intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

20
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮAHỌC KÌ II BẮC NINH NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn - Lớp 7 (Đề gồm có 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. Phần Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: Câu chuyện bó đũa Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hoà thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm. Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo: - Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền. Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng. Thấy vậy, bốn người con cùng nói: - Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì! Người cha liền bảo: - Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh. (TheoTruyện ngụ ngôn Việt Nam) Chọn đáp án đúng nhất (3,0 điểm): Câu 1. Xác định ngôi kể của truyện trên. A. Ngôi thứ nhất C. Ngôi thứ ba B. Ngôi thứ hai D. Ba ngôi kể đan xen Câu 2. Câu chuyện được kể bằng lời của ai? A. Lời của người cha B. Lời của người kể chuyện C. Lời của ngườiem gái D. Lời của người anh cả Câu 3. Trong truyện, thấy các con không yêu thương nhau, người cha có thái độ ra sao? A. Đau khổ B. Tức giận C. Thờ ơ D. Buồn phiền Câu 4. Dấu chấm lửng trong câu văn: Người cha trong câu chuyện trên đã cho gọi tất cả các con trai, gái,… dùng để làm gì? A. Cho biết nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng. C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ. D. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. Câu 5. Câu: “Nếu anh em đồng lòng thì những việc vá trời lấp biển cũng sẽ trở nên dễ dàng.” sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Nói quá B. Điệp ngữ C. So sánh D. Nhân hóa
  2. Câu 6. Ý nghĩa của Câu chuyện bó đũa là gì? A. Ca ngợi tình cảm cộng đồng bền chặt tạo nên sức mạnh lớn lao. B. Đề cao giá trị to lớn của tinh thần đoàn kết trong gia đình, xã hội. C. Đề cao ý nghĩa của những công việc nhỏ bé, bình dị. D. Ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng, giản dị mà ấm áp. Thực hiện các yêu cầu (3,0 điểm): Câu 7 (1,0 điểm). Hãy giải nghĩa từ đoàn kết trong câu Có đoàn kết thì mới có sức mạnh. Câu 8 (1,0 điểm).Trong truyện, tại sao người cha có thể bẻ gãy bó đũa một cách dễ dàng? Câu 9 (1,0 điểm).Qua câu chuyện trên, em hãy rút ra một bài học có ý nghĩa cho bản thân. II. Phần Viết (4,0 điểm) Học sinh chọn và thực hiện yêu cầu của một trong hai đề sau: Đề 1: Viết bài văn nghị luận về sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống (trình bày ý kiến tán thành). Đề 2: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người cha trong Câu chuyện bó đũa (Trích Truyện ngụ ngôn Việt Nam). -----------Hết----------
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 (HDC gồm có 02 trang) Môn: Ngữ văn - Lớp 7 Phần/câu Nội dung Điểm I. Phần Đọc hiểu 6,0 Chọn Câu 1 2 3 4 5 6 đáp án 3,0 đúng Đáp án C B D A A B nhất Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5 điểm. Câu 7: Nghĩa của từ đoàn kết là kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì 1,0 một mục đích chung, không chia rẽ. HS giải nghĩa hợp lý, diễn đạt tương đương đạt điểm tối đa. Câu 8: Trong truyện, người cha bẻ gãy bó đũa một cách dễ dàng vì người cha đã lấy 1,0 từng chiếc mà bẻ. HS giải thích hợp lý, diễn đạt tương đương đạt điểm tối đa. Câu 9: Thực hiện Học sinh rút ra bài học có ý nghĩa cho bản thân. 1,0 các yêu (Gợi ý: cầu + Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. + Đoàn kết sẽ thành công. + Chia rẽ sẽ thất bại. + …) HS nêu được 01 bài học, diễn đạt tương đương, hợp lý đạt điểm tối đa. II. Phần Viết 4,0 Đề 1 I. Yêu cầu chung - Xác định đúng kiểu bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành). - Nêu được vấn đề và ý kiến cần bàn luận. - Trình bày được sự tán thành đối với ý kiến cần bàn luận. - Đưa ra được những lí lẽ rõ ràng, bằng chứng đa dạng để chứng tỏ sự tán thành là có căn cứ. - Bài viết có bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ. II. Yêu cầu cụ thể 1. Mở bài: 0,5 - Dẫn dắt. - Nêu được vấn đề cần bàn luận: Sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống. 2. Thân bài: 3,0 - Nêu ý kiến đáng quan tâm về vấn đề: Tinh thần đoàn kết tạo nên sức mạnh to lớn trong cuộc sống.
  4. - Thể hiện thái độ tán thành ý kiến vừa nêu bằng các ý: + Đoàn kết là kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung, không chia rẽ. + Tình đoàn kết tạo nên một sức mạnh: giúp mọi người gắn bó với nhau, biết yêu thương, giúp đỡ nhau, phát huy điểm mạnh của bản thân góp phần đưa tập thể lớn mạnh, chiến thắng kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc … Dẫn chứng: Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, tinh thần đoàn kết được thể hiện thông qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm…Trong cuộc sống đời thường, tinh thần đoàn kết thể hiện trong lao động… + Có những người kết bè, chia rẽ làm mất đoàn kết, giảm sức mạnh của tập thể đáng phê phán. Dẫn chứng: Trong trường học, lớp học, trong gia đình, làng xóm… 3. Kết bài: 0,5 Rút ra ý nghĩa của tinh thần đoàn kết và bài học liên hệ. Đề 2 I. Yêu cầu chung - Xác định đúng kiểu phân tích đặc điểm nhân vật. - Đưa ra được những bằng chứng để làm rõ đặc điểm của nhân vật. - Bài viết có bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ. II. Yêu cầu cụ thể 1. Mở bài: Giới thiệu đặc điểm nổi bật của nhân vật người cha trong truyện 0,5 ngụ ngôn Câu chuyện bó đũa. 2. Thân bài: 3,0 - Lần lượt phân tích và làm sáng tỏ từng đặc điểm của nhân vật người cha thông qua các chi tiết cụ thể trong tác phẩm (hoàn cảnh, cử chỉ, hành động, ý nghĩ…). Gợi ý: - Hoàn cảnh: các con không yêu thương nhau, hay va chạm. - Thái độ: người cha rất buồn phiền. - Cử chỉ, hành động: ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi tất cả các con lại bảo ai bẻ gãy được bó đũa thì sẽ thưởng cho túi tiền. - Khi các con không thể bẻ được đũa, người cha cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng. Qua đó dạy bảo các con. - Nêu nhận xét về nhân vật người cha: Là người yêu thương các con và có cách giáo dục nhẹ nhàng, hiệu quả, tinh tế. Với cách giáo dục này, thông điệp về đoàn kết, đùm bọc càng trở nên thấm thía hơn. Người cha đã nêu một bài học hay về cách dạy con cái. 3. Kết bài: 0,5 Qua việc phân tích đặc điểm nhân vật người cha, nêu lên ý nghĩa hoặc bài học sâu sắc. (Gợi ý: Nhân vật người cha đóng vai trò quan trọng trong cả câu chuyện, một người đáng kính, thấu hiểu, tạo ra sự đoàn kết, hòa thuận giữa các con; khẳng định vai trò của tinh thần đoàn kết trong gia đình, cuộc sống …) Tổng điểm 10,0 *Lưu ý: Khi chấm, GV không cho điểm hình thức riêng. Nếu bài làm trình bày cẩu thả, chữ quá xấu, sai từ 05 lỗi chính tả trở lên có thể trừ từ 0,25 đến 0,5 điểm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2