Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Leng, Nam Trà My
lượt xem 1
download
Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Leng, Nam Trà My’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Leng, Nam Trà My
- UBND HUYỆN NAM TRÀ MY KHUNG MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ LENG Năm học: 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Mức độ nhận thức Tổng Nội dung/ đơn TT Kĩ năng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao vị kiến thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc hiểu 4 0 3 1 0 1 0 1 10 Tỉ lệ % điểm 20 15 10 10 5 60 Viết 2 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 1 Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi 10 15 10 5 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận thức 30 40 20 10 100 Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
- UBND HUYỆN NAM TRÀ MY BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ LENG Năm học: 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Nội dung/Đơn TT Kĩ năng Mức độ đánh giá vị kiến thức 1 Đọc hiểu Thơ tự do Nhận biết: - Nhận biết được thể thơ; đặc điểm của thơ tự do. - Biện pháp tu từ được sử dụng trong một câu thơ cụ thể. Thông hiểu: - Hiểu được giá trị nội dung; nghệ thuật của văn bản. - Hiểu được hình ảnh thơ, tác dụng của biện pháp nghệ thuật, thông điệp tác giả gửi gắm qua văn bản. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản. - Biết trân quý giá trị con người nhất là người phụ nữ. 2 Viết Viết đoạn văn - Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự ghi lại cảm do. nghĩ về một - Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản) bài thơ tự do - Vận dụng: Viết được một Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do có kết hợp bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân một cách hợp lí. - Vận dụng cao: Có sự sáng tạo trong việc lựa chọn và cách nhìn nhận đánh giá sự việc; sáng tạo trong cách dùng từ, diễn đạt.
- UBND HUYỆN NAM TRÀ MY KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ LENG Năm học: 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm 02 trang) Phần I. Đọc - hiểu (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: NGƯỜI LÍNH CHIẾN (Tác giả: Người Cầm Bút) Một ba lô, một cây súng trên tay. Người lính chiến băng qua vùng lửa khói. Quê hương đau, vết hằn sâu bom đạn. Của quân thù gieo chết chóc đau thương. Xếp bút nghiên, anh hăng hái lên đường. Một cây súng một ba lô, một ngôi sao rực lửa. Trên đỉnh Trường sơn, rừng sơ xác úa. Bom đạn dập dồn hối hả bước chân nhanh. Anh muốn thật nhanh, tiến đến Sài thành. Nơi quê hương anh đang ngày đêm trông ngóng. Nhưng rồi anh nằm xuống khi căng tràn nhựa sống. Bom đạn quân thù đã cản bước chân anh. Tuổi hai mươi, anh nằm lại rừng xanh. Anh không được vui niềm vui đại thắng! Anh nằm lại nơi rừng hoang núi thẳm. Hoá thân mình thành sông núi nước Nam. Tôi lắng nghe trong gió núi mây ngàn. Có tiếng hát cuộc đời anh vọng mãi. Xin an lòng những gì anh để lại. Có chúng tôi xin tiếp tục giữ gìn. Dù gian nan vất vả, dẫu hy sinh Vẫn hiên ngang không cúi đầu khuất phục. 1. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm) * Chọn chữ cái A, B, C, D đứng trước phương án mà em cho là đúng nhất (từ câu 1 đến câu 7) và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn bát cú.. B. Thất ngôn tứ tuyệt
- C. Ngũ ngôn. D. Thơ tự do. Câu 2. Căn cứ vào đâu để xác định chính xác nhất thể thơ của bài thơ trên? A. Số câu trong mỗi khổ thơ. B. Số tiếng trong mỗi câu. C. Cách gieo vần. D. Cách ngắt nhịp Câu 3. Cách gieo vần trong hai câu thơ sau : “Bom đạn dập dồn hối hả bước chân nhanh/Anh muốn thật nhanh, tiến đến Sài thành”. A. vần chân. B. vần lưng. C. vần liền. D. vần cách. Câu 4. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Quê hương đau, vết hằn sâu bom đạn/ Của quân thù gieo chết chóc đau thương.” là biện pháp tu từ A. so sánh. B. điệp ngữ. C. nhân hóa. D. liệt kê. Câu 5. Bài thơ viết về thời kì nào trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam? A. Kháng chiến chống Pháp. B. Kháng chiến chống phát xít Nhật. C. Kháng chiến chống Pháp và chống Nhật. D. Kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Câu 6. Nội dung của đoạn thơ: “Xếp bút nghiên, anh hăng hái lên đường. Một cây súng một ba lô, một ngôi sao rực lửa. Trên đỉnh Trường sơn, rừng sơ xác úa. Bom đạn dập dồn hối hả bước chân nhanh.” A. hình ảnh người lính xuất thân từ những người nông dân hăng hái ra chiến trường, dũng cảm trước bom đạn kẻ thù. B. hình ảnh người lính là những cô gái thanh niên xung phong hăng hái ra chiến trường, dũng cảm trước bom đạn kẻ thù. C. hình ảnh người lính xuất thân là thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hăng hái ra chiến trường. D. hình ảnh người lính xuất thân từ những người nông dân thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, hăng hái ra chiến trường. Câu 7. Tác dụng chính của biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh được sử dụng trong hai câu thơ sau: “Tuổi hai mươi, anh nằm lại rừng xanh/ Anh không được vui niềm vui đại thắng!” A. giảm thiểu sự mất mác, đau thương trước sự hi sinh của người lính khi tuổi đời còn khá trẻ. B. giảm thiểu sự mất mác, đau thương của người lính khi chưa hưởng niềm vui chiến thắng. C. tự hào trước sự hi sinh anh dũng của người lính trước bom đạn của giặc. D. khẳng định vẻ đẹp của người lính và niềm tự hào trước sự hi sinh cao cả của người lính. 2. Trắc nghiệm tự luận (2,5 điểm)
- Câu 8 (1,0 điểm). Trình bày nội dung chính của bài thơ trên. Câu 9 (1,0 điểm). Có ý kiến cho rằng: “Vẻ đẹp của hình tượng người lính qua bài thơ “Người lính chiến” của tác giả Người Cầm Bút là vẻ đẹp sẵn sàng chiến đấu và hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước”. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao? Câu 10 (0,5 điểm). Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc - hiểu, em làm gì để sống có trách nhiệm? Phần II. Viết (4,0 điểm) Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về bài thơ sau: Dáng đứng Việt Nam Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng Và Anh chết trong khi đang đứng bắn Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng. Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công Anh tên gì hỡi Anh yêu quý Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ: Anh là chiến sỹ Giải phóng quân. Tên Anh đã thành tên đất nước Ôi anh Giải phóng quân! Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhứt Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân (3-1968) Nguồn: Thơ Lê Anh Xuân, NXB Giáo Dục, 1981 -------------------Hết---------------- *Lưu ý: giám thị coi thi không giải thích gì thêm
- UBND HUYỆN NAM TRÀ MY ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ LENG KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Năm học: 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 8 A. Hướng dẫn chung: - Giáo viên dựa vào yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá bài làm của học sinh. Cần vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm, tránh đếm ý cho điểm. Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết sâu sắc, sáng tạo trong nội dung và hình thức trình bày. - Việc chi tiết hóa nội dung cần đạt và điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với số điểm trong câu và tổng điểm toàn bài. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. B. Hướng dẫn cụ thể: Phần I: Đọc – hiểu 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả D A A C D C A lời Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 8 Yêu cầu cần đạt Điểm Nội dung chính của bài thơ: khắc hoạ hình ảnh 1,0 điểm người lính tham gia chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, những người lính trẻ gác lại ước mơ hoài bão để tham gia giành lại độc lập cho tổ quốc, và họ đã hi sinh cao cả trước khi được quay trở về quê nhà. Câu 9: (1,0 điểm) Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 (0đ) (1,0 đ) (0,75 đ) (0,5 đ) (0,25 đ) - Học sinh có - Học sinh có - Học sinh có HS chỉ bày tỏ Trả lời thể bày tỏ thái thể bày tỏ thái thể bày tỏ thái thái độ đồng không đúng độ đồng tình/ độ đồng tình/ độ đồng tình/ tình/ không yêu cầu của không đồng không đồng không đồng đồng tình/ đề bài hoặc tình/ đồng tình tình/ đồng tình tình/ đồng tình đồng tình một không trả
- một phần với một phần với một phần với phần với cách lời. câu nói song câu nói, có sự cách ứng xử ứng xử của cần có sự lý giải lý giải phù hợp của nhân vật, nhân vật, phù hợp với nội với nội dung có sự lý giải không lý giải dung đoạn trích, đoạn trích, đảm tương đối phù hoặc lý giải đảm bảo chuẩn bảo chuẩn mực hợp với nội chưa hợp lí, mực đạo đức, đạo đức, pháp dung đoạn không phù pháp luật; diễn luật; diễn đạt trích, đảm bảo hợp với nội đạt trôi chảy, chưa trôi chảy, chuẩn mực dung đoạn mạch lạc. mạch lạc. đạo đức, pháp trích, đảm bảo luật; diễn đạt chuẩn mực chưa trôi chảy, đạo đức, pháp mạch lạc. luật. Câu 10 (0,5 điểm) Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau nhưng không vi phạm đạo đức, pháp luật, sau đây là một số gợi ý: - Với xã hội: làm tròn trách nhiệm công dân, sống có ích, biết cống hiến cho cộng đồng, xã hội. - Với gia đình: sống có trách nhiệm với gia đình, yêu thương kính trọng cha mẹ, giúp đỡ, chăm sóc anh em. - Với bản thân: sống lành mạnh, không ngừng nỗ lực phấn đấu để rèn luyện và tự hoàn thiện bản thân. ... Phần II. Viết (4,0 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm *Yêu cầu chung: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. *Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do kết hợp với miêu tả và nghị luận.Trình bày đầy đủ các phần mở 0,5 đoạn, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân bài: biết tổ chức đoạn văn thành nhiều câu. Các câu liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết đoạn khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc của cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề cần kể: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ 0,5
- về một bài thơ tự do. c. Triển khai vấn đề tự sự thành các luận điểm phù hợp: Vận 2,0 dụng tốt các thao tác viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do; Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý. c1. 0,5 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu cảm nhận chung về bài thơ. c2. - Trình bày cảm nghĩ về nét độc đáo của bài thơ (có thể kết hợp phân tích theo mạch cảm xúc của bài thơ và trên hai phương diện nội dung 1,0 và nghệ thuật). - Nêu tác dụng của thể thơ tự do trong việc thể hiện mạch cảm xúc, nét độc đáo của bài thơ. c3. Nêu khái quát cảm nghĩ về bài thơ. 0,5 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ; sử dụng cáchtrình bày độc 0,5 đáo, lôi cuốn, hấp dẫn trong việc viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0,5 câu * Lưu ý : Tùy vào bài viết cụ thể của học sinh, giáo viên căn cứ vào hướng dẫn chấm, chấm điểm cho phù hợp, khuyến khích những bài viết giàu chất văn, có cảm xúc, có sự sáng tạo. Người ra đề Phạm Phú Đạt Duyệt đề của Tổ chuyên môn Duyệt của Hội đồng duyệt đề
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
86 p | 154 | 17
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 50 | 6
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p | 44 | 6
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 57 | 5
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p | 50 | 5
-
Bộ 11 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
64 p | 51 | 4
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 39 | 4
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
39 p | 33 | 3
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p | 40 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p | 42 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
44 p | 33 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 51 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 43 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
67 p | 43 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 46 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
27 p | 32 | 3
-
Bộ 14 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
76 p | 62 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn