mọi người. Nó xây dựng nên mối quan hệ thân thiện giữa người với người; nó làm cho cuộc sống trở nên ấm áp hơn, vui vẻ và hạnh phúc hơn. Người có nhân cách đẹp là người luôn biết yêu thương mọi người và luôn hướng đến chân - thiện - mỹ. Món quà của sự yêu thương không nhất thiết phải là vật chất, mà chỉ đơn giản là lời động viên, là cái nhìn đầy thiện cảm, một lời cảm ơn chân thành... Yêu thương và được yêu thương, đó là điều mà mọi người luôn luôn mong muốn. Chính yêu thương đã giúp chúng ta có được niềm tin, nhận ra được lẽ sống, nhìn ra cái đẹp, thấy được những điều tích cực xung quanh mình. Vì vậy hãy luôn cố gắng trở thành một người hướng thiện, một người luôn biết yêu thương và trân quý cuộc sống. Hãy để cho thế giới này luôn được tỏa sáng bằng tình yêu thương và hãy nuôi dưỡng nó bằng cách làm nhiều việc tốt, yêu thương mọi người, sẵn lòng giúp đỡ người khác bằng khả năng có thể. (Theo “Đối xử bằng tình yêu thương”, Thu Uyên) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản (0.75 điểm) Câu 2. Theo tác giả, “ngày hôm nay” chúng ta nên bắt đầu từ điều gì để cuộc sống tốt đẹp hơn? (0.75 điểm) Câu 3. Theo anh/chị, “món quà yêu thương” đáng quý nhất của con người trong cuộc sống là gì? (1.0 điểm) Câu 4. Câu nói: “Chính yêu thương đã giúp chúng ta có được niềm tin, nhận ra được lẽ sống, nhìn ra cái đẹp, thấy được những điều tích cực xung quanh mình”, Anh /chị hãy bày tỏ quan điểm của mình? (0.5 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của mình về sức mạnh của việc lan toả yêu thương trong cuộc sống. Câu 2. (5.0 điểm) Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn nghĩ đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử. Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa. Con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, lúc nào cũng nhớ lại những việc giống nhau, mỗi năm một mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay; đến mùa đi nương bẻ bắp. Và dù đi hái củi, bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước sợi. Bao
- giờ cũng thế, suốt năm, suốt đời thế. Con ngựa, con trâu làm có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả ngày. Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. ở buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông ấy mà trông ra. Đến bao giờ chết thì thôi. (Trích “Vợ chồng A Phủ”, Truyện Tây Bắc, Tô Hoài) Phân tích sự tê liệt sức sống của nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét ngòi bút hiện thực của nhà văn Tô Hoài. ………………………………………Hết……………………………………. SỞ GD&ÐT QUẢNG NAM HƯỚN G DẪN TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN CHẤM --------------------- THI GIỮA KÌ II MÔN NGỮ VĂN 12 (Thời gian 90 phút) NĂM 2023- 2024
- Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt: 0,75 Nghị luận Hướng dẫn chấm: - Thí sinh trả lời đúng đáp án : 0,75 điểm. - Thí sinh trả lời sai: 0 điểm. 2 Theo tác giả, “ngày 0,75 hôm nay” chúng ta nên: “sống với lòng yêu thương”, “không bắt đầu từ những điều xa rời thực tế, mà hãy bắt đầu bằng những gì chân thực nhất của tình yêu thương và lòng bao dung cao cả” để cuộc sống tốt đẹp hơn. Hướng dẫn chấm: - Thí sinh trả lời đúng đáp án,hoặc ghi hết cả đoạn “Ngày hôm nay…bao dung cao cả”: 0,75 điểm. - Thí sinh trả lời chung chung nhưng có chạm vào đáp án,hoặc từ:
- “Sự khởi đầu hôm nay… bao dung cao cả” 0,25 0,5 điểm. - Thí sinh không trả lời được ý nào trong đáp án: 0 điểm. 3 “món quà yêu 1,0 thương” đáng quý nhất của con người trong cuộc sống: - Tình cảm chân thành, không toan tính - Sự quan tâm của mọi người; sẻ chia… Hướng dẫn chấm: - Thí sinh trả lời được cả 2 ý: 1,0 điểm. - Thí sinh trả lời được ý 1: 0,5 điểm. - Thí sinh trả lời được ý 2: 0,5 điểm. - Thí sinh trả lời chung chung nhưng có chạm vào 1 trong 2 ý: 0,25 điểm. - Thí sinh không trả lời được ý nào trong đáp án: 0 điểm. Lưu ý: Thí sinh trả lời các ý trong Đáp án bằng các từ ngữ/ cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa.
- 4 Câu nói: “Chính yêu 0,5 thương đã giúp chúng ta có được niềm tin, nhận ra được lẽ sống, nhìn ra cái đẹp, thấy được những điều tích cực xung quanh mình”, Một số gợi ý: -Vai trò và ý nghĩa to lớn của tình yêu thương trong cuộc sống con người -Hàn gắn, xoa dịu vết thương. -Có động lực, niềm tin bước tiếp Hướng dẫn chấm: - Thí sinh trình bày được quan điểm và lý giải thuyết phục: 0,5 điểm. - Thí sinh không lý giải hoặc lý giải không có tính thuyết phục: 0,25 điểm. - Thí sinh không nêu được quan điểm, các ý trình bày không liên quan đến vấn đề: 0 điểm. Lưu ý: Thí sinh trả lời các ý trong Đáp án bằng các từ ngữ/ cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa.
- II LÀM VĂN 7,0 1 Từ nội dung đoạn 2,0 trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của mình về sức mạnh của việc lan toả yêu thương trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu 0,25 về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn 0,25 đề nghị luận Ý nghĩa về sức mạnh của việc lan toả yêu thương trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề 1,0 nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được ý nghĩa của việc lan toả yêu thương trong cuộc sống. Có thể triển khai theo hướng:
- Sức mạnh của việc lan toả yêu thương có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của mỗi người: - Hoá giải hận thù, giúp con người làm lại cuộc đời nếu có sa ngã. - Khơi dậy động lực, tiếp thêm niềm tin, chắp cánh vượt qua giông bão cuộc đời. - Cảm thấy tâm hồn bình yên, trong sáng, không ích kỉ tham sân si. - Giúp con người trưởng thành và chín chắn hơn; nhận ra được giá trị của bản thân, không đánh mất chính mình; hoàn thiện nhân cách, tâm hồn con người. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng: 1,0 điểm. - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu: 0,5 điểm - 0,75 điểm. - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết
- phục; lí lẽ chưa thật sự xác đáng, còn chung chung, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp: 0,25 điểm. - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục; lí lẽ, dẫn chứng không liên quan đến vấn đề nghị luận: 0 điểm. Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Đáp ứng được 1 hoặc 2 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Phân tích sự tê liệt sức 5,0 sống của nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét ngòi bút hiện thực của nhà văn Tô Hoài
- a. Bảo đảm cấu trúc 0,25 bài văn nghị luận. Mở giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận, thân bài thực hiện các yêu cầu của đề bài, kết bài khẳng định vấn đề nghị luận. b. Xác định đúng vấn 0,5 đề nghị luận Sự tê liệt sức sống của nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét ngòi bút hiện thực của nhà văn Tô Hoài c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, cần vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, phối hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả 0,5 (0,25 điểm), tác phẩm và đoạn trích (0,25 điểm) * Cảm nhận Sự tê liệt 2.5 sức sống của nhân vật 0.5 Mị Sự tê liệt của Mị xuất phát từ cuộc sống thống khổ khi bị bắt về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra: khổ về thể xác (làm việc quần quật cả ngày lẫn đêm, 0.5 cuộc sống không bằng
- kiếp con trâu, con 0.5 ngựa...); khổ về tinh thần: không có tự do, A Sử với Mị không có lòng mà vẫn phải ở với nhau... 0.5 - Và Mị đã tê liệt sức sống của mình: 0.5 + Mị tê liệt cảm xúc: không còn nghĩ đến ăn lá ngón tự tử; ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi; Mị tưởng mình cũng là con trâu, con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi... + Mị tê liệt về nhận thức: không nghĩ đến bản thân, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến những việc giống nhau, lặp đi lặp lại; suốt năm, suốt đời như thế; không khác gì kiếp một con trâu con ngựa + Mị tê liệt về tinh thần, buông xuôi: mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa; ở trong cái căn buồng kín mít mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi). - Sự tê liệt của Mị được miêu tả một cách chân thực và tinh tế; với cách trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; dẫn dắt tình tiết kheo léo, tự nhiên; ngôn ngữ sinh động, chọn lọc, sáng tạo; câu văn giàu tính tạo hình và đậm
- chất thơ. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm. - Phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện của tâm trạng: 0,75 điểm - 1,25 điểm. - Phân tích chung chung, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm - 0,5 điểm. * Nhận xét ngòi bút 0,5 hiện thực của nhà văn: - Đã làm nổi bật chế độ phong kiến miền núi tàn bạo, độc ác lúc bấy giờ với thế lực cường quyển và thần quyển cùng những hủ tục: cho vay nặng lãi, cúng trình ma,... - Cuộc sống thống khổ bị bóc lột của người dân miền núi bởi cường quyền và thần quyển, hủ tục ăn mòn về nhận thức, chai sạn về tinh thần,... Nhưng ẩn sâu trong họ vẫn là một sức sống mãnh liệt, nó âm ỉ và chờ thời cơ để bùng phát. - Tấm lòng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài càng hiện lên rõ hơn dưới nỗi đau của nhân
- vật Mị. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày được 3 ý hoặc trọn vẹn ý 1: 0,5 điểm - Học sinh trình bày được 1 ý 2: 0,25 điểm - Học sinh nhận xét chung chung, chưa rõ nhưng có liên quan đến một trong hai ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, từ ngữ, 0,25 ngữ pháp Bảo đảm chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt. đ. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có ý tưởng riêng, phù hợp với vấn đề nghị luận; có cách lập luận, diễn đạt mới mẻ. Tổng điểm 10,0
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 172 | 9
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Kim Liên
10 p | 50 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 68 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 56 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Long
4 p | 48 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tam Thái
12 p | 52 | 5
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 - Trường Tiểu học Hòa Bình 1
3 p | 58 | 5
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Thành
4 p | 51 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 75 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 61 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Đại An
3 p | 43 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 108 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
13 p | 61 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 73 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Thạch Bằng
6 p | 32 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 66 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Thành B
4 p | 46 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 81 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn