intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

  1. TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 Mức độ nhận thức Tổng Nhận Thông Vận Vận Kĩ năng biết hiểu dụng dụng cao TT (Số câu) (Số câu) (Số câu) (Số câu) TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Số câu 4 0 3 1 0 1 0 1 10 1 Tỉ lệ % 20% 15% 10% 10% 5% 60% điểm Viết Văn nghị Số câu luận về 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 một vấn đề đời 2 Tỉ lệ % sống. 10% 15% 10% 5% 40% điểm (Trình bày ý kiến tán thành) Tỷ lệ % điểm các mức độ 30% 100
  2. TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT TT Nội dung/Đơn Mức độ đánh Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Kĩ năng vị kiến thức giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Đọc hiểu Truyện ngụ Nhận biết: 4 câu TN 3 câu TN; 1 câu 1 câu TL 1 câu TL 1. ngôn. - Nhận biết TL ngôi kể. - Nhận biết lời người kể chuyện. - Nhận biết chi tiết trong văn bản. Thông hiểu: - Hiểu và xác định được phép liên kết sử dụng trong đoạn văn. - Hiểu được từ ngữ được sử dụng trong văn bản. - Hiểu tính cách nhân vật. - Hiểu được nội dung thông điệp của văn bản (TNTL) Vận dụng: - Từ nội dung văn bản nêu cách xử lí khi gặp phải những
  3. khó khăn, thử thách trong cuộc sống. (TNTL) Vận dụng cao: - Nêu được ý kiến đồng tình hoặc không đồng tình về tình huống trong văn bản/ Đưa ra lời khuyên với nhân vật trong văn bản. (TNTL) 2. Viết Văn nghị luận Nhận biết: 1* 1* 1* 1* về một vấn đề Nhận biết được đời sống (Trình yêu cầu của đề văn nghị luận. bày ý kiến tán Thông hiểu: thành) Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản). Vận dụng: Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống. Biết trình bày, sắp xếp các ý theo trình tự
  4. hợp lí để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục mạch lạc, có sự liên kết giữa các phần. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, đưa ra lí lẽ rõ ràng, dẫn chứng đa dạng, thuyết phục. Tỉ lệ % điểm 70% 30% Tổng điểm 10 TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024 Họ và tên: ...................................... Môn: Ngữ văn- Lớp 7 Lớp: 7/... Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể giao đề) Điểm: Nhận xét của giáo viên: Chữ ký Chữ ký Chữ ký Giám thị Giám khảo 1 Giám khảo 2 ĐỀ BÀI I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: CON LỪA VÀ BÁC NÔNG DÂN
  5. Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì…Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài. (Theo Dân gian Việt Nam) Câu 1. Văn bản Con lừa và bác nông dân được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba. D. Không có ngôi kể. Câu 2. Văn bản trên được kể bằng lời kể của ai? A. Lời của con lừa. B. Lời của chủ trang trại. C. Lời của những người hàng xóm. D. Lời của người dẫn chuyện. Câu 3. Trong đoạn 1 của văn bản con lừa đã rơi vào tình huống nào? A. Con lừa bị sẩy chân rơi xuống một cái giếng. B. Con lừa gặp nguy hiểm khi ăn cỏ quanh giếng cùng các bạn. C. Con lừa đang bị ông chủ và những người hàng xóm đuổi bắt. D. Con lừa xuất hiện trên miệng giếng và tìm cách uống nước. Câu 4. Khi con lừa bị ngã, bác nông dân đã làm gì? A. Ông lo lắng, tìm mọi cách để cứu con lừa ra khỏi giếng. B. Ông động viên và trò chuyện với con lừa để nó bớt sợ hãi. C. Ông nhờ những người hàng xóm xúc đất đổ vào giếng. D. Ông bỏ đi làm những công việc khác và mặc kệ con lừa. Câu 5. Theo em, những từ ngữ in đậm trong đoạn văn sau sử dụng phương tiện liên kết gì? Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì…Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. A. Dùng từ ngữ nối. B. Dùng từ ngữ đồng nghĩa. C. Dùng từ ngữ lặp lại. D. Dùng từ ngữ thay thế. Câu 6. Theo em, những “xẻng đất” trong văn bản tượng trưng cho điều gì? A. Những niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống. B. Những thử thách, khó khăn trong cuộc sống. C. Là hình ảnh lao động cực nhọc của con lừa.
  6. D. Là sự áp bức của ông chủ đối với con lừa. Câu 7. Hành động “lắc mình, bước chân lên trên” thể hiện tính cách gì của chú lừa? A. Bình tĩnh, thông minh. B. Nhút nhát, sợ chết. C. Yếu đuối, buông xuôi. D. Nóng vội, xốc nổi. Câu 8. Theo em, thông điệp mà văn bản trên muốn gửi gắm đến người đọc là gì? Câu 9. Từ nội dung của văn bản trên, theo em khi gặp khó khách thử thách trong cuộc sống chúng ta nên xử lí như thế nào? Câu 10. Em có đồng tình với cách cư xử của người chủ trang trại dành cho chú lừa không? Nếu là hàng xóm của người chủ trang trại em sẽ khuyên ông ấy điều gì? II. VIẾT (4,0 điểm) Đề bài: Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về vấn đề: Vai trò của tình bạn đối với đời sống con người. BÀI LÀM
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn - Lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể giao đề) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời C D A C D B A Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2. Trắc nghiệm tự luận (2,5 điểm) Câu 8: (1,0 điểm)
  8. * Gợi ý đáp án : HS nêu được nội dung thông điệp mà văn bản muốn gửi gắm. Sau đây là một số gợi ý: - Trước những khó khăn, thất bại trong cuộc sống chúng ta cần: + Bình tĩnh đối diện, tỉnh táo phán đoán để tìm ra được cách giải quyết tốt nhất. + Tin tưởng vào chính bản thân mình, không nên quá mong chờ vào sự giúp đỡ hay thương hại từ một ai khác. * Hướng dẫn chấm: Mức 1 (1,0đ) Mức 2 (0,75 đ) Mức 3 (0,5 đ) Mức 4 (0,25 đ) Mức 5 (0,0 đ) Học sinh trình Học sinh trình Học sinh trình Học sinh trình Học sinh không trả bày nội dung bày nội dung bày được nội bày nội dung lời hoặc trả lời thông điệp đầy thông điệp đầy dung thông điệp thông điệp còn không đúng với đủ, hợp lí, thuyết đủ, sức thuyết nhưng còn chung sơ sài, chưa yêu cầu của đề. phục cao. (2 ý) phục chưa cao. (2 chung, chưa đầy thuyết phục. ý) đủ. (1 ý) (1 ý) Lưu ý: GV có thể linh hoạt cho điểm đối với câu này nếu học sinh trả lời cách khác nhưng đảm bảo về nội dung yêu cầu. Câu 9 (1,0 điểm) HS nêu được cách xử lí phù hợp, đúng đắn khi gặp phải những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Chẳng hạn: + Bình tĩnh, tự tin và tin tưởng vào bản thân mình để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất. + Lập kế hoạch cụ thể, chi tiết nhằm khắc phục những khó khăn, thử thách và thực hiện theo kế hoạch đó. Ngoài ra, có thể học hỏi kinh nghiệm từ mọi người, đặc biệt là những người đi trước. * Hướng dẫn chấm: Mức 1 (1,0đ) Mức 2(0,75) Mức 3 (0,5 đ) Mức 4 (0,25) Mức 5 (0,0 đ) - Học sinh nêu - Học sinh nêu - Học sinh nêu - Học sinh nêu - Học sinh không được cách xử lí cách xử lí đúng, được cách xử lí được cách xử lí trả lời hoặc trả lời đúng, phù hợp, phù hợp, song tương đối phù phù hợp song không liên quan. thuyết phục. diễn đạt chưa hợp nhưng còn diễn đạt còn vụng tốt. chưa đầy đủ. về, tương đối. Lưu ý: GV có thể linh hoạt cho điểm đối với câu này nếu học sinh nêu được cách xử lí khác nhưng phù hợp, có hiệu quả.
  9. Câu 10. (0,5 điểm) Học sinh nêu được ý kiến cá nhân và đưa ra lời khuyên: * Gợi ý đáp án : - Không đồng tình với cách cư xử của người chủ trang trại dành cho con lừa. - Lời khuyên dành cho người chủ trang trại: “Ông hãy cứu con lừa lên đi vì dù sao nó cũng là con vật đem lại nhiều lợi ích cho ông, hành động ấy của ông là không đúng và sẽ bị mọi người chê trách đấy!”. * Hướng dẫn chấm: - Học sinh bày tỏ được thái độ không đồng tình và hợp lí, thuyết phục. (ghi 0,25 điểm) - Học sinh nêu được lời khuyên hợp lí, thuyết phục. (ghi 0,25 điểm) - Học sinh không trả lời hoặc trả lời không liên quan. (ghi 0,0 điểm) Lưu ý: GV có thể linh hoạt cho điểm đối với câu này nếu học sinh đưa ra được lời khuyên khác nhưng phù hợp. Phần II: VIẾT (4,0 điểm) PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (4,0 ĐIỂM) A. BẢNG ĐIỂM CHUNG CHO TOÀN BÀI: Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn 0,5
  10. 2. Nội dung 2,75 3. Trình bày, diễn đạt 0,5 4. Sáng tạo 0,25 B. BẢNG CHẤM ĐIỂM CỤ THỂ CHO TỪNG TIÊU CHÍ 1. Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn (0,5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú Bài viết đủ 3 phần: Mở bài, 1. Mở bài: 0,5 Thân bài và Kết bài. - Nêu vấn đề nghị luận và ý kiến đáng quan tâm về + Mở bài: Giới thiệu vấn đề vấn đề đó: cần nghị luận.
  11. + Thân bài: Nêu được ý kiến + Vấn đề nghị luận: Vai trò của tình bạn đối với tán thành và biết sắp xếp các đời sống con người. nội dung theo trình tự hợp lý để + Nêu ý kiến đáng quan tâm về vấn đề đó: “Tình làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. bạn là tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao quý, + Kết bài: liên hệ bản thân và vì vậy chúng ta không thể sống thiếu tình bạn”. mở rộng, kết luận vấn đề. 2. Thân bài: - Các phần có sự liên kết * Giải thích: chặt chẽ. - Hiểu như thế nào là tình bạn? Tình bạn là tình Bài viết đủ 3 phần nhưng chưa cảm gắn bó giữa những người có cùng chung sở 0,25 đầy đủ nội dung. thích, lí tưởng, hoàn cảnh. 0,0 Chưa tổ chức bài văn thành 3 * Thể hiện thái độ tán thành ý kiến: Tình bạn là phần như trên ( thiếu mở bài tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao quý, chúng ta hoặc kết bài, hoặc cả bài viết không thể thiếu tình bạn: chỉ một đoạn văn). - Tình bạn giúp chúng ta cảm thấy được yêu thương, quan tâm và được thấu hiểu. Lí lẽ, bằng chứng: Bạn bè là người lắng nghe, động viên và giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống,…. - Tình bạn giúp chúng ta học hỏi được nhiều điều và trưởng thành hơn. Lí lẽ, bằng chứng: Tiếp xúc với bạn bè, chúng ta có thể học hỏi những điều mới mẻ, mở rộng tầm nhìn và suy nghĩ của mình, từ đó trở nên trưởng thành hơn, chín chắn hơn trong suy nghĩ và hành động;…. - Tình bạn giúp chúng ta có thêm động lực để sống làm việc và học tập. Lí lẽ, bằng chứng: Bạn bè sẽ là người ủng hộ chúng ta, giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống;…. - Cách xây dựng tình bạn đẹp: động viên, giúp đỡ, sẻ chia với nhau trong học tập và cuộc sống, hãy cho đi tình yêu thương chân thành xuất phát từ tận đáy lòng và cố gắng duy trì phát triển tình bạn ấy bền lâu, trong sáng, lành mạnh hơn. * Ý kiến về bài học nhận thức và hành động
  12. cần rút ra: Nếu thiếu tình bạn, con người thật lẻ loi, đơn độc, khó có niềm vui trong cuộc sống. Vì vậy, mỗi chúng ta cần học cách tôn trọng bạn bè, tin tưởng, không dối trá, lợi dụng nhau. Hãy dùng trái tim chân thành để có được những người bạn tốt. 3. Kết bài: - Khẳng định lại tính xác đáng của ý kiến “Tình bạn là tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao quý, vì vậy chúng ta không thể sống thiếu tình bạn” và nêu sự cần thiết của việc tán thành ý kiến đó (tình bạn sẽ giúp chúng ta có một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa hơn). 2. Tiêu chí 2: Nội dung (2,75 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 2,75 điểm Bài làm cơ bản đạt được các nội dung theo định Bài văn có thể trình hướng sau: bày theo nhiều cách 0,5 điểm 1. Mở bài: khác nhau nhưng cần - Nêu vấn đề nghị luận và ý kiến đáng quan tâm về vấn thể hiện được các nội đề đó: dung sau: + Vấn đề nghị luận: Vai trò của tình bạn. - Nêu được vấn đề và ý + Nêu ý kiến đáng quan tâm về vấn đề đó: “Tình bạn kiến cần bàn luận. là tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao quý, vì vậy - Trình bày được sự tán chúng ta không thể sống thiếu tình bạn”. thành đối với ý kiến 0,25 điểm cần bàn luận. 2. Thân bài: - Đưa ra được những lí * Giải thích: lẽ rõ ràng và bằng - Hiểu như thế nào là tình bạn? Tình bạn là tình cảm chứng đa dạng để gắn bó giữa những người có cùng chung sở thích, lí chứng tỏ sự tán thành tưởng, hoàn cảnh. là có căn cứ. 1,0 điểm * Thể hiện thái độ tán thành ý kiến: Tình bạn là tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao quý, chúng ta không
  13. thể sống thiếu tình bạn: - Tình bạn giúp chúng ta cảm thấy được yêu thương, quan tâm và được thấu hiểu. Lí lẽ, bằng chứng: Bạn bè là người lắng nghe, động viên và giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống,…. - Tình bạn giúp chúng ta học hỏi được nhiều điều và trưởng thành hơn. Lí lẽ, bằng chứng: Tiếp xúc với bạn bè, chúng ta có thể học hỏi những điều mới mẻ, mở rộng tầm nhìn và suy nghĩ của mình, từ đó trở nên trưởng thành hơn, chín chắn hơn trong suy nghĩ và hành động;…. - Tình bạn giúp chúng ta có thêm động lực để sống làm việc và học tập. Lí lẽ, bằng chứng: Bạn bè sẽ là người ủng hộ chúng ta, giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống;…. 0,25 điểm - Cách xây dựng tình bạn đẹp: động viên, giúp đỡ, sẻ chia với nhau trong học tập và cuộc sống, hãy cho đi tình yêu thương chân thành xuất phát từ tận đáy lòng và cố gắng duy trì phát triển tình bạn ấy bền lâu, trong sáng, lành mạnh hơn. 0,25 điểm * Ý kiến về bài học nhận thức và hành động cần rút ra: Nếu thiếu tình bạn, con người thật lẻ loi, đơn độc, khó có niềm vui trong cuộc sống. Vì vậy, mỗi chúng ta cần học cách tôn trọng bạn bè, tin tưởng, không dối trá, lợi dụng nhau. Hãy dùng trái tim chân thành để có được những người bạn tốt. 0,5 điểm 3. Kết bài: - Khẳng định lại tính xác đáng của ý kiến “Tình bạn là tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao quý, vì vậy chúng ta không thể sống thiếu tình bạn” và nêu sự cần thiết của việc tán thành ý kiến đó (tình bạn sẽ giúp chúng ta có một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa hơn). 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày (0,5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí
  14. - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng đảm bảo sự logic giữa các câu, các 0,5 điểm đoạn trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch, xóa… - Vốn từ chưa phong phú, diễn đạt đôi chỗ chưa mạch lạc, chưa logic. 0,25 điểm - Mắc lỗi nhiều chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ. - Diễn đạt chưa rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả. 0,0 điểm - Chữ viết khó đọc. - Trình bày cẩu thả, gạch xóa nhiều. 4. Tiêu chí 4: Sáng tạo (0,25 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0,25 Bố cục mạch lạc, lí lẽ rõ ràng, dẫn chứng đa dạng, thuyết phục. 0,0 Chưa có sáng tạo. -----Hết------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2