intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nội Duệ, Tiên Du

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nội Duệ, Tiên Du” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nội Duệ, Tiên Du

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Mức độ nhận thức Nội dung/ Vận Kĩ Nhận Thông Vận Tổng % TT đơn vị kiến dụng năng biết hiểu dụng điểm thức cao TL TL TL TL Đọc 4,0 đ = 1 Truyện 1 1 2 hiểu 40 % Viết đoạn văn 2,0 đ = 1 0,5 0,5 ghi lại cảm xúc 20 % Tạo lập - Viết bài văn thuyết minh 2 văn - Đóng vai nhân 4,0 đ = bản 1 2,5 0,5 vật kể lại một 40% (Viết) câu chuyện cổ tích Tổng 1đ 3đ 5,0đ 1,0 đ 10 đ = Tỉ lệ (%) 10% 30% 50% 10% 100% Tỉ lệ chung 40% 60%
  2. UBND HUYỆN TIÊN DU ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NỘI DUỆ NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: Ngữ văn - Lớp 6 (Đề kiểm tra có 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau: MUỐI TO, MUỐI BÉ Hạt muối Bé nói với hạt muối To: - Em đến chia tay chị này, em sắp được hòa trong đại dương. Muối To trố mắt: - Em dại quá, sao lại để đánh mất mình như thế? Em muốn thì cứ làm, chị không điên! Muối To thu mình co quắp lại, nhất định không để biển hòa tan. Muối To lên bờ, sống trong vuông muối. Nó vẫn ngạo nghễ, to cứng và nhìn chúng bạn bé tí ti đầy khinh khỉnh. Thu hoạch, người ta gạt nó ra ngoài, xếp vào loại phế phẩm, còn những hạt muối tinh trắng kia được đóng vào bao sạch đẹp… Sau một thời gian lăn lóc hết xó chợ này đến xó chợ khác, cuối cùng người ta cho muối To vào nồi cám heo. Tủi nhục ê chề, nó thu mình co cứng hơn mặc cho nước sôi trăm độ cũng không lấy được, dù là cái vảy da của nó. Khi rửa máng heo, người ta phát hiện nó, và chẳng cần nghĩ suy, ném nó ra đường. Người người qua lại đạp lên nó. Trời đổ mưa, muối Bé, bây giờ là hạt mưa, gặp lại muối To. Muối Bé hí hửng kể: - Tuyệt lắm chị ơi! Khi em hòa tan trong nước biển, em được bay lên trời, sau đó em thành mưa tưới mát cho Trái Đất thêm xanh tươi. Thôi chào chị, em còn đi chu du nhiều nơi trên Trái Đất trước khi về biển, chuẩn bị một hành trình tuyệt vời khác… Nhìn muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần, xa dần … bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé, muốn hòa tan, hòa tan … (Theo Truyện cổ tích chọn lọc) Thực hiện yêu cầu: Câu 1. (1,0 điểm) Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2. (1.0 điểm) Khi vào mùa thu hoạch, số phận của muối To như thế nào? Câu 3. (1,0 điểm) Trước việc hòa tan vào đại dương, tại sao muối To cho đó là “dại” còn muối Bé lại thấy là “tuyệt lắm”? Câu 4. (1,0 điểm) Qua nhân vật muối To và muối Bé trong câu chuyện trên, em rút ra bài học gì về cách nhìn nhận, đánh giá hình ảnh của con người trong cuộc sống? II. VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 80 chữ) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc đoạn thơ sau: “Đồng chiêm phả nắng lên không
  3. Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng Gió nâng tiếng hát chói trang Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời” (Trích “Tiếng hát mùa gặt” – Nguyễn Duy) Câu 2. (4,0 điểm) Chọn một trong hai đề bài sau: Đề bài 1: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một lễ hội dân gian mà em biết hoặc được tham gia, chứng kiến. Đề bài 2: Đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích mà em đã được nghe, đọc. -----------HẾT----------
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: Ngữ văn - Lớp 6 (Hướng dẫn chấm có 03 trang) Phần/ Nội dung Điểm Câu ĐỌC HIỂU 4,0 1 - Ngôi kể: Ngôi thứ ba 0,5 - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0,5 2 - Khi vào mùa thu hoạch, số phận của muối To: 0,5 + Bị gạt ra ngoài. + Bị xếp vào loại phế phẩm. 0,5 3 - Muối To cho rằng việc hòa tan vào đại dương là “dại” vì sẽ 0,5 đánh mất mình, sẽ bị biến mất, không còn giữ được những cái của riêng mình nữa. - Muối Bé cho là “tuyệt lắm” vì khi hòa vào biển, nó được hóa 0,5 thân, được cống hiến sức mình cho trái Đất. 4 - Bài học về cách nhìn nhận, đánh giá hình ảnh của con người trong cuộc sống: + Muối To: Hình ảnh của con người sống ích kỉ, chỉ khư khư 0,5 giữ lấy giá trị riêng của mình. + Muối Bé: Hình ảnh của con người biết cống hiến, biết dâng 0,5 cho đời những điều đẹp đẽ, tinh túy nhất của cuộc đời mình. VIẾT 6,0 Viết đoạn văn (khoảng 80 chữ) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc đoạn thơ. 1. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn: Đảm bảo yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 80 chữ) của đoạn văn. Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, phối hợp, ... 2. Xác định đúng nội dung: Đoạn thơ khắc họa vẻ đẹp bức tranh đồng quê mùa gặt. 3. Viết đoạn văn bảo đảm các yêu cầu: a. Mở đoạn: 0,25 - Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Duy và bài thơ “Tiếng hát mùa gặt”. 1 - Nêu vị trí của đoạn thơ và trình bày cảm xúc, ấn tượng chung của người viết về nội dung đoạn thơ. b. Thân đoạn: - Đoạn thơ đã khắc họa được một bức tranh đồng quê mùa gặt 0,75 thật đẹp. Đó là hình ảnh đồng lúa chín được miêu tả với màu vàng của đồng lúa, của nắng; âm thanh của tiếng hát, của không khí lao động; hình ảnh gần gũi, sống động, nên thơ, hữu tình “Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng”, “Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời” 0,5 - Bức tranh đồng quê mùa gặt được khắc họa bằng những nét nghệ thuật đặc sắc: Hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ, nói quá, liên tưởng thú vị, tinh tế (đồng chiêm phả nắng lên không, cánh cò
  5. dẫn gió, gió nâng tiếng hát chói chang, lưỡi hái liếm ngang chân trời ...); thể thơ lục bát quen thuộc; từ ngữ gợi hình, gợi cảm (phả, chói chang, long lanh, liếm). 0,25 - Bức tranh mùa gặt đã thể hiện niềm vui rộn ràng của người nông dân trước mùa bội thu. 0,25 c. Kết đoạn: - Khái quát lại những ấn tượng cảm xúc về bài thơ. 2 4,0 Đề bài 1: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một lễ hội dân gian mà em biết hoặc được chứng kiến, tham gia. 1. Yêu cầu chung: - Bảo đảm hình thức, cấu trúc của bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện văn hóa. - Xác định được sự việc cần tường thuật khi được chứng kiến, tham gia sử dụng ngôi tường thuật phù hợp. - Bài viết có bố cục rõ ràng, trình tự sắp xếp các sự việc hợp lí, trình bày sạch sẽ, diễn đạt tự nhiên, đúng chính tả, ngữ pháp. 2. Yêu cầu cụ thể: Bài làm cần đảm bảo các yêu cầu sau: a. Mở bài: - Giới thiệu về lễ hội (không gian, thời gian, lí do, mục đích tổ 0,25 chức lễ hội ...) b. Thân bài: - Khái quát chung về quang cảnh và các hoạt động chuẩn bị cho lễ hội. 1,0 - Lần lượt trình bày diễn biến của lễ hội theo trình tự thời gian, không gian: + Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội (Lễ hội bắt đầu từ lúc mấy giờ? Các hoạt động chính được tổ chức? ...) 0,5 + Những nhân vật tham gia lễ hội (Người tổ chức, đại biểu khách mời và những thành viên tham dự ...) 0,5 + Các hoạt động chính trong lễ hội: đặc điểm, diễn biến của từng hoạt động (Các hoạt động chính theo tiến trình lễ hội) 1,0 + Những hoạt động đặc sắc, ấn tượng nhất được tổ chức trong lễ hội (nếu có) 0,5 c. Kết bài: - Ý nghĩa của lễ hội và cảm nghĩ của người viết (Lễ hội có ý nghĩa gì với bản thân em, với tất cả mọi người? Qua lễ hội đó, em có suy 0,25 nghĩ, tình cảm gì?) Đề bài 2: Đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích mà em đã được nghe, đọc. 1. Yêu cầu chung: - Xác định đúng kiểu bài tự sự, đảm bảo bố cục bài văn, lựa chọn được nhân vật để đóng vai, sự việc, cốt truyện, lời kể tự nhiên, chân thực, hấp dẫn ... - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Xác định đúng nội dung kể: Đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích.
  6. - Bài viết trình bày rõ ràng, sạch sẽ, diễn đạt logic, đúng chính tả, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, ngữ pháp. 2. Yêu cầu cụ thể: Bài làm cần đảm bảo các yêu cầu sau: 0,25 a. Mở bài: - Đóng vai nhân vật tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện cổ tích được kể. b. Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện 0,5 - Xuất thân của nhân vật. 0,5 - Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện. 2,5 - Các diễn biến chính của câu chuyện: + Sự việc thứ nhất. + Sự việc thứ hai. + Sự việc thứ ba. ...... (Kết hợp kể, tả và bộc lộ cảm xúc của nhân vật gắn với mỗi sự việc xảy ra và các nhân vật có liên quan ...) 0,25 c. Kết bài: - Kết thúc câu chuyện và nêu bài học rút ra từ câu chuyện. Tổng 10,0 * Lưu ý: Giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm của HS để cho điểm phù hợp, tránh để mất điểm của HS; cẩn trọng và tinh tế khi đánh giá bài làm của HS; phát hiện, trân trọng những bài viết có ý kiến riêng, miễn hợp lý, thuyết phục. Chú ý những bài viết có chiều sâu, thể hiện sự sáng tạo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2