Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Tam Kỳ
lượt xem 4
download
'Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Tam Kỳ' giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Tam Kỳ
- MA TRÂN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Ngữ văn – Lớp 8 (Thời gian: 90 phút) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 19 đến tuần 24) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường III. THIẾT LẬP MA TRẬN Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TL TL TL TL Lĩnh vực nội dung I. Đọc hiểu: - Tên văn bản, - Nội dung đoạn Thông điệp/ tư tưởng/ - Ngữ liệu: Văn tác giả trích/văn bản. bài học được rút ra từ bản: thơ - Thể thơ/ thời - Nội dung/ ý một vấn đề liên quan - Tiêu chí lựa gian sáng tác. nghĩa chi tiết/ trong đoạn trích/ văn chọn ngữ liệu: - Các kiểu câu/ hình ảnh/ câu bản Đoạn trích hoặc Đặc điểm hình thơ… trong đoạn toàn văn bản. thức, chức ngữ liệu/ văn bản. năng. Số câu: 3 1 1 5 Số điểm: 3.0 1.0 1.0 5.0 đ Tỉ lệ %: 50% II. Tạo lập văn Viết bài văn nghị bản: Văn nghị luận thuộc chủ đề: luận xã hội phương pháp học tâp, tệ nạn xã hội Số câu: 1 câu 1 Số điểm: 5đ 5.0đ Tỉ lệ %: 50% Tổng số câu 3 1 1 1 6 Tổng số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 10.0đ Tỉ lệ % 20% 20% 10% 50% 100%
- PHÒNG GD& ĐT TP. TAM KỲKIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DUMÔN: Ngữ văn - LỚP: 8 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 19 đến tuần 24) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường III. BẢNG MÔ TẢ ĐỀ THEO MA TRẬN Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TL TL TL TL Lĩnh vực nội dung I. Đọc hiểu: - Tên văn bản - Hiểu được nội Bài học được rút ra từ - Ngữ liệu: Văn (0,5 điểm) tác dung của hình một vấn đề liên quan bản: thơ giả (0,5 điểm); ảnh/ ý nghĩa hình trong đoạn trích/ văn - Thể thơ (0,5 ảnh trong văn bản bản (1.0 điểm) điểm), thời (1.0 điểm) gian sáng tác (0,5 điểm); - Kiểu câu trần thuật (1.0 điểm) Số câu: 3 1 1 5 Số điểm: 3.0 1.0 1.0 5.0 đ Tỉ lệ %: 50% II. Tạo lập văn Viết bài văn nghị bản: Văn nghị luận về tự học luận xã hội Số câu: 1 câu 1 Số điểm: 5đ 5.0đ Tỉ lệ %: 50% Tổng số câu 3 1 1 1 6 Tổng số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 10.0đ Tỉ lệ % 20% 20% 10% 50% 100%
- PHÒNG GD& ĐT TP. TAM KỲ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU MÔN: Ngữ văn - LỚP: 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. Phần đọc – hiểu (5.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau đây và trả lời câu hỏi: Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Cuộc đời cách mạng thật là sang. (Ngữ văn 8, tập 2, trang 28) Câu 1. Cho biết tên văn bản, tên tác giả của bài thơ trên? (1.0 điểm) Câu 2. Bài thơ được sáng tác năm nào? Thuộc thể thơ gì? (1.0 điểm) Câu 3. Xét về mục đích nói, câu sau đây thuộc kiểu câu gì? (1.0 điểm) “Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Câu 4. Qua bài thơ, em nhận thấy nhân vật trữ là người như thế nào?(1.0 điểm) Câu 5. Từ hình ảnh nhân vật trữ tình trong bài thơ trên, em rút ra bài học nào cho bản thân? (1.0 điểm) II. Làm văn (5.0 điểm): Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về lời nhận định: “Tự học là chìa khóa của sự thành công” HẾT
- HƯỚNG DẪN CHẤM BÀIKIỂM TRA GIỮA KỲ II, NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 8 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm; tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. B. GỢI Ý ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ A: 1. PHẦN ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 - Tên văn bản: "Tức cảnh Pác Bó”. - 0.5 (1.0 điểm) - Tên tác giả: Hồ Chí Minh - 0.5 2 - Năm sáng tác: 1941. - 0.5 (1.0 điểm) - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt (viết bằng chữ Quốc ngữ) - 0,5 3 Xét về mục đích nói, câu thơ: “Cuộc đời cách mạng thật là sang” - 1.0 (1.0 điểm) thuộc kiểu câu trần thuật Qua bài thơ, em nhận thấy nhân vật trữ là người: - 1.0 - Làm chủ được hoàn cảnh, vượt lên trên gian khổ; phong thái ung dung, tự tại. 4 - Yêu nước, yêu dân tộc, hăng sayvới sự nghiệp đấu tranh giải (1.0 điểm) phóng dân tộc; lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng - Yêu thiên nhiên, sống hòa điệu cùng thiên nhiên…. * HS trả lời đúng hoặc gần đúng 02 ý trên thì đạt điểm tối đa 5 HS có thể đưa ra nhiều bài học khác nhau, đưa được 02 bài học (1.0 điểm) thì đạt điểm tối đa. Dưới đây là một số gợi ý: - Phải có lí tưởng sống cao đẹp. - 1.0 - Làm chủ mọi hoàn cảnh để đi đến thành công. - Giữ được tâm thế bình tĩnh trước khó khăn, nỗ lực tìm cách vượt qua, không nản lòng, không bỏ cuộc…
- - Lối sống giản dị, yêu thiên nhiên… II. PHẦN LÀM VĂN (5,0 điểm) II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm * Yêu cầu chung: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân 0.25 bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu được vấn đề cần nghị luận; phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài: khái quát được vấn đề nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Giải thích, chứng minh nhận định: 0.25 “tự học là chìa khóa của sự thành công” c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp: Vận dụng tốt 4.0 kĩ năng nghị luận; học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý: * Nêu vấn đề nghị luận: Khái quát vai trò, ý nghĩa của việc tự học, dẫn dắt lời 0.25 nhận định * Giải thích: 0.5 - Tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác. - Con người muốn thành công thì cần phải có tri thức, để làm chủ được tri thức và hình thành năng lực cho bản thân, ngoài việc học dưới sự hướng dẫn của người khác thì tự học chính là con đường lớn dẫn ta tới thành công. * Những lợi ích của tự học 1.5 - Tự học giúp người học chủ động trong việc thu nhận kiến thức khiến cho việc học tập trở nên thú vị và bổ ích. - Tự học sẽ giúp người học lĩnh hội tri thức nhanh hơn, sâu hơn và nhiều hơn. - Tự học là phương pháp giúp rèn luyện, sáng tạo bộ não bản thân, không phụ thuộc vào người khác. - Tự học rèn luyện cho con người những đức tính quý báu để tự chủ, tự lập nghiệp và xây dựng sự nghiệp bằng chính bàn tay của mình trong tương lai… - Tự học là xu thế tất yếu của người học trong giai đoạn hiện nay. Đó cũng là phương pháp học tập tối ưu để đi đến con đường thành công. * Dẫn chứng: (Bác Hồ, Bill Gates, Steve Jobs…) * Phê phán những biểu hiện tiêu cực: lối học thụ động, học chay, học vẹt; lười 0.5 suy nghĩ, lười hành động… 0.25
- * Tự học như thế nào cho có hiệu quả: - Khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. 1.0 - Tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo... - Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội… - Người học phải trình bày ý kiến của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy để nắm chắc kiến thức. Từ việc nắm được khoa học từ sách vở người học phải biết vận dụng kiến thức đó vào thực tế đời sống… * Kết thúc vấn đề: Đánh giá, khẳng định vai trò của tự học, lời khuyên... Lưu ý: - Học sinh cần đưa ra những dẫn chứng thuyết phục trong quá trình viết bài. - Giáo viên cần tôn trọng sự sáng tạo của học sinh trong bài làm. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề 0.25 nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 GIÁO VIÊN RA ĐỀ LÃNH ĐẠO DUYỆT
- PHÒNG GD& ĐT TP. TAM KỲ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU MÔN: Ngữ văn - LỚP: 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. Phần đọc – hiểu (5.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau đây và trả lời câu hỏi: Phiên âm: Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan, Trùng san chi ngoại hựu trùng san; Trùng san đăng đáo cao phong hậu, Vạn lí dư đồ cố miện gian. Dịch thơ: Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng; Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non. (Ngữ văn 8, tập 2, trang 39) Câu 1. Cho biết tênvăn bản (tên chữ Hán hoặc tên chữ Quốc ngữ) và cho biết tên tác giả của bài thơ trên? (1.0 điểm) Câu 2. Trong phần phiên âm, bài thơ thuộc thể thơ nào? Cho biết bài thơ được sáng tác trong thời gian nào? (1.0 điểm) Câu 3. Xét về mục đích nói, câu sau đây thuộc kiểu câu gì? (1.0 điểm) “Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”. Câu 4. Chỉ ra các lớp nghĩa của bài thơ?(1.0 điểm) Câu 5. Từ hình ảnh nhân vật trữ tình trong bài thơ trên, em rút ra bài học nào cho bản thân? (1.0 điểm) II. Làm văn (5.0 điểm) Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về lời nhận định: “Tự học là chìa khóa của sự thành công” HẾT
- B. GỢI Ý ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ B: 1. PHẦN ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 - Tên văn bản: "Tức cảnh Pác Bó”. - 0.5 (1.0 điểm) - Tên tác giả: Hồ Chí Minh - 0.5 - Trong phần phiên âm, bài thơ thuộc thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt - 0.5 (viết bằng chữ Hán) 2 - Bài thơ được sáng tác khoảng vào năm 1942-1943 (khi Bác Hồ - 0,5 (1.0 điểm) bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam tại Quảng Tây -Trung Quốc) 3 Xét về mục đích nói, câu thơ: “Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào - 1.0 (1.0 điểm) tầm mắt muôn trùng nước non” thuộc kiểu câu trần thuật. Chỉ ra các lớp nghĩa của bài thơ: - 1.0 - Nghĩa đen (nghĩa tả thực/nghĩa hiển ngôn): nói về con đường nhiều gian khổ mà Tưởng Giới Thạch đã đày ải người tù. - Nghĩa bóng (nghĩa triết lí/ nghĩa hàm ngôn): ngụ ý về con 4 đường cách mạng, con đường đời sẽ gặp phải nhiều khó khăn, (1.0 điểm) chông gai nhưng có quyết tâm, kiên trì sẽ nhận được thành quả xứng đáng. * HS trả lời đúng hoặc gần đúng 02 ý trên thì đạt điểm tối đa HS có thể đưa ra nhiều bài học khác nhau, đưa được 02 bài học thì đạt điểm tối đa. Dưới đây là một số gợi ý: 5 - Phải có lí tưởng sống cao đẹp. - 1.0 (1.0 điểm) - Làm chủ mọi hoàn cảnh để đi đến thành công. - Giữ được tâm thế bình tĩnh trước khó khăn, nỗ lực tìm cách vượt qua, không nản lòng, không bỏ cuộc… II. PHẦN LÀM VĂN (5,0 điểm) II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm * Yêu cầu chung: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Yêu cầu cụ thể:
- a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân 0.25 bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu được vấn đề cần nghị luận; phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài: khái quát được vấn đề nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Giải thích, chứng minh nhận định: 0.25 “tự học là chìa khóa của sự thành công” c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp: Vận dụng tốt 4.0 kĩ năng nghị luận; học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý: * Nêu vấn đề nghị luận: Khái quát vai trò, ý nghĩa của việc tự học, dẫn dắt lời 0.25 nhận định * Giải thích: 0.5 - Tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác. - Con người muốn thành công thì cần phải có tri thức, để làm chủ được tri thức và hình thành năng lực cho bản thân, ngoài việc học dưới sự hướng dẫn của người khác thì tự học chính là con đường lớn dẫn ta tới thành công. * Những lợi ích của tự học 1.5 - Tự học giúp người học chủ động trong việc thu nhận kiến thức khiến cho việc học tập trở nên thú vị và bổ ích. - Tự học sẽ giúp người học lĩnh hội tri thức nhanh hơn, sâu hơn và nhiều hơn. - Tự học là phương pháp giúp rèn luyện, sáng tạo bộ não bản thân, không phụ thuộc vào người khác. - Tự học rèn luyện cho con người những đức tính quý báu để tự chủ, tự lập nghiệp và xây dựng sự nghiệp bằng chính bàn tay của mình trong tương lai… - Tự học là xu thế tất yếu của người học trong giai đoạn hiện nay. Đó cũng là phương pháp học tập tối ưu để đi đến con đường thành công. * Dẫn chứng: (Bác Hồ, Bill Gates, Steve Jobs…) * Phê phán những biểu hiện tiêu cực: lối học thụ động, học chay, học vẹt; lười 0.5 suy nghĩ, lười hành động… 0.25 * Tự học như thế nào cho có hiệu quả: - Khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. 1.0 - Tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo... - Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội… - Người học phải trình bày ý kiến của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy để nắm chắc kiến thức. Từ việc nắm được khoa học từ sách vở người học phải biết vận dụng kiến thức đó vào thực tế đời sống… * Kết thúc vấn đề: Đánh giá, khẳng định vai trò của tự học, lời khuyên... Lưu ý: - Học sinh cần đưa ra những dẫn chứng thuyết phục trong quá trình viết bài.
- - Giáo viên cần tôn trọng sự sáng tạo của học sinh trong bài làm. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề 0.25 nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 GIÁO VIÊN RA ĐỀ LÃNH ĐẠO DUYỆT
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
86 p | 152 | 17
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 46 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p | 44 | 6
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 50 | 6
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p | 50 | 5
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 39 | 4
-
Bộ 11 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
64 p | 51 | 4
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p | 39 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p | 42 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
44 p | 33 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 51 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 43 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 51 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
67 p | 42 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 46 | 3
-
Bộ 14 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
76 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 63 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn