intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Thăng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Thăng Bình’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Thăng Bình

  1. UBND HUYỆN THĂNG BÌNH MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ TRƯỜNG THCS HUỲNHTHÚC II KHÁNG NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Nội Mức dung độ TT /đơn nhận vị kĩ thức Kĩ năng1 Tổng năng Nhận Thôn Vận Vận % điểm biết g dụng dụng hiểu cao TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc Truyệ hiểu n ngắn Số 4 0 3 1 0 1 0 1 10 1 câu Tỉ lệ 20 15 10 10 5 60 % điểm 2 Viết Ghi đoạn lại văn cảm xúc sau khi đọc bài thơ tự do Số 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 câu Tỉ lệ 10 15 10 0 5 40 % 1
  2. điểm Tỉ lệ 70 30 100 % điểm các mức độ UBND HUYỆN THĂNG BÌNH TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 8 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức dung/ Chương/ Mức độ Vận TT đơn vị Nhận Thông Vận chủ đề đánh giá dụng kiến biết hiểu dụng cao thức 1 Đọc hiểu Truyện Nhận 1 TL 1 TL ngắn biết: 4 TN 3 TN (1đ) (0,5 đ) - Nhận (2 đ) 1 TL biết được (2,5đ) ngôi kể. - Nhận
  3. biết cốt truyện, sự việc chính của truyện - Nhận biết trợ từ Thông hiểu: - Hiểu được nội dung của truyện. - Phân tích được tác dụng phép tu từ ẩn dụ trong truyện - Giải được nghĩa của từ, giải nghĩa được hàm ý câu nói trong truyện - Hiểu ý nghĩa các câu ca dao về tình cảm anh em. Vận dụng: - Trình
  4. bày suy nghĩ của bản thân và thông điệp của câu chuyện 2 Viết Viết đoạn Nhận 1TL* 1TL* 1TL* 1TL* văn ghi biết: (1đ) (1,5đ) (1đ) (0,5đ) lại cảm - Xác xúc sau định được khi đọc một bài kiểu bài thơ tự do biểu cảm. - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, cảm xúc chung về bài thơ tự do Thông hiểu: - Diễn giải những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ hoặc khía cạnh độc đáo của bài thơ mà đề bài đã nêu. - Lí giải được một số đặc
  5. điểm tâm trạng của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để bộc lộ cảm xúc về bài thơ. - Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của bài thơ. Vận dụng cao: - So sánh với tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn;
  6. thông điệp bài thơ gửi gắm trong cuộc sống. 3TN 1TL Tổng số 4TN 1TL Đọc hiểu 1TL câu Viết 1TL* 1TL* 1TL* 1TL* Tỉ lệ (%) 30% 40% 20% 10% Tỉ lệ % điểm các mức 70% 30% độ Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Họ và tên: ……………………………………………… NĂM HỌC 2023-2024 Lớp: 8/ …. MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8 Phòng thi số: ...................; Số BD: …………..… Thời gian làm bài: 90 phút Số tờ giấy làm bài: ..................tờ (Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm): Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: ANH HAI Bên đường, người phụ nữ sang trọng trong xe đang dỗ dành con: Ăn thêm cái nữa đi con! - Ngán quả, con không ăn đâu! Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng! - Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi! Thằng bé lắc đầu nguầy nguậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường sát mép cổng. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đi. Hai đứa trẻ đang bởi móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ liền xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai: - Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn.
  7. Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cổng hôi hám, chìm hẳn. - Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh. – Con bé nói rồi thút thít. - Ừa. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi! (Theo Lý Thanh Thảo) 1. Chọn câu trả lời đúng cho các câu từ 1 đến 7 : Câu 1. (0,5 điểm) Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba. D. A và B đúng. Câu 2. (0,5 điểm) Nội dung chính của văn bản trên là: Câu chuyện kể về cách cư xử của thằng bé con nhà giàu và hai đứa trẻ, tác giả ca ngợi tình anh em ruột thịt yêu thương đùm bọc dù cuộc sống nghèo khổ. Đúng hay sai? A. Đúng. B. Sai. Câu 3. (0,5 điểm) Trong câu văn “Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn”. có những trợ từ nào? A. Miệng, bánh, cống. B. Chính, của, hẳn. C. Đói, rơi, chìm. D. Làm, xuống, chim Câu 4. (0,5 điểm) Sự việc nào sau đây làm nổi bật ý nghĩa nhan đề của câu chuyện? A. Người phụ nữ sang trọng trong xe đang dỗ dành con. B. Thằng bé không muốn ăn lắc đầu nguầy nguậy, gạt mạnh tay. C. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp miếng bánh trên tay anh. D. Người anh cho em liếm phần bánh kem trên tay nhiều hơn. Câu 5. (0,5 điểm) Em hiểu nghĩa của từ “háu”trong văn bản có nghĩa là gì? A. Nôn nóng, sốt ruột. B. Mong muốn, thèm thuồng. C. Vội vàng, hấp tấp. D. Nhanh chóng, khẩn trương. Câu 6. (0,5 điểm) Cốt truyện “Anh Hai” trên được tổ chức theo cách nào sau đây? A. Truyện lồng trong truyện. B. Đầu cuối tương ứng C. Đối lập, tương phản D. Theo dòng cảm xúc của nhân vật. Câu 7. (0,5 điểm) Câu nói của nhân vật người anh “Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!” có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung chính của truyện? A. Cực tả sự hồn nhiên, nhanh trí của người anh. B. Cực tả sự đói khát, nghèo khổ của hai đứa bé. C. Cực tả những nghịch cảnh của đời sống. D. Cực tả sự yêu thương, nhường nhịn và hồn nhiên của nhân vật. 2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau: Câu 8. (1 điểm) Câu văn “Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho” thể hiện ý nghĩa ẩn dụ gì? Câu 9. (1 điểm) Tìm 2 câu ca dao, tục ngữ có nội dung khuyên nhủ về cách đối xử tình cảm giữa các anh chị em trong gia đình.
  8. Câu 10. (0,5 điểm) Chỉ ra một thông điệp được gửi gắm qua câu chuyện trên. II. VIẾT: (4,0 điểm) Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ: Đêm trường Sơn nhớ Bác Đêm Trường Sơn Chúng cháu nhìn trăng, nhìn cây. Cảnh khuya như vẽ... Bâng khuâng chúng cháu nghĩ Bác như đã đến nơi này. Đêm Trường Sơn Chúng cháu nghe tiếng suối Trong như tiếng hát xa... Chúng cháu ngỡ như từ Pác Bó Suối về đây ngân nga. Bỗng chúng cháu bồn chồn thương nhớ Bác Rừng khuya đã dậy tiếng gà Súng trĩu nặng vượt dốc cao ngàn thước Đường Trường Sơn chúng cháu dồn chân bước Con đường Bác mới đi qua... (Nguyễn Trung Thu, Trường Sơn, 1972) UBND HUYỆN THĂNG BÌNH TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 8 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đối với học sinh khuyết tật: trả lời được 5 đến 7 câu hỏi trắc nghiệm Có thể nêu được một câu ca dao về tình cảm anh em (Nếu lớp dạy có HS khuyết tật). Câu Nội dung cần đạt Điểm
  9. 1 C 0,5 2 A 0,5 3 B 0,5 4 D 0,5 5 B 0,5 6 C 0,5 7 D 0,5 Ý nghĩa của câu “ Bụi đời đã dính, không chịu đi cho” có ý nghĩa: 8 Những cơ cực, vất vả và nghèo khổ cứ đeo bám mãi láy hai anh em Ca dao về tình cảm anh em: Bài 1: Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc, dỡ hay đỡ đần Bài 2: Anh em trên kính dưới nhường Là nhà có phúc, mọi đường yên vui ......... 9 Hướng dẫn chấm: 1,0 điểm + Mức 1 (1,0 điểm): HS trả lời cơ bản được 2 bài. + Mức 2 (0,5 điểm): HS trả lời được 1 bài. + Mức 3 (0 điểm): HS chưa trả lời hay trả lời không liên quan - Thông điệp mà tác giả gởi gắm trong câu chuyện: + Sự lãng phí, không biết trân trọng những gì mình đang có trong khi ngoài kia còn biết bao người nghèo khó. + Biết yêu thương, đoàn kết và yêu thương nhau nhất là anh em trong một nhà. + Biết trân quý những gì mình đang có - ............................................... 10 0,5 điểm Hướng dẫn chấm: Mức 1 (0,5 điểm): HS trả lời cơ bản được 2 ý; diễn đạt rõ ràng + Mức 2 (0,25 điểm): HS trả lời cơ bản được 1 ý diễn đạt chưa thật rõ + Mức 3 (0,0 điểm): Học sinh không trả lời hoặc trả lời không liên quan..
  10. PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm) Đối với học sinh khuyết tật: - Giới thiệu được bài thơ, tác giả, hoàn cảnh ra đời. - Nêu được nội dung cơ bản của bài thơ - Nêu được thể thơ, biện pháp tu từ trong thơ, nhịp thơ... PHẦN VIẾT 1.Yêu cầu chung: HS kết hợp được kiến thức và kĩ năng để đoạn văn ghi lại cảm nhận về nét độc đáo của một bài thơ. Bài viết phải diễn đạt trôi chảy, văn phong trong sáng giàu cảm xúc,cảm xúc chân thành, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu cụ thể 2.1. Hình thức Đoạn văn, dung lượng 0,25 khoảng 20 – 25 dòng 2.2. Nội dung Mở đoạn: Có câu chủ 0,25 đề nêu tên bài thơ, tên tác giả và khái quát về bài thơ. Cảm nhận chung về tình cảm chân thành của tác giả, ấn tượng nhất là hình ảnh Bác vẫn hiện về sống động Thân đoạn: Lưu ý: đề 2,25 bài yêu cầu nêu cảm nhận về một khía cạnh trong nội dung của bài thơ (Tình cảm yêu quý, kính trọng, nhớ thương Bác và tình cảm quê hương đất nước) - Trình bày cảm xúc theo trình tự hợp lí. - Làm rõ cảm xúc, suy nghĩ bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ *Có thể tham khảo
  11. cách triển khai sau: - Bài thơ khơi gợi về không gian Trường Sơn vằng vặc ánh trăng vàng - Không có Bác mà vẫn như thấy Bác. Cảnh vật từ thơ Bác dội vào tâm tưởngtrong đêm hành quân để rồi vỡ òa thành dòng cảm xúc dâng trào, thiết tha. - Không chỉ ánh trăng mênh mang tỏa sáng, “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa...từ bài thơ Cảnh khuya của Bác cũng hiện về và chảy ngân nga - Ba dòng thơ cuối nhịp thơ trải dài, số tiếng tăng lên nhiều hơn như đoàn quân đang nối dài vô tận - Hình ảnh người lính vượt dốc, trèo đèo băng băng tiến về phía trước - Xuyên suốt toàn bài thơ là cảm xúc và hình tượng thơ đẹp lãng mạn và bay bổng - Ngôn ngữ giản dị, hình ảnh thơ chan thật, mộc mạc... ........... ............
  12. Kết đoạn: Khẳng 0,25 định lại cảm nghĩ và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân: Bài thơ là bản hùng ca vẫy goị lòng người sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân cho Tổ Quốc.Nhớ Bác và đi theo tiếng gọi của người cũng chính là tiếng gọi nước non ngàn năm bất diệt 2.3. Liên hệ, kết nối Biết liên hệ kết nối 0,25 trong quá trình biểu cảm. 2.4. Sáng tạo Văn viết có giọng 0,25 điệu, diễn đạt độc đáo và sáng tạo. 2.5. Chữ viết, chính tả, Không mắc lỗi chính 0,25 trình bày tả, dùng từ, đặt câu. 2.6. Xưng hô Xưng hô nhất quán 0,25 trong quá trình biểu cảm (dùng ngôi thứ nhất để trình bày cảm nghĩ về bài thơ (Tôi nghĩ, tôi ấn tượng, tôi xúc động với,...) Bình Nguyên, ngày 11 tháng 03 năm 2024 Người ra đề - GV bộ môn Ngữ văn Nguyễn Hồng Tuấn DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0