intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Đức Giang, Long Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Đức Giang, Long Biên" để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Đức Giang, Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN NGỮ VĂN 6 Năm học 2023-2024 Thời gian làm bài: 90 phút Mức Tổng độ % điểm Nội nhận dung thức Kĩ /đơn Thôn Vận năng vị Nhận Vận g dụng kiến biết dụng hiểu cao thức TT TNK TNK TNK TNK TL TL TL TL Q Q Q Q 1 Đọc Truyệ hiểu n đồng thoại, 4 0 4 1 0 1 0 60 truyệ n ngắn 2 Viết Kể lại trải nghiệ m 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 đáng nhớ của em. Tổng 4 1* 4 2* 0 2* 0 1* số 100% câu
  2. Tổng 1.0 điểm 1.0 1.0 3.0 0 3.0 0 1.0 Tỉ lệ % 40% 2.0% 30% 10% * Ghi chú: Phần viết có 01* câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm. II. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA Nội Số câu Mức dung theo m độ Kĩ /Đơn độ nh TT đánh năng vị thức giá kiến Vận du Nhận biết Thông hiểuthức n dụng Vậ cao 1 Đọc hiểu - Truyện Nhận đồng thoại, biết: 4TN truyện - Nêu 4TN ngắn được ấn 1TL tượng 1TL chung về văn bản. - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu,
  3. nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật. - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. - Nhận ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận ra biện pháp nhân hóa; câu mở rộng chủ ngữ; từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của
  4. câu… Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề của văn bản. - Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. - Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng, các biện pháp tu từ. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra. 2 Viết Kể lại trải Nhận 1* 1* 1* 1TL* nghiệm biết:
  5. đáng nhớ - Xác định của em. được kiểu bài - Xây dựng bố cục, sự việc chính Thông hiểu: - Giới thiệu được trải nghiệm - Trình bày được các sự việc, diễn biến, địa điểm, thời gian, nhân vật, sự việc, hành động, ngôn ngữ - Tập trung vào sự việc chính - Sử dụng ngôi kể thứ nhất Vận dụng: - Trình bày được tác động của trải nghiệm đối với bản thân - Sử dụng ngôn ngữ
  6. kể chuyện phù hợp - Biết lựa chọn sự việc, chi tiết, sắp xếp diễn biến câu chuyện mạch lạc, logic Vận dụng cao: - Sáng tạo trong cách kể chuyện: vận dụng các biện pháp tu từ, kết hợp các phương thức biểu đạt,… - Biết lựa chọn câu chuyện có ý nghĩa, mang thông điệp sâu sắc Tổng số câu 4TN 4TN 1TL 1 TL 1TL* 2TL* * Tỉ lệ % 20 40 30 10 * Ghi chú: Phần viết có 01* câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
  7. TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN NGỮ VĂN 6 Năm học 2023-2024 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I. Đọc – hiểu (6,0 điểm) A. Trắc nghiệm (2.0 điểm) Đọc văn bản sau và ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào bài làm của em: Câu chuyện ốc sên Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: - Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được! - Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh - Ốc sên mẹ nói. - Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó? - Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy. - Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó? - Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy. Ốc sên con bật khóc, nói:
  8. - Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta. - Vì vậy mà chúng ta có cái bình! - Ốc sên mẹ an ủi con - Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta. (Theo “Quà tặng cuộc sống”, NXB Thanh niên, 2009) Câu 1. Văn bản “Câu chuyện ốc sên” thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại Câu 2. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ tư Câu 3. Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Miêu tả B. Nghị luận C. Biểu cảm D. Tự sự Câu 4. Trong các câu sau, đâu là lời thoại của nhân vật? A. Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ. B. Ốc sên mẹ nói. C. "Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy". D. Ốc sên mẹ an ủi con. Câu 5. Trạng ngữ trong câu sau: “Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ” được thêm vào câu nhằm bổ sung ý nghĩa gì cho sự việc được nói đến? A. Nơi chốn B. Nguyên nhân C. Thời gian D. Mục đích Câu 6. Vì sao ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương? A. Vì bầu trời không bảo vệ, lòng đất cũng chẳng che chở ốc sên. B. Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm. C. Vì em giun đất sẽ chui xuống đất. D. Vì cơ thể ốc sên không có xương để chống đỡ. Câu 7. Trong câu sau có bao nhiêu cụm động từ: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta". A. Một cụm động từ B. Hai cụm động từ C. Ba cụm động từ D. Không có cụm động từ Câu 8. Trong các câu sau, câu nào có chủ ngữ không được mở rộng bằng cụm từ? A. Cơ thể ốc sên không có xương để chống đỡ. B. Những chị sâu róm rồi sẽ biến thành bướm. C. Những em giun đất luôn được đất mẹ bảo vệ. D. Bầu trời không bảo vệ cũng chẳng che chở ốc sên. B. Tự luận (4.0 điểm): Câu 9. (2.0 điểm) a. Văn bản chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy nêu tác dụng của biện pháp đó trong văn bản.
  9. b. Kể tên một văn bản đã học cùng thể loại với văn bản “Câu chuyện ốc sên” và nêu tên tác giả. Câu 10. (2.0 điểm) a. Em hiểu thế nào về câu nói của ốc sên mẹ: “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta”? Hãy rút ra một bài học bổ ích cho bản thân sau khi đọc văn bản. b. Qua văn bản, em thấy mình cần phải làm gì để rèn luyện tính tự lập trong cuộc sống? Hãy viết đoạn văn khoảng 5 đến 6 câu để nêu những việc làm rèn luyện tính tự lập. Phần II. Viết (4,0 điểm) Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng có những trải nghiệm đáng nhớ. Hãy viết bài văn kể lại một trong những trải nghiệm mà em nhớ nhất. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn lớp 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,25 2 C 0,25 3 D 0,25 4 C 0,25 5 C 0,25 6 A 0,25 7 B 0,25 8 D 0,25
  10. 9 a. -Văn bản chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ: Nhân hóa 0,5 - Tác dụng của biện pháp đó trong văn bản: 1,0 + Giúp câu chuyện trở nên sinh động, gần gũi, hấp dẫn + Làm cho thế giới loài vật hiện lên sống động, thể hiện được suy nghĩ, tính cách, tâm hồn của con người. + Khéo léo thể hiện những thông điệp và bài học về cuộc sống b. Kể tên một văn bản đã học cùng thể loại với văn bản “Câu 0,5 chuyện ốc sên” và nêu tên tác giả: - Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên - Tác giả: Tô Hoài 10 a. Câu nói của ốc sên mẹ: Cần dựa vào chính bản thân mình, 0,5 sống tự lập, bản lĩnh, không nên dựa dẫm, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác… HS có thể nêu được một trong số các bài học sau: 0,5 - Bài học về lối sống tự lập - Bài học về việc tự khẳng định giá trị của bản thân - Bài học về việc luôn trân trọng những gì mình đang có… b. Đoạn văn khoảng 5 đến 6 câu để nêu những việc làm rèn 1,0 luyện tính tự lập: - Tự giác làm những việc được phân công, có trách nhiệm trước mọi vấn đề trong cuộc sống của mình. - Muốn hình thành sự tự lập, chủ động, cần xác định rõ lối sống dựa vào năng lực bản thân - Rèn luyện sự tự tin, rèn luyện các kĩ năng sống và suy nghĩ độc lập, tự chủ. - Biết lập kế hoạch cho công việc, học tập, bởi có mục tiêu sẽ tạo cơ hội để chủ động phấn đấu. - Hãy tạo cho mình tính tự chủ, độc lập từ suy nghĩ đến hành động, từ học tập đến đời sống… II LÀM VĂN 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể lại kể lại một trong những trải nghiệm mà em nhớ nhất. c. Kể lại trải nghiệm: - HS có thể triển khai kể lại truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
  11. - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. * Mở bài: Giới thiệu về trải nghiệm 0,5 * Thân bài: + Các sự việc chính trong trải nghiệm đó: Bắt đầu – diễn biến – kết thúc. (các sự việc kể theo trình tự hợp lí.) 2.5 + Những bài học rút ra sau trải nghiệm của bản thân * Kết bài: Sự việc (trải nghiệm) kết thúc và liên hệ với suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,25 Người ra đề Tổ trưởng duyệt BGH duyệt Phạm Thị Thơ Nguyễn Thị Vân Anh Phạm Lan Anh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2