intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Khao Mang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Khao Mang” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Khao Mang

  1. Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề Nhớ được tên Nêu được nội Viết một đoạn văn bản, tác giả. dung chính của văn ngắn trình khổ thơ cuối bày về vai trò bài thơ Nhớ của rừng đối Văn bản rừng. với đời sống của con người Số câu: 1/3 câu Số câu: 1/3 câu Số câu: 1 câu Số câu: 1+ 2/3 câu Số điểm: 1 Số điểm: 1 Số điểm: 2 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 40 % Nhận biết được câu cảm thán, từ cảm thán, dấu chấm than kết Tiếng việt thúc câu cảm thán. Số câu: 1/3 câu Số câu: 1/3 câu Số điểm: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 10 % Phân tích đoạn thơ trong bài thơ “Quê hương” Tập làm của Tế Hanh văn Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm: 5 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% Tỉ lệ: 50% Cộng: Số câu: 2/3 câu Số câu: 1/3 câu Số câu: 2 Số câu: 3 Số điểm: 2 Số điểm: 1 Số điểm: 7 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 70 % Tỉ lệ: 100 % PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG PTDTBT THCS KHAO MANG NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN 8
  2. (Thời gian làm bài 90 phút) Họ và tên: ……………………………………………. Lớp: …………… Đề bài: Câu 1. (3 điểm): Đọc đoạn thơ và thực hiện yêu cầu: “Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ! Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị, Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa, Nơi ta không còn được thấy bao giờ! Có biết chăng trong những ngày ngao ngán, Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn Để hồn ta phảng phất được gần ngươi, - Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!” (Ngữ văn 8 tập II, NXB Giáo dục Việt Nam) a. Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b. Xét về mục đích nói, câu thơ “Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!” thuộc kiểu câu nào? Dựa vào đặc điểm hình thức nào mà em xác định được kiểu câu đó? c. Nêu nội dung chính của khổ thơ. Câu 2. (2 điểm): Từ nội dung đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 10 đến 12 dòng) trình bày về vai trò của rừng đối với đời sống của con người. Câu 3. (5 điểm): Phân tích đoạn thơ sau: “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới: Nước bao vây cách biển nửa ngày sông. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng, Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...” (Quê hương, Tế Hanh, Ngữ văn 8 tập II, NXBGD Việt Nam) ------------Hết-------------- HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
  3. Năm học 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn 8 Câu Đáp án Điểm a. - Đoạn thơ trích từ văn bản “Nhớ rừng”. 0,5 Câu 1 - Tác giả: Thế Lữ. 0,5 (3 điểm) b. Câu thơ “Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!” thuộc 0,5 kiểu câu cảm thán. - Đặc điểm hình thức: Từ cảm thán “Hỡi”, kết thúc câu 0,5 bằng dấu chấm than. c. Bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ, sự nuối tiếc về quá khứ và khao 1 khát tự do, dù trong giấc mộng, con hổ cũng muốn được quay về nơi rừng già linh thiêng. Câu 2 - Đảm bảo hình thức của một đoạn văn. 0,25 - Đảm bảo các ý chính: (2 điểm) + Nêu vấn đề: Khẳng định rừng có vai trò quan trọng đối 0,25 với đời sống của con người + Giải thích khái niệm “rừng”: Là một hệ sinh thái, là nơi 0,25 sinh sống của các loài sinh vật, động thực vật, nấm và vi sinh vật. + Vai trò, tác dụng của rừng: Cân bằng lượng khí O2 và 0,5 CO2 trên Trái Đất, làm giảm, phòng chống thiên tai, tăng độ phì nhiêu cho đất, cung cấp nguyên, vật liệu cho con người,… + Phê phán hành động chặt phá rừng trái phép, đốt phá 0,25 rừng làm nương rẫy,… + Biện pháp bảo vệ rừng: Tuyên truyền về vai trò quan 0,25 trọng của rừng, vận động người dân trồng và bảo vệ rừng, không chặt phá rừng để canh tác, không khai thác bừa bãi các loại động thực vật quý hiếm,… + Khẳng định lại vấn đề: rừng là nguồn tài nguyên vô giá, 0,25 nếu mất đi thì khó có thể khôi phục lại được. a. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả Tế Hanh, bài thơ Quê hương. 0,25 - Khái quát nội dung bài thơ, đoạn thơ, trích dẫn đoạn thơ. 0,25 b. Thân bài: b1. Lời giới thiệu về quê hương: 1 Câu 3 “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới: Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”
  4. (5 điểm) + Phó từ “vốn” kết hợp với cụm từ “làm nghề chài lưới” đã cho thấy được nghề chài lưới trở thành một nghề truyền thống được những người dân làng chài giữ gìn và tiếp nối. + “nước bao vây” : làng có vị trí sát ngay bờ biển, -> Lời giới thiệu giản dị, mộc mạc, thể hiện niềm tự hào của tác giả khi nhắc đến làng nghề truyền thống của quê hương mình. b2. Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá: 2,5 “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng, Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang” - "trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng": Thời tiết thuận lợi để ra khơi đánh cá. - “dân trai tráng” gợi vẻ đẹp của những chàng trai cường tráng, rắn rỏi với làn da ngăm rám nắng thấm vị mặn mòi của biển, họ đại diện tiêu biểu cho sức trẻ của những người lao động làng chài. - Các tính từ “nhẹ”, "hăng", “mạnh mẽ” kết hợp khéo léo với động từ mạnh " phăng", "vượt" gợi lên hình ảnh những con thuyền ra khơi tiến về phía trước trong tâm thế chủ động, hứng khởi với sức mạnh như vũ bão của mình. “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...” - Phép so sánh độc đáo "cánh buồm giương to”- “mảnh hồn làng”: + Hình ảnh “cánh buồm giương to" đón lấy những luồng gió lớn của đất trời: ẩn dụ về sức sống, khát vọng, ý chí của những người dân chài vùng biển. + Lấy cái hữu hình để so sánh với cái vô hình, lấy hình ảnh "cánh buồm trắng" sạch sẽ, tinh tế, gắn với "mảnh hồn làng" cao quý, thiêng liêng. + Cánh buồm chính là đại diện cho cả một làng quê, đại diện cho tâm hồn của những người ngư dân, những con người sống tại miền biển. - Cảnh cánh buồm "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió", không chỉ đơn thuần tả cảnh cánh buồm căng phồng khi thuận gió, đẩy con thuyền ra khơi xa. Mà còn là ẩn ý của tác giả về sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.
  5. => Bức tranh ra khơi sống động, đẹp đẽ, báo hiệu cho một chuyến đi bội thu, mang nhiều cá tôm trở về. b3. Đánh giá nghệ thuật 0,5 - Thể thơ tám chữ phóng khoáng. - Các hình ảnh liên tưởng, so sánh vô cùng độc đáo. - Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giọng điệu nhẹ nhàng, da diết. c. Kết bài: - Khẳng định lại giá trị của bài thơ, đoạn thơ. 0,5 Chuyên môn duyệt Tổ trưởng Người xây dựng đề và đáp án Hà Trần Hồng Nguyễn Thị Yến Vũ Thị Thanh Vân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2