intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Xã Khoen On

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Xã Khoen On" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Xã Khoen On

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG PTDTBT THCS KHOEN ON Năm học 2021-2022 Môn: Văn. Lớp: 6 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ BÀI PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu: Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”. Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào. Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.” Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Giầy. Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Giầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Giầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18. Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Giầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất. (Bánh Chưng, Bánh Giầy) Câu 1 (1,5 điểm): Văn bản trên được viết theo thể loại truyện nào? Vì sao? Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2 (1,0 điểm): Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nhân vật chính là ai? Câu 3 (1,5 điểm): Em hãy chỉ ra và nêu ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kì ảo trong văn bản trên? Câu 4 (1,0 điểm): Theo em, truyện có ý nghĩa gì? PHẦN II: VIẾT (5,0 điểm). Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích.
  2. ------------------Hết------------------ (GV coi kiểm tra không giải thích gì thêm)
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG PTDTBT THCS KHOEN ON ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II Năm học 2021-2022 Môn: Văn. Lớp: 6 Phần Câu Nội dung Biểu điểm - Thể loại: Truyền 0,5 thuyết. - Vì: Nhân vật, sự 0,5 việc có liên quan 0,5 1 đến lịch sử thời quá Đọc – hiểu khứ (Hùng Vương). (5,0 điểm) - PTBĐ chính: Tự sự - Ngôi kể thứ 3 0,5 - Nhân vật chính: 0,5 Tiết Liêu (Lang Liêu) 2 3 - Chi tiết tưởng tượng, kì ảo: Thần 0,5 báo mộng cho Tiết Liêu (Lang Liêu) lấy 0,25 gạo làm bánh. - Ý nghĩa: 0,25 + Đề cao người lao 0,25 động – người lao 0,25 động là Lang Liêu, thành quả lao động (hạt gạo).
  4. + Đề cao nghề nông. + Trân trọng sản phẩm do chính cọn người làm ra. + Đề cao sự cần cù, chịu khó, chăm chỉ và sáng tạo của con người. - Giải thích tục làm 0,25 bánh chưng, bánh 0,25 giầy vào ngày Tết. 0,25 - Đề cao chí thông 0,25 minh, lòng hiếu thảo của người lao động - Đề cao ý thức tôn kính tổ tiên của 4 người. - Đề cao đạo lí cao đẹp của dân tộc. (GV chấm lưu ý: HS có thể diễn đạt theo ý hiểu của mình, nếu đúng vẫn chấm điểm tối đa) * Yêu cầu về kĩ năng: - Bài viết khoảng 250-300 chữ, đảm bảo bố cục ba phần. Phần thân bài 0,25 trình bày thành các đoạn văn hợp lí. - Diễn đạt lưu loát; không mắc các lỗi về chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu. 0,25 Viết * Yêu cầu về nội dung: (5,0 Bài làm đúng chủ đề: Đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích. điểm) (Lưu ý: Bài viết có thể lựa chọn nhân vật/truyện cổ tích khác nhau, trình bày theo nhiều cách khác nhau, song GV chấm sẽ linh hoạt bám sát dàn ý bên dưới) - Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể. 0,5 - Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện. + Xuất thân của các nhân vật. + Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện. 1,0 + Diễn biến chính: 1,0 Sự việc 1. 1,5 Sự việc 2. Sự việc 3. ...
  5. 0,5 - Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2