intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên

  1. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Môn: Ngữ văn – Lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MA TRẬN: Mức độ nhận thức Tổng TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị kiến Nhận Thông Vận V. dụng % thức kĩ năng biết hiểu dụng cao điểm TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Truyện cổ tích/ truyền Số câu thuyết. 4 3 1 1 1 10 Tỉ lệ % 20 15 10 10 5 60 Viết Viết bài văn lại câu Số câu chuyện cổ tích/truyền 1* 1* 1* 1* 1 thuyết bằng lời văn của 2 Tỉ lệ % 10 15 10 5 40 học sinh. Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 II. BẢNG ĐẶC TẢ: Nội dung/ Đơn vị kiến TT Mức độ đánh giá thức, kĩ năng 1 Đọc hiểu: * Nhận biết: - Nhận biết được thể loại, người kể chuyện, từ láy, chi tiết có trong văn bản. * Thông hiểu: - Hiểu được ý nghĩa của các chi tiết có trong ngữ liệu. Truyện cổ - Hiểu được nội dung, chi tiết có trong văn bản để đánh giá. tích/ truyền - Hiểu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá có trong bài thơ. thuyết - Hiểu được nghĩa của từ, tìm từ ngữ phù hợp. * Vận dụng: - Nhận xét chi tiết kì ảo có trong văn bản. * Vận dụng cao: - Rút ra bài học từ ngữ liệu. 2 Viết: Nhận biết: Nhận biết được kiểu bài văn tự sự kể lại một câu chuyện cổ tích/ truyền Viết bài văn thuyết bằng lời văn của học sinh. lại câu Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục bài chuyện cổ văn tự sự) tích/truyền Vận dụng: Bước đầu biết vận dụng đặc điểm của kiểu bài tự sự vào tạo lập văn thuyết bằng bản lời văn của Vận dụng cao: Có sự sáng tạo trong cách kể, cách dùng từ, diễn đạt, gởi gắm bài học sinh. học của bản thân, câu chuyện mang ý nghĩa sâu sắc. III. ĐỀ KIỂM TRA
  2. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Môn: Ngữ văn – Lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ A Họ và tên học sinh: Điểm: Lời phê của giáo viên ............................................... Lớp: ………………… I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: SỰ TÍCH NGŨ HÀNH SƠN Ngày xưa, có một ông cụ già sống một thân một mình trong một túp lều con trên bãi biển vắng. Một hôm, tự nhiên ngoài biển khơi có một vùng sóng gió nổi lên dữ dội làm bầu trời tối mịt. Hồi lâu có một con giao long rất lớn ngoi vào bờ, đẻ một quả trứng lớn. Sau đó, giao long lại trườn xuống biển đi mất. Một lát sau, có một con rùa vàng to lớn từ ngoài khơi xuất hiện và đào đất chôn trứng vào bãi cát. Rùa giới thiệu là thần Kim Quy rồi bảo với ông lão phải chăm sóc quả trứng của Long Quân cho cẩn thận. Đồng thời, để phòng vệ, thần Kim Quy ban cho ông lão một cái móng thần kỳ.  Thời gian trôi qua, quả trứng càng ngày càng lớn. Một hôm, gian lều của ông cụ bị những tên vô lại đốt cháy. Ông cụ cầu cứu móng rùa. Bỗng nhiên, trong lòng trứng hiện ra một cái hang đá có đủ giường chiếu sẵn sàng. Ông già vừa đặt mình xuống là ngủ thiếp ngay. Giữa lúc đó thì một cô gái bé từ trong lòng trứng ra đời bên cạnh giường của ông già. Sữa ở mạch đá trong hang chảy ra nuôi cô gái lớn lên như thổi. Hàng ngày có những con khỉ hái hoa quả đến cho cô ăn, có những con chim cu tha bông đến dệt cho cô mặc. Ông già ngủ một giấc dài tỉnh dậy lấy làm kinh ngạc khi thấy một thiếu nữ xinh đẹp ngồi bên cạnh mình, còn quả trứng bị vỡ thành năm mảnh, biến thành năm hòn núi đá to lớn, cỏ cây đã rậm rạp, chim chóc thú vật nhộn nhịp. Từ đây, ông già dạy dỗ, săn sóc cô gái của Long Quân như con ruột của mình. Ngoài ra, hai người còn dốc lòng làm việc thiện, cứu chữa dân nghèo. Sau đó chẳng bao lâu, nhà vua nghe tin có nàng tiên xinh đẹp, bèn sai quan quân mang lễ vật đến cầu hôn và cưới cô gái về làm vợ. Còn ông già cưỡi lên lưng rùa đi biệt. (Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, NXB Trẻ 2019). Câu 1. (0.5 đ) Truyện Sự tích Ngũ Hành Sơn thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại. Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai? A. Lời của ông cụ. B. Lời của người kể chuyện. C. Lời của cô gái D. Lời của nhà vua. Câu 3. (0.5 đ) Vì sao ông cụ lại cầu cứu móng rùa? A. Vì gian liều của ông cụ bị đốt cháy. B. Vì bào vệ quả trứng của Long Quân.
  3. C. Vì muốn sống sợ chết. D. Vì thấy không thể đối phó thắng nổi bọn vô lại. Câu 4. (0.5 đ) Đâu là từ láy? A. cụ già B. nhộn nhịp C. túp lều D. bãi biển vắng Câu 5. (0.5 đ) Biện pháp tu từ so sánh trong câu văn: “Sữa ở mạch đá trong hang chảy ra nuôi cô gái lớn lên như thổi.” có tác dụng gì ? A. Làm cho hình ảnh dòng sữa trong mạch đá hiện lên chân thực. B. Miêu tả sự lớn nhanh của cô gái một cách sinh động, diệu kì. C. Thể hiện vẻ đẹp của mạch sữa tuôn trào từ trong hang đá. D. Miêu tả hang đá thần kì có thể chảy ra dòng sữa đầy kì lạ. Câu 6. (0.5 đ) Chi tiết nào dưới đây không phải là chi tiết kì ảo? A. Một ông cụ già sống một thân một mình trong một túp lều con trên bãi biển vắng B. Trong lòng trứng hiện ra một cái hang đá có đủ giường chiếu sẵn sàng. C. Quả trứng bị vỡ thành năm mảnh, biến thành năm hòn núi đá to lớn. D. Thần Kim Quy ban cho ông lão một cái móng thần kỳ. Câu 7. (0.5 đ) Tại sao cả hai nhân vật đều dốc lòng làm việc thiện, cứu chữa dân nghèo? A. Vì họ là những người nghèo khổ. B. Vì họ được mọi người cưu mang và giúp đỡ. C. Vì họ là những người tiên. D. Vì họ có tấm lòng nhân hậu và thương người. Câu 8. (1.0 đ) Trong từ “Long Quân”, long có nghĩa là “con rồng”. Hãy tìm 2 từ ngữ có yếu tố “long” được dùng theo nghĩa trên. Câu 9. (1.0đ ) Em có nhận xét gì về chi tiết kì ảo sự xuất hiện quả trứng trong tác phẩm? Câu 10. (0.5 đ) Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm. II. Phần làm văn: (4.0 đ) Em hãy viết bài văn kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích bằng lời văn của mình. Bài làm:
  4. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Môn: Ngữ văn – Lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ B Họ và tên học sinh: Điểm: Lời phê của giáo viên ............................................... Lớp: ………………… I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: SỰ TÍCH NGŨ HÀNH SƠN Ngày xưa, có một ông cụ già sống một thân một mình trong một túp lều con trên bãi biển vắng. Một hôm, tự nhiên ngoài biển khơi có một vùng sóng gió nổi lên dữ dội làm bầu trời tối mịt. Hồi lâu có một con giao long rất lớn ngoi vào bờ, đẻ một quả trứng lớn. Sau đó, giao long lại trườn xuống biển đi mất. Một lát sau, có một con rùa vàng to lớn từ ngoài khơi xuất hiện và đào đất chôn trứng vào bãi cát. Rùa giới thiệu là thần Kim Quy rồi bảo với ông lão phải chăm sóc quả trứng của Long Quân cho cẩn thận. Đồng thời, để phòng vệ, thần Kim Quy ban cho ông lão một cái móng thần kỳ.  Thời gian trôi qua, quả trứng càng ngày càng lớn. Một hôm, gian lều của ông cụ bị những tên vô lại đốt cháy. Ông cụ cầu cứu móng rùa. Bỗng nhiên, trong lòng trứng hiện ra một cái hang đá có đủ giường chiếu sẵn sàng. Ông già vừa đặt mình xuống là ngủ thiếp ngay. Giữa lúc đó thì một cô gái bé từ trong lòng trứng ra đời bên cạnh giường của ông già. Sữa ở mạch đá trong hang chảy ra nuôi cô gái lớn lên như thổi. Hàng ngày có những con khỉ hái hoa quả đến cho cô ăn, có những con chim cu tha bông đến dệt cho cô mặc. Ông già ngủ một giấc dài tỉnh dậy lấy làm kinh ngạc khi thấy một thiếu nữ xinh đẹp ngồi bên cạnh mình, còn quả trứng bị vỡ thành năm mảnh, biến thành năm hòn núi đá to lớn, cỏ cây đã rậm rạp, chim chóc thú vật nhộn nhịp. Từ đây, ông già dạy dỗ, săn sóc cô gái của Long Quân như con ruột của mình. Ngoài ra, hai người còn dốc lòng làm việc thiện, cứu chữa dân nghèo. Sau đó chẳng bao lâu, nhà vua nghe tin có nàng tiên xinh đẹp, bèn sai quan quân mang lễ vật đến cầu hôn và cưới cô gái về làm vợ. Còn ông già cưỡi lên lưng rùa đi biệt. (Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, NXB Trẻ 2019). Câu 1. (0.5 đ) Vì sao ông cụ lại cầu cứu móng rùa? A. Vì gian liều của ông cụ bị đốt cháy. B. Vì bào vệ quả trứng của Long Quân. C. Vì muốn sống sợ chết. D. Vì thấy không thể đối phó thắng nổi bọn vô lại. Câu 2. (0.5 đ) Đâu là từ láy? A. cụ già B. bãi biển vắng C. túp lều D. nhộn nhịp Câu 3. (0.5 đ) Truyện Sự tích Ngũ Hành Sơn thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyền thuyết C. Truyện đồng thoại D. Thần thoại
  5. Câu 4. (0.5 đ) Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai? A. Lời của nhà vua B. Lời của người kể chuyện C. Lời của cô gái D. Lời của ông cụ Câu 5. (0.5 đ) Chi tiết nào dưới đây không phải là chi tiết kì ảo? A. Một ông cụ già sống một thân một mình trong một túp lều con trên bãi biển vắng B. Quả trứng bị vỡ thành năm mảnh, biến thành năm hòn núi đá to lớn. C. Trong lòng trứng hiện ra một cái hang đá có đủ giường chiếu sẵn sàng. D. Thần Kim Quy ban cho ông lão một cái móng thần kỳ. Câu 6. (0.5 đ) Tại sao cả hai nhân vật đều dốc lòng làm việc thiện, cứu chữa dân nghèo? A. Vì họ là những người nghèo khổ. B. Vì họ có tấm lòng nhân hậu và thương người. C. Vì họ là những người tiên. D. Vì họ được mọi người cưu mang và giúp đỡ. Câu 7. (0.5 đ) Biện pháp tu từ so sánh trong câu văn: “Sữa ở mạch đá trong hang chảy ra nuôi cô gái lớn lên như thổi.” có tác dụng gì ? A. Làm cho hình ảnh dòng sữa trong mạch đá hiện lên chân thực. B. Thể hiện vẻ đẹp của mạch sữa tuôn trào từ trong hang đá. C. Miêu tả sự lớn nhanh của cô gái một cách sinh động, diệu kì. D. Miêu tả hang đá thần kì có thể chảy ra dòng sữa đầy kì lạ. Câu 8. (1.0 đ) Trong từ “Long Quân”, long có nghĩa là “con rồng”. Hãy tìm 2 từ ngữ có yếu tố “long” được dùng theo nghĩa trên. Câu 9. (1.0đ ) Em có nhận xét gì về chi tiết kì ảo sự xuất hiện quả trứng trong tác phẩm? Câu 10. (0.5 đ) Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm. II. Phần làm văn: (4.0 đ) Em hãy viết bài văn kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích bằng lời văn của mình. Bài làm: IV. HƯỚNG DẪN CHẤM
  6. Phần I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đề A C B A B C A D Đề B A D C B A B C Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 8: (1.0 điểm) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5 đ) Mức 3 (0đ) HS tìm được 2 từ có yếu tố “long” (mỗi từ HS chỉ nêu được 1 từ. Trả lời sai hoặc không 0. 5 đ) trả lời. Long vương, long thai, long bào, long châu, long hải, long mạch … Câu 9 (1.0 điểm) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5 đ) Mức 3 (0đ) Học sinh nêu lí do dẫn đến sự xuất hiện Học sinh nêu được câu trả lời Nêu không rõ ý hoặc của quả trứng, đánh giá ý nghĩa, giá trị phù hợp nhưng chưa sâu sắc, không trả lời. tư tưởng, nghệ thuật của chi tiết này. diễn đạt chưa thật rõ. Gợi ý: - Chi tiết này làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn, lôi cuốn, mang màu sắc kì ảo. - Quả trứng là con của Long Quân. - Quả trứng nở ra một cô bé xinh xắn, biểu tượng cho sự khởi đầu mới và hy vọng cho tương lai tốt đẹp. Câu 10 (0.5 điểm) Mức 1 (0.5 đ) Mức 2 (0.25 đ) Mức 3 (0đ) Học có nhiều cách trả lời khác nhau về Học sinh nêu được câu trả lời phù Trả lời nhưng không bài học tâm đắc nhất rút ra từ văn bản hợp nhưng chưa sâu sắc, diễn đạt chính xác, không liên sao cho phù hợp với nội dung câu hỏi, chưa thật rõ. quan đến văn bản, gợi ý: hoặc không trả lời. - Hãy luôn biết đồng cảm, quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh trong phạm vi mà mình có thể thực hiện được (giống như việc ông cụ và cô gái đã cùng dốc lòng làm việc thiện, cứu chữa dân nghèo). PHẦN II. VIẾT (4.0 ĐIỂM)
  7. A. BẢNG ĐIỂM CHUNG CHO TOÀN BÀI: Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn 0.5 2. Nội dung 2.0 3. Trình bày, diễn đạt 1.0 4. Sáng tạo 0.5 B. BẢNG CHẤM ĐIỂM CỤ THỂ CHO TỪNG TIÊU CHÍ 1.Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0.5 Bài viết đủ 3 phần: Phần mở bài, thân bài, Mở bài: Giới thiệu được câu chuyện cổ kết bài; phần thân bài: biết tổ chức thành tích mà em yêu thích, hoàn cành xảy ra nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau. câu chuyện. 0.25 Bài viết đủ 3 phần nhưng thân bài chỉ có một Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện đoạn. từ mở đầu đến kết thúc. 0.0 Chưa tổ chức bài văn gồm 3 phần (thiếu - Tập trung vào sự việc đã xảy ra. phần mở bài hoặc kết bài, hoặc cả bài viết là - Sắp xếp các sự việc, chi tiết theo trình một đoạn văn. tự hợp lí. - Tập trung vào các chi tiết hư cấu, kì ảo. - Sử dụng các chi tiết miêu tả cụ thể về không gian, thời gian, nhân vật và diễn biến câu chuyện. Kết bài: Thể hiện được cảm xúc của người viết về câu chuyện; rút ra được ý nghĩa, bài học từ câu chuyện. 2. Tiêu chí 2: Nội dung (2.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 1.75 - 2.0 - Lưa chọn và giới thiệu được câu chuyện cổ Bài văn có thể trình bày theo nhiều cách tích phù hợp với yêu cầu của đề. Giới thiệu khác nhau nhưng cần thể hiện được các được thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy nội dung sau: ra câu chuyện. - Đó là câu chuyện cổ tích gì? Hoàn - Sự việc được kể phong phú, trình bày cụ cảnh xảy ra thế nào? thể, rõ ràng theo trình tự hợp lý và kể cụ thể - Những nhân vật trong truyện là ai? Họ các chi tiết những nhân vật có liên quan, kết có lời nói, hành động, thái độ gì? hợp miêu tả và bộc lộ cảm xúc. - Điều gì đã xảy ra, theo thứ tự nào? - Các yếu tố kì ảo được kể lại chân thực, hấp dẫn. - Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy? - Dùng ngôi kể phù hợp trong toàn bộ câu - Có chi tiết hư cấu, kì ảo nào? chuyện.
  8. - Nêu được ý nghĩa của câu chuyện đối với - Thời gian, không gian, nhân vật… cần bản thân. miêu tả. - Cảm xúc của bản thân khi câu chuyện cổ tích này. 1.0- 1.5 - Lưa chọn được câu chuyện cổ tích để kể nhưng ý nghĩa chưa cao. Giới thiệu được sơ - Rút ra được ý nghĩa, bài học từ câu lược về thời gian, không gian, hoàn cảnh chuyện cho bản thân. xảy ra câu chuyện. - Các sự việc được trình bày theo trình tự hợp lý nhưng đôi chỗ chưa chặt chẽ. Có đề cập đến những nhân vật có liên quan. - Có kể lại được yếu tố kì ảo nhưng khai thác chưa cụ thể, thể hiện thiếu chân thực, còn gượng ép. - Ngôi kể đôi chỗ còn chưa nhất quán trong toàn bộ câu chuyện. 0.25 - 0.5 - Lưa chọn được câu chuyện cổ tích để kể nhưng nội dung chưa cụ thể, rõ ràng. - Các sự việc, chi tiết còn rời rạc, chưa thể hiện được sự logic về nội dung. - Thiếu yếu tố miêu tả, chưa làm rõ các chi tiết kì ảo. - Dùng ngôi kể phù hợp nhưng nhiều chỗ chưa nhất quán trong toàn bộ câu chuyện hoặc chưa biết dùng ngôi thứ nhất để kể. 0.0 Bài làm lạc đề hoặc không làm bài. 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày (1.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.75 – 1.0 - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch xóa. 0.5 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, trình bày chưa sạch sẽ… 4. Tiêu chí 4: Sáng tạo (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 Có sáng tạo trong cách kể chuyện. 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0.0 Chưa có sáng tạo.
  9. Duyệt của nhà trường Duyệt của TTCM Nhóm chuyên môn ra đề Đặng Thị Kim Cúc Nguyễn Thị Thuỷ Tiên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2