Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Châu Đức
lượt xem 3
download
Cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Châu Đức” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Châu Đức
- MA TRẬN ĐỀ NGỮ VĂN 6 GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 Nội Mức độ Tổng dung/đơn nhận thức % điểm Kĩ năng TT vị kiến Thông Vận dụng Nhận biết Vận dụng thức hiểu cao Văn bản 2 câu 2 câu 1 câu 1 Đọc hiểu 1,5 điểm 2,5 điểm 1,0 điểm 50% 1 câu Tiếng Việt 1,0 điểm 2 Viết Biểu cảm 1 câu 50% 5,0 điểm Tổng số câu, điểm, tỉ lệ 2 câu 2 câu 1 câu 1 câu 2,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 5,0 điểm 100 20% 20% 10% 50%
- BẢNG ĐẶC TẢ Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức dung/Đơ Mức độ Thông TT Kĩ năng Nhận Vận dụng n vị kiến đánh giá hiểu Vận dụng biết cao thức 1 Đọc hiểu -Văn bản: Nhận Truyện biết: ngắn - Nhận biết được nhân vật. -Hiểu được cách nghĩ và ứng xử của mỗi nhân 1 Câu 1 Câu 2 Câu vật . -Hiểu thông điệp rút ra ý nghĩa bài học. - Nêu cảm xúc về đoạn trích hay nhân vật . - Tiếng Thông Việt: hiểu: Dấu -Nhận ngoặc kép biết dấu -Từ đa ngoặc nghĩa , kép sử 1 Câu đồng âm dụng trong đoạn đoạn và từ đồng âm 2 Viết Văn biểu Viết được 1 Câu
- cảm đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ Tổng 1 2 2 1 Tỉ lệ % 10 % 20 % 20 % 50% ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Môn: Ngữ văn 6 Năm học : 2023-2024 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I .ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi . DỰA VÀO BẢN THÂN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ của nó: “Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!”. “Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò thì không nhanh”- Mẹ nói. “Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không cần đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?” “Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy”.
- “Nhưng em giun đất cũng không có xương và cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hóa được tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?” “Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy”. Ốc sên con bật khóc, nói: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng không che chở chúng ta”. “Vì vậy mà chúng ta có cái bình!- Ốc sên mẹ an ủi con - Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta” (Theo “Sống đẹp Xitrum.net”) Câu 1. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? (0,5 điểm ) Câu 2. Kể tên các nhân vật xuất hiện trực tiếp trong câu truyện ? ( 1,0 điểm ) Câu 3. a)Thế nào là từ đồng âm, thế nào là từ đa nghĩa ? ( 1 ,0 điểm ) b) Từ “ bò” trong câu “Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh.” là từ đồng âm hay từ đa nghĩa ?( 0,5 điểm ) Câu 4. Bài học được rút ra từ câu chuyện trên là gì ? ( 1,0 điểm ) Câu 5. Từ lời khuyên của Ốc sên mẹ ở cuối văn bản: “ Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta” em sẽ hành động như thế nào trong cuộc sống của mình? ( 1,0 điểm ) II. VIẾT: ( 5,0 điểm ) Em hãy viết một đoạn văn nêu cảm xúc của em về một bài thơ mà em yêu thích. ( Đoạn văn tối thiếu phải từ 10 câu ) HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Năm học 2023-2024 Thời gian 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu Nội dung Điểm 1 . Câu 1 : Truyện kể theo ngôi thứ 3 0,5điểm Câu 2: Các nhân vật Phần văn 2 + Ốc sên con bản 1điểm +Ốc sên mẹ + Chị sâu róm
- +em giun đất Câu 3 : 3 a) -Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác nhau , không liên quan gì với nhau. 0,5điểm -Từ đa nghĩa: là những từ có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện trước, làm cơ sở 0,5 điểm để hình thành các nghĩa khác. b)Từ “ bò” trong câu trên là từ đồng âm. 0,5 Câu 4. Bài học được rút ra từ câu chuyện trên là : 4 1,0 điểm không nên bi quan, ỷ lại, phải biết tự lập, dựa vào chính mình… để có thể thành công 5 Câu 5 : Nêu được một số hành động của bản thân: có ý thức tự học, 1,0 điểm biết giúp đỡ gia đình … Phần +Học sinh trình bày bằng cảm xúc mình về bài thơ đã học TLV Mở đoạn : Giới thiệu cảm xúc về bài thơ 1 điểm Thân đoạn :Trình bày cảm xúc của mỉnh về bài thơ 2 điểm Kết đoạn : kết thúc cảm nghĩ về bài thơ 1 điểm Trình này lời văn rõ ràng mạch lạc, đúng chính tả bằng cảm xúc thật của mình . -Bố cục rõ ràng, chữ viết rõ đẹp, đúng chính tả sử dụng yếu tố 1 điểm miêu tả , biểu cảm
- ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: [1] Thực ra, hoàn cảnh là một bức tranh không màu, nó đen tối hay tươi sáng là do chính bạn lựa chọn màu vẽ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn! [2] Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn. Con người có thể cho bạn sự trọng vọng hay khinh rẻ, bạn có thể lựa chọn đón nhận hay phớt lờ. Số phận ban cho cỏ dại sự chà đạp, xa lánh của con người, tuy nhiên, số phận cũng để cho cỏ dại lựa chọn nở hoa hay héo úa. Và bạn đã biết, cỏ dại
- lựa chọn điều gì. Rõ ràng, bạn luôn có quyền lựa chọn thái độ sống cho mình, chỉ là đôi khi, bạn lười biếng lựa chọn và để cho số phận kéo đi. (Đến cỏ dại còn đàng hoàng mà sống- Phạm Sỹ Thanh, NXB Thế giới, 2019, Tr.46- 47) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. A. Tự sự C. Nghị luận B. Miêu tả D. Biểu cảm Câu 2. Văn bản trên có đặc điểm nào nổi bật nhất về kiểu văn bản? A. Có hình ảnh sinh động C. Có từ ngữ giàu cảm xúc B. Có lí lẽ thuyết phục D. Có nhân vật cụ thể. Câu 3. Từ “kéo” trong câu “Rõ ràng, bạn luôn có quyền lựa chọn thái độ sống cho mình, chỉ là đôi khi, bạn lười biếng lựa chọn và để cho số phận kéo đi” đồng âm với từ “kéo” nào trong các trường hợp sau? A. Học sinh đang chơi kéo co ngoài sân. B. Cái kéo mẹ em mới mua sắc quá. C. Ngoài đồng chú trâu đang kéo cày. D. Mọi người kéo nhau đi xem phim. Câu 4. Từ “miệng” là loại từ gì trong hai ví dụ sau: - Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn. - Miệng chai này bé xíu. A. Từ đồng âm C. Từ đồng nghĩa B. Từ trái nghĩa D. Từ đa nghĩa Câu 5. Từ “trọng vọng” trong đoạn trích có nghĩa là gì? A. Tôn trọng C. Qúy mến B. Khinh rẻ D. Yêu thương. Câu 6. Xác định chủ đề của đoạn trích A. Quyền được vui chơi giải trí của con người. C. Quyền được lựa chọn thái độ sống của mỗi người. B. Quyền được yêu thương, chăm sóc của con D. Quyền được bảo vệ thân thể, nhân phẩm người. của con người. Câu 7. Nội dung của đoạn “Thực ra, hoàn cảnh là một bức tranh không màu, nó đen tối hay tươi sáng là do chính bạn lựa chọn màu vẽ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn!” là: A. Cuộc sống của mỗi người luôn phụ thuộc vào người khác. B. Mỗi người có quyền lựa chọn cuộc sống có ý nghĩa cho mình. C. Cuộc sống của mỗi người cần có sự giúp đỡ vô điều kiện. D. Cuộc sống của mỗi người là do số phận quyết định tất cả.
- Câu 8. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: “Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn.” A. Ẩn dụ C. Nhân hóa B. Hoán dụ D. So sánh. Câu 9. Em có đồng ý với ý kiến “Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn!” không? Vì sao? Câu 10. Em rút ra bài học gì cho bản thân từ phần trích trên? II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. ------------------------- Hết ------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn lớp 6 Phầ Câu Nội dung Điểm n I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 B 0,5 3 B 0,5 4 D 0,5 5 A 0,5 6 C 0,5 7 B 0,5 8 A 0,5 9 Học sinh nêu được quan điểm riêng của bản thân: đồng 0,25 ý/không đồng ý. 0,75 - Học sinh lí giải phù hợp * Đồng ý: + Trong cuộc đời, có nhiều hoàn cảnh sống khác nhau, có người suy nghĩ tích cực, sống tốt thì cuộc sống trở nên tươi sáng. *Không đồng ý: + Họ bắt buộc phải sống theo hoàn cảnh và số phận đó, họ không có sự lựa chọn nào khác. 10 Học sinh nêu được cụ thể bài học rút ra từ văn bản: 1,0 + Có thái độ sống tích cực, lạc quan. + Cần có ý thức vươn lên trong cuộc sống, làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn… II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. c. Kể lại trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. 3,0
- HS kể lại trải nghiệm đáng nhớ của bản thân theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ của bản thân - Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. - Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan. - Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lý, rõ ràng. - Kết hợp kể và miêu tả, biểu cảm. - Ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo, bài 0,25 viết lôi cuốn, hấp dẫn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 172 | 9
-
Bộ 23 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
25 p | 191 | 9
-
Bộ 22 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
23 p | 310 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 68 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 56 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Long
4 p | 48 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 - Trường Tiểu học Hòa Bình 1
3 p | 58 | 5
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 75 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Thành
4 p | 51 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 61 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 73 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 108 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Đại An
3 p | 43 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
13 p | 61 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 66 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Thạch Bằng
6 p | 32 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Thành B
4 p | 46 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 81 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn