intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Tiên Phước” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Tiên Phước

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2022-2023 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 Mức độ nhận thức Tổng Tỉ lệ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Số CH Thời % Nội dung/đơn vị cao gian tổng Kĩ năng TT KT Số Thời Số Thời Số Thời Số Thời TN TL (phút) điểm CH gian CH gian CH gian CH gian (phút) (phút) (phút) (phút) 1 Đọc hiểu Truyện ngụ ngôn 3 10 5 15 2 20 0 45 60 Nghị luận về một vấn đề trong 1* 45 1 45 40 2 Viết đời sống (trình 1* 1* 1* bày ý kiến tán thành). Tỷ lệ % 15+5 25+15 20+10 10 60 40 90 Tổng 20% 40% 30% 10% 60% 40% 100 Tỷ lệ chung 60% 40% 100%
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ dung/Đơ TT Mức độ đánh giá Nhận Vận dụng Chủ đề n vị kiến Thông hiểu Vận dụng thức biết cao 1 Đọc hiểu Truyện Nhận biết: - Nhận biết được thể loại, chi tiết tiêu biểu của văn bản. 3TN 5TN - Nhận biết được ngôi kể trong truyện. 2TL Thông hiểu: - Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. - Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện. - Giải thích được nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm. - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với bài học được thể hiện qua tác phẩm. 2 Viết Nghị luận Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về 1TL* kiểu văn bản, về vấn đề nghị luận.
  3. về một Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức vấn đề (Từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản…) trong đời Vận dụng: sống Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong (trình bày đời sống trình bày được sự tán thành đối với ý ý kiến tán kiến cần bàn luận. Đưa ra được những lí lẽ rõ ràng thành) và bằng chứng đa dạng để chứng tỏ sự tán thành là có căn cứ. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến riêng một cách thuyết phục. Tổng 3TN 5TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn lớp 7 A. Hướng dẫn chung: - Giáo viên dựa vào yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá bài làm của học sinh. Cần vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm, tránh đếm ý cho điểm. Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết sâu sắc, sáng tạo trong nội dung và hình thức trình bày. - Việc chi tiết hóa nội dung cần đạt và điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với số điểm trong câu và tổng điểm toàn bài. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. B. Hướng dẫn cụ thể: Phần I: Nội dung ĐỌC HIỂU 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Phương án trả lời A C B D B C D C Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 9: (1 điểm) Mức 1 (1 đ) Mức 2 (0,75 đ) Mức 3 (0,5 đ) Mức 4 (0,25 đ) Mức 5 (0đ) - Học sinh có thể bày tỏ - Học sinh có thể bày tỏ - Học sinh có thể bày tỏ HS chỉ bày tỏ thái độ Trả lời không đúng thái độ đồng tình/ thái độ đồng tình/ không thái độ đồng tình/ không đồng tình/ không đồng yêu cầu của đề bài không đồng tình/ đồng đồng tình/ đồng tình một đồng tình/ đồng tình một tình/ đồng tình một phần hoặc không trả lời. tình một phần với cách phần với cách ứng xử của phần với cách ứng xử của với cách ứng xử của nhân ứng xử của nhân vật nhân vật, có sự lý giải phù nhân vật, có sự lý giải vật, không lý giải hoặc lý song cần có sự lý giải hợp với nội dung đoạn tương đối phù hợp với giải chưa hợp lí, không phù hợp với nội dung trích, đảm bảo chuẩn mực nội dung đoạn trích, đảm phù hợp với nội dung đoạn trích, đảm bảo đạo đức, pháp luật; diễn bảo chuẩn mực đạo đức, đoạn trích, đảm bảo chuẩn mực đạo đức, đạt chưa trôi chảy, mạch pháp luật; diễn đạt chưa chuẩn mực đạo đức, pháp pháp luật; diễn đạt trôi lạc. trôi chảy, mạch lạc. luật. chảy, mạch lạc.
  5. 3. Câu 10 (1 điểm) - Học sinh nêu được bài học rút ra ý nghĩa sâu sắc, phù hợp với nội dung thể hiện trong đoạn trích. Gợi ý: Bài học rút ra: - Sống chân thật, thân thiện. - Biết trân trọng tình bạn - Không dối trá. …. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được nêu được bài học phù hợp, diễn đạt gọn rõ: 1.0 điểm. - Học sinh nêu được nêu được bài học phù hợp, nhưng diễn đạt chưa gọn rõ:: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời không liên quan: 0,0 điểm. Phần II: VIẾT (4 điểm) A. Bảng điểm chung toàn bài Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn 0,5 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 3. Trình bày vấn đề nghị luận 2,5 4. Chính tả, ngữ pháp 0,25 5. Sáng tạo 0,5 B. Bảng chấm điểm cụ thể cho từng tiêu chí 1. Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn (0.5) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0,5 Bài viết đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài. Mở bài giới thiệu - Mở bài: Nêu vấn đề đời sống cần bàn và ý kiến được vấn đề nghị luận, phần Thân bài biết sắp xếp các lí lẽ, dẫn đáng quan tâm về vấn đề đó. chứng theo trình tự hợp lý để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận, phần - Thân bài: Kết bài nêu được ý nghĩa của ý kiến tán thành. Các phần có sự liên + Trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu
  6. kết chặt chẽ, phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn. để bàn luận. Bài viết đủ 3 phần nhưng chưa đầy đủ nội dung, Thân bài chỉ có + Thể hiện thái độ tán thành ý kiến vừa nêu bằng các 0,25 một đoạn văn. ý. 0,0 Chưa tổ chức bài văn thành 3 phần như trên (thiếu mở bài hoặc - Kết bài: Khẳng định tính xác đáng của ý kiến được kết bài, hoặc cả bài viết chỉ một đoạn văn) người viết tán thành và sự cần thiết của việc tán thành ý kiến đó. 2.Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 Xác định đúng vấn đề nghị luận - Trình bày quan điểm tán thành ý kiến: Trò chơi điện tử có hại cho giới trẻ hiện nay. 0,0 Xác định không đúng vấn đề nghị luận 3. Trình bày ý kiến về vấn đề cần nghị luận 2.0-2.5 - Nội dung: đảm bảo nội dung: - Nêu được ý kiến đáng quan tâm của vấn đề: Trò + Nêu được ý kiến đáng quan tâm của vấn đề: Trò chơi điện tử có chơi điện tử có hại cho giới trẻ hiện nay. hại cho giới trẻ hiện nay. - Thể hiện được thái độ tán thành về ý kiến vừa nêu. + Thể hiện được thái độ tán thành về ý kiến vừa nêu. - Sử dụng được lý lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng + Sử dụng được lý lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng để chứng tỏ để chứng tỏ sự tán thành là có căn cứ. sự tán thành là có căn cứ. - Khẳng định lại sự tán thành ý kiến, nêu tác dụng của + Khẳng định rõ ràng, dứt khoát thái độ tán thành ý kiến. Nêu ý kiến đó đối với cuộc sống. tác dụng của ý kiến đối với cuộc sống. Rút ra được bài học cho bản thân. - Tính liên kết của văn bản: sắp xếp trình tự lí lẽ, dẫn chứng chặt chẽ, hợp lí, hấp dẫn, có sức thuyết phục cao. 1.0-1.75 - Nội dung : đảm bảo nội dung : + Nêu được ý kiến đáng quan tâm của vấn đề: Trò chơi điện tử có hại cho giới trẻ hiện nay.
  7. + Thể hiện được thái độ tán thành về ý kiến vừa nêu. + Sử dụng được lý lẽ tương đối rõ ràng, có bằng chứng nhưng chưa đa dạng để chứng tỏ sự tán thành là có căn cứ. + Khẳng định rõ ràng, dứt khoát thái độ tán thành ý kiến. Nêu tác dụng của ý kiến đối với cuộc sống. Rút ra được bài học cho bản thân. - Tính liên kết của văn bản sắp xếp trình tự lí lẽ, dẫn chứng chưa thật chặt chẽ, hợp lí, chưa hấp dẫn, sức thuyết phục chưa cao. 0.25-1.0 - Nội dung: đảm bảo nội dung: + Nêu được ý kiến đáng quan tâm của vấn đề: Trò chơi điện tử có hại cho giới trẻ hiện nay. + Thể hiện được thái độ tán thành về ý kiến vừa nêu. + Sử dụng được lý lẽ tương đối rõ ràng, có bằng chứng nhưng chưa đa dạng để chứng tỏ sự tán thành là có căn cứ. + Khẳng định lại sự tán thành ý kiến, chưa nêu tác dụng của ý kiến đó đối với cuộc sống. - Tính liên kết của văn bản sắp xếp trình tự lí lẽ, dẫn chứng chưa thật chặt chẽ, hợp lí, không hấp dẫn, không có sức thuyết phục. 0.0 Bài làm không phải là bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành) hoặc không làm bài. 4. Chính tả, ngữ pháp 0.25 - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  8. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch, xóa… 0.0 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, bài văn trình bày chưa sạch sẽ… 5. Sáng tạo 0.5 Có sáng tạo trong cách nghị luận và diễn đạt. 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0.0 Chưa có sự sáng tạo.
  9. TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2022-2023 Họ và tên: ............................................. MÔN: NGỮ VĂN 7; Thời gian: 90 phút Lớp: 7 Ngày kiểm tra: / /2023 Điểm: Nhận xét của giáo viên: I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: Cáo và cò Ngày xửa ngày xưa, có một con cáo rất xảo quyệt và tinh nghịch. Nó thường giả vờ thân thiện sau đó chơi khăm những con vật khác. Một ngày nọ, cáo gặp một chị cò. Nó kết bạn với cò và ra vẻ thân thiện, mời cò tới nhà ăn tối. Chị cò vui vẻ nhận lời. Tối hôm đó, chị cò vui vẻ tới nhà cáo như lời mời. Cáo mời cò vào nhà và bưng ra hai bát súp. Nó múc súp ra hai cái đĩa rất là nông! Chị cò không thể nào ăn được súp với mỏ dài của mình, còn cáo thì dễ dàng liếm một loáng là hết đĩa súp. Thấy cò như vậy cáo rất khoái trá nhưng vẫn giả vờ quan tâm hỏi: – Sao chị không ăn? Súp không ngon à? Chị cò với cái bụng đói meo trả lời: – Ồ súp rất ngon, nhưng tôi bị đau dạ dày và không thể ăn thêm được nữa cáo ạ. Thế rồi cò đi về sau khi đã cảm ơn cáo, và không quên mời cáo đến nhà ăn tối. Tới ngày hẹn, cáo tới nhà cò để dùng bữa tối như được mời. Sau khi chuyện trò, chị cò đi vào bếp để lấy súp ra mời cáo ăn. Lần này, chị cò múc súp ra hai cái lọ hẹp với cái cổ rất dài. Cò ăn súp dễ dàng với cái mỏ dài của mình, còn cáo rõ ràng không thể nào ăn được. Sau khi kết thúc bữa ăn, chị cò nhẹ nhàng hỏi cáo: – Bạn dùng bữa có ngon không bạn cáo? Cáo nhớ lại những gì mình đã chơi xấu cò và cảm thấy rất xấu hổ. Nó chỉ biết lắp bắp: – Tôi … tôi phải về đây. Bụng tôi bỗng dưng đau quá! Rồi cụp đuôi chuồn về trong nỗi nhục nhã. (Cáo và cò - trang 7 - NXB thông tin) Câu 1. Truyện Cáo và Cò thuộc thể loại nào? A. Truyện ngụ ngôn B. Truyện đồng thoại C. Truyện truyền thuyết. D. Truyện thần thoại Câu 2. Truyện được kể bằng ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Kết hợp nhiều ngôi kể Câu 3. Cáo đã tiếp đãi Cò như thế nào? A. Niềm nở, chu đáo với những món ăn ngon. B. Chỉ có súp trên cái đĩa nông. C. Chỉ có súp đựng trong chiếc lọ hẹp với cái cổ rất dài. D. Một đĩa súp cho mình và một lọ súp cho bạn. Câu 4. Dấu chấm lửng trong câu sau được dùng để làm gì? “Tôi … tôi phải về đây.” A. Cho biết nhiều sự vật chưa liệt kê hết. B. Làm giãn nhịp điệu câu văn. C. Thể hiện lời nói bỏ dở. D. Thể hiện lời nói ngập ngừng.
  10. Câu 5. Về hình thức, việc dùng từ nó trong đoạn văn sau có tác dụng gì? “Cáo nhớ lại những gì mình đã chơi xấu cò và cảm thấy rất xấu hổ. Nó chỉ biết lắp bắp.’’ A. Thay thế cho từ Cáo nhằm tạo sự liền mạch của đoạn văn. B. Thay thế cho từ cáo nhằm tạo sự liên kết giữa hai câu văn. C. Chỉ một đối tượng khác không phải là Cáo. D. Cả A và B đúng. Câu 6. Theo em, cáo là hình ảnh đại diện cho kiểu người nào trong cuộc sống? A. Thân thiện, hòa đồng B. Chân thành, tử tế C. Dối trá, lọc lừa D. Ham vui, xởi lởi Câu 7. Vì sao cáo lại cụp đuôi chuồn về trong nỗi nhục nhã? A. Cáo tức giận vì bị cò chơi khăm. B. Cáo buồn vì cò tiếp đãi không nồng hậu. C. Cáo ăn quá no nên bị đau bụng. D. Cáo xấu hổ vì mình đã từng chơi xấu cò. Câu 8. Từ “cổ” trong câu “Lần này, chị cò múc súp ra hai cái lọ hẹp với cái cổ rất dài.” có nghĩa là gì? A. Thuộc về thời xa xưa. B. Bộ phận của cơ thể, nối đầu với thân. C. Chỗ eo lại ở phần đầu của một số đồ vật. D. Lỗi thời, không còn hợp thời nữa. Câu 9. Em có đồng tình với cách ứng xử của cò đối với cáo không? Vì sao? Câu 10. Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện trên là gì? II. VIẾT (4.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Trò chơi điện tử rất có hại cho giới trẻ hôm nay”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm tán thành của mình về ý kiến trên? ------------------------- Hết ------------------------- Tổ trưởng chuyên môn Nhóm trưởng Giáo viên ra đề Trần Đức Phùng Lê Thị Xuyên Nguyễn Thị Thanh Hiền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2