intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Nam Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Nam Giang” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Nam Giang

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 NĂM HỌC: 2023-2024 Mức độ nhận thức Tổng TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị Nhận Thông Vận V. dụng % kiến thức kĩ năng biết hiểu dụng cao điểm TN TL TN TL TN TL TN TL 01 Đọc - hiểu Văn bản: Kiến và Số câu Châu chấu 4 3 1 1 1 10 Tỉ lệ % 20 15 10 10 5 60 Viết Viết bài văn nghị Số câu luận 1* 1* 1* 1* 1 02 Tỉ lệ % 10 15 10 5 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7 Nội dung/ Đơn vị TT Mức độ đánh giá kiến thức, kĩ năng Đọc - hiểu: Nhận biết: - Nhận biết được thể loại của văn bản. - Nhận biết được chú châu chấu đã làm gì vào những ngày hè. Văn bản: - Nhận biết được châu chấu đã rủ kiến cùng mình làm gì. Kiến và - Nhận biết được trạng ngữ trong câu. 01 Châu chấu Thông hiểu: - Chỉ ra được vì sao kiến không đi chơi cùng châu chấu. - Nêu và hiểu được thành ngữ trong câu. - Hiểu được châu chấu là hình ảnh đại diện cho những kiểu người nào trong cuộc sống.
  2. - Giải quyết được vấn đề nếu là châu chấu trong câu truyện, em sẽ làm gì trước lời khuyên của kiến. Vận dụng: - Giải thích được vì sao trong câu truyện kiến lại có một mùa đông no đủ. Vận dụng cao: - Rút ra được bài học từ câu truyện. Viết: Nhận biết: - Nhận biết được yêu cầu của bài văn bày tỏ quan điểm về trò chơi Viết bài điện tử văn nghị - Xác định được cấu trúc của bài văn nghị luận. luận Thông hiểu: - Hiểu được nội dung của từng phần trong bài viết. - Hiểu được yêu cầu đối với bài văn nghị luận 02 - Bày tỏ được quan điểm của bản thân. Vận dụng: - Viết được bài văn bài văn bày tỏ quan điểm về ý kiến: “Trò chơi điện tử là món tiêu khiển khiển hấp dẫn, nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập”. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo, bứt phá, mới mẻ về dùng từ, diễn đạt để trình bày quan điểm một cách rõ ràng, lôi cuốn.
  3. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NAM GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ Năm học: 2023 – 2024 TRUNG HỌC CƠ SỞ NAM GIANG Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ: I. ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít. Bỗng chú bắt gặp bạn kiến đi ngang qua, bạn ấy đang còng lưng cõng một hạt ngô để tha về tổ. Châu chấu cất giọng rủ rê: “Bạn kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò truyện và đi chơi thoả thích cùng tớ đi!”. Kiến trả lời: “Không, tớ bận lắm, tớ còn phải đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới. Bạn cũng nên làm như vậy đi bạn châu chấu ạ”. “Đúng là lo bò trắng răng, còn lâu mới tới mùa đông”. Châu chấu mỉa mai. Kiến dường như không quan tâm tới những lời của châu chấu xanh, nó tiếp tục tha mồi về tổ một cách chăm chỉ và cần mẫn. Thế rồi mùa đông lạnh lẽo cũng tới, thức ăn trở nên khan hiếm, châu chấu xanh vì mải chơi không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì đói và rét. Còn bạn kiến của chúng ta thì có một mùa đông no đủ với một tổ đầy những ngô, lúa mì mà bạn ấy đã chăm chỉ tha về suốt cả mùa hè. (Kiến và Châu chấu, NXB thông tin, trang 3) Trả lời các câu hỏi: Câu 1. Truyện “Kiến và Châu chấu” thuộc thể loại nào? A. Truyện ngụ ngôn. B. Truyện đồng thoại. C. Truyện truyền thuyết. D. Truyện cổ tích Câu 2. Vào những ngày hè, chú châu chấu đã làm gì? A. Nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng ca hát ríu ra ríu rít. B. Siêng năng làm bài tập về nhà mà cô giáo đã giao. C. Cần cù thu thập đồ ăn dự trữ cho mùa đông. D. Giúp châu chấu mẹ dọn dẹp nhà cửa. Câu 3. Châu chấu đã rủ kiến cùng mình làm gì? A. Cùng nhau thu hoạch rau củ trên cánh đồng. B. Trò chuyện và đi chơi thoả thích. C. Cùng nhau về nhà châu chấu chơi. D. Cùng nhau chuẩn bị lương thực cho mùa đông. Câu 4. Trạng ngữ trong câu sau được dùng để làm gì? “Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít.” A. Chỉ nguyên nhân. B. Chỉ thời gian. C. Chỉ mục đích. D. Chỉ phương tiện.
  4. Câu 5. Vì sao kiến không đi chơi cùng châu chấu? A. Kiến không thích đi chơi. B. Kiến không thích châu chấu. C. Kiến đi kiếm thức ăn để dự trữ. D. Kiến có hẹn với bạn cào cào. Câu 6. Xác định thành ngữ trong câu: “Đúng là lo bò trắng răng, còn lâu mới tới mùa đông”. A. Đúng là lo bò trắng răng. B. Lo bò trắng răng. C. Còn lâu mới tới mùa đông. D. Mới tới mùa đông. Câu 7. Giải thích ý nghĩa của thành ngữ mà em xác định trong câu 6. A. Báo hiệu khi bò trắng răng thì mùa đông đã đến. B. Báo hiệu khi bò trắng răng thì mùa đông đã đi qua. C. Lo khi mùa đông đến, không có đủ lương thực cho các loài vật. D. Lo cái điều vốn hiển nhiên là như thế, cái điều, không cần phải lo. Câu 8. Theo em, châu chấu là hình ảnh đại diện cho những kiểu người nào trong cuộc sống? Nếu là châu chấu, em sẽ làm gì trước lời khuyên của kiến? Câu 9. Vì sao con kiến lại có một mùa đông no đủ? Câu 10. Nêu bài học mà em rút ra được từ truyện “Kiến và Châu chấu”. II. VIẾT (4,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Trò chơi điện tử là món tiêu khiển khiển hấp dẫn, nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên. Nam Giang, ngày 5 tháng 3 năm 2024 KT. Hiệu trưởng TTCM GV duyệt đề GV ra đề Phó hiệu trưởng Mai Tấn Lâm Hoàng Văn Hùng B Nướch Hà A Rất Thị Thúy Nga ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
  5. MÔN: NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC 2023-2024 Phần I: ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm) Đáp án Điểm Câu 1 A 0,5 Câu 2 A 0,5 Câu 3 B 0,5 Câu 4 B 0,5 Câu 5 C 0,5 Câu 6 B 0,5 Câu 7 D 0,5 Câu 8 - Châu chấu là hình ảnh đại diện cho những kiểu người: Vô lo, lười biếng, 0,5 ham chơi, lêu lổng. - Nếu là châu chấu trong câu truyện, em sẽ chăm chỉ cùng kiến đi kiếm thức 0,5 ăn để dự trữ cho mùa đông. Câu 9 - Kiến lại có một mùa đông no đủ vì: + Kiến chăm chỉ, siêng năng, cần cù. 0,5 + Kiến biết nhìn xa trông rộng, biết lo xa. 0,5 Câu 10 Bài học rút ra: -Luôn chăm chỉ trong học tập và làm việc, không được ham chơi, lười 0,25 biếng. 0,25 - Biết nhìn xa trông rộng. Phần II: VIẾT (4.0 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về trò chơi điện tử Phần II: VIẾT c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận:HS có thể trình bày theo nhiều cách, 0,5 (4.0 nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: điểm) - Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận - Thân bài:+ Giải thích được khái niệm trò chơi điện tử là gì? + Thực trạng của việc chơi trò chơi điện tử của lứa tuổi học sinh. 2.5 + Chỉ ra những lợi ích và tác hại của trò chơi điện tử. + Đề xuất giải pháp. - Kết bài: Kết thúc và khẳng định vấn đề nghị luận. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để 0,25 bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2