intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Châu Đức” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Châu Đức

  1. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC ĐỀ KIẾM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC: 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 8 (Thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU: (5,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới. CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn, Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn. Gác mái, ngư ông về viễn phố, Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi, Dặm liễu sương sa khách bước dồn. Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ, Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn? (Bà Huyện Thanh Quan) Câu 1.(1.0 điểm). Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Theo luật gì, gieo vần gì? Câu 2.(1.0 điểm). Xác định biện pháp tu từ đảo ngữ và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong hai câu thơ sau: Gác mái, ngư ông về viễn phố, Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. Câu 3.(1.0 điểm). Trong bài thơ, cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của con người có mối liên hệ như thế nào? Câu 4.(1.0 điểm). Xác định câu hỏi tu từ có trong bài thơ trên ? Nhận xét hiệu quả của câu hỏi tu từ ấy trong việc thể hiện nội dung bài thơ ? Câu 5.(1.0 điểm).Từ nội dung của bài thơ, em hãy nêu rõ vai trò của quê hương đối với mỗi người. II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (5,0 điểm) Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia hoặc chứng kiến. (Trong bài viết có kết hợp kể với hai yếu tố miêu tả và biểu cảm). ……… HẾT……… Họ và tên thí sinh: ………………………..…Số báo danh: …………………… Chữ kí giám thị 1: ………………………………………….……………………
  2. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC ĐỀ CƯƠNG, MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Năm học 2023 - 2024 PHẦN I: ĐỀ CƯƠNG I. ĐỌC HIỂU. 1. Văn bản: + Thể loại: Thơ sáu thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường, truyện ngắn. + Ngữ liệu: sử dụng ngoài sách giáo khoa tương đương với các thể loại văn bản được học trong chương trình. Ngữ liệu có thể là 01 đoạn trích/ văn bản hoàn chỉnh, phải có nguồn rõ ràng, độ tin cậy cao; có ý nghĩa giáo dục, xã hội, nhân văn sâu sắc. *Yêu cầu cần đạt - Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối. - Nhận biết được thể loại, phân tích được những nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc... - Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm. - Nhận biết được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật - Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra. 2. Tiếng Việt: + Đảo ngữ, câu hỏi tu từ + Biệt ngữ xã hội. * Yêu cầu cần đạt - Nắm được đặc điểm, tác dụng của biện pháp tư từ đảo ngữ và câu hỏi tu từ. - Nhận biết được chức năng và giá trị của biệt ngữ xã hội. Vận dụng được một số thành ngữ, tục ngữ thông dụng trong giao tiếp. II. VIẾT - Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội. * Yêu cầu cần đạt. - Quy trình viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội. - Biết viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm. PHẦN II: MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA I. HÌNH THỨC, THỜI GIAN KIỂM TRA - Hình thức kiểm tra: Tự luận. - Số câu: 06 + Đọc hiểu: 05 câu. + Viết: 1 câu. - Số điểm: 10
  3. - Thời gian làm bài: 90 phút. II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II STT Kĩ Nội dung/đơn Mức độ nhận thức Tổng % năng vị kiến thức Nhận Thông Vận Vận dụng điểm biết hiểu dụng cao 1 Đọc Thơ thất ngôn 01 câu 01 câu 01 câu hiểu bát cú, tứ tuyệt 1,0 điểm 1,0 điểm 1,0 điểm (Ngữ luật Đường;văn liệu bản truyện. ngoài 1 câu 1 câu 50% 2 SGK Tiếng việt 1,0 điểm 1,0 điểm đang học) 3 Viết Viết văn bản kề 01 câu 50% về một hoạt 5,0 điểm động xã hội. 2 câu 2 câu 1 câu 01 câu Tổng số câu, điểm, tỉ lệ 2,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 5,0 điểm 100% 20% 20% 10% 50% III. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA: Số câu hỏi theo mức độ nhận Chương Nội thức TT / dung/Đơn vị Mức độ đánh giá Thông Vận Nhận Vận Chủ đề kiến thức hiểu dụng biết dụng cao Nhận biết: - Thơ thất - Nhận biết được thể loại thơ 1 Đọc hiểu ngôn bát cú, thất ngôn bát cú, tứ tuyệt luật (Ngữ tứ tuyệt luật Đường; đặc điểm của văn bản liệu Đường; Văn truyện. ngoài bản truyện. - Nhận diện được biện pháp tu 2 câu SGK - Tiếng Việt: từ đảo ngữ, câu hòi tu chức đang Biện pháp năng và giá trị của biệt ngữ xã học) nghệ thuật tu hội. từ đảo ngữ, Thông hiểu: câu hỏi tu từ; - Hiểu được ý nghĩa, tác dụng Biệt ngữ xã của các chi tiết, hình ảnh tiêu hội. biểu.
  4. - Hiểu được đặc điểm nhân vật. - Hiểu được chủ đề của văn 2 câu bản. - Hiểu được tác dụng của đảo ngữ và câu hỏi tu từ; Biệt ngữ xã hội. Vận dụng: - Rút ra được bài học từ văn bản. 1 câu - Viết bài văn kể lại một hoạt 2 Viết Viết bài văn động xã hội yêu cầu có yếu tố kể về một miêu tả hay biểu cảm hoặc cả 1 câu hoạt động hai yếu tố ấy trong văn bản. xã hội Tổng 2 2 1 1 Tỉ lệ % 20% 20% 10% 50% PHẦN III: RA ĐỀ I. ĐỌC HIỂU: (5,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới. CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn, Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn. Gác mái, ngư ông về viễn phố, Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi, Dặm liễu sương sa khách bước dồn. Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ, Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn? (Bà Huyện Thanh Quan) Câu 1.(1.0 điểm). Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Theo luật gì, gieo vần gì? Câu 2.(1.0 điểm). Xác định biện pháp tu từ đảo ngữ và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong hai câu thơ sau: Gác mái, ngư ông về viễn phố, Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. Câu 3.(1.0 điểm). Trong bài thơ, cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của con người có mối liên hệ như thế nào?
  5. Câu 4.(1.0 điểm). Xác định câu hỏi tu từ có trong bài thơ trên ? Nhận xét hiệu quả của câu hỏi tu từ ấy trong việc thể hiện nội dung bài thơ ? Câu 5.(1.0 điểm).Từ nội dung của bài thơ, em hãy nêu rõ vai trò của quê hương đối với mỗi người. II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (5,0 điểm) Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia hoặc chứng kiến. (Trong bài viết có kết hợp kể với hai yếu tố miêu tả và biểu cảm). PHẦN IV: HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 5.0 * Học sinh xác định được: 1.0 1 -Thể thơ: Thất ngôn bát cú luật Đường 0.5 - Luật bằng, vần ôn 0.5 I 2 * Học sinh xác định và nêu được: 1.0 - Biện pháp đảo ngữ: + gác mái, ngư ông -> thay đổi vị trí thành phần 0.5 trong cụm từ ( cách nói thông thường: ngư ông, gác mái ) + gõ sừng, mục tử -> thay đổi vị trí thành phần trong cụm từ ( cách nói thông thường: mục tử, gõ sừng ) - Tác dụng: + Tăng sức gợi hình giợi cảm. 0.5 + Nhấn mạnh cuộc sống bình dị, yên bình. + Thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương. * Học sinh nêu được: Cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt hoà 3 điệu với nhau, cùng thể hiện nỗi niềm của nhà thơ. 1.0 *Học sinh xác định câu hỏi tu từ có trong bài thơ: 1.0 4 - Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ, 0.5 Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn? - Hiệu quả của câu hỏi tu từ: Nhấn mạnh hoàn cảnh li biệt và nỗi 0.5 buồn, sự cô đơn trong lòng người lữ khách xa quê. 5 * HS đọc kĩ bài thơ và nêu được vai trò của quê hương đối với mỗi người theo một trong những gợi ý sau: - Quê hương chính là nơi chôn nhau cắt rốn của ta, là nơi nuôi ta lớn lên với biết bao kỉ niệm chẳng thể phai nhòa. 1.0 - Quê hương là nơi trở về tìm sự bình yên, ấm áp sau những ngày tháng vất vả, bôn ba. - Quê hương dạy ta biết lớn khôn và trưởng thành. Quê hương cho ta những năm tháng tuổi thơ tuyệt vời mà suốt hành hình trình trưởng thành ta không bao giờ tìm lại được. - Quê hương ấy, những con người quen thuộc ấy sẽ theo dấu chân ta trên suốt quãng đời của mình…. (Chấp nhận các trường hợp Hs có cách diễn đạt tương đồng với
  6. đáp án) TẠO LẬP VĂN BẢN 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài tự sự: Mở bài nêu được nêu tên một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa mà em đã tham gia hoặc chứng II kiến; thân bài kể lại được chi tiết về một hoạt động xã hội theo 0,25 một trình tự thống nhất; kết bài nêu được ý nghĩa hoặc bài học thu được sau khi tham gia hoạt động xã hội. b. Xác định đúng sự việc cần kể: một hoạt động xã hội em đã tham gia hoặc chứng kiến. 0,25 Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội để lại cho em ấn tượng sâu sắc. c. Triển khai nội dung bài văn tự sự Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng nắm chắc các yêu cầu của một bài văn kể lại một hoạt động xã hội mà em tham gia * Mở bài: Giới thiệu về một hoạt động xã hội để lại trong em ấn tượng sâu sắc * Thân bài: Lần lượt kể lại hoạt động theo trình tự nhất định: - Nêu mục đích của hoạt động, lí do em tham gia hoạt động đó. - Kể về hình thức tổ chức hoạt động (thành phần tham gia, thời 3.5 gian, địa điểm,…). - Kể về quá trình tiến hành hoạt động (bắt đầu, hoạt động chính, kết thúc). - Nêu kết quả, ý nghĩa của hoạt động (về vật chất và về tinh thần) Lưu ý: Kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận để kể lại. * Kết bài: Khẳng định ý nghĩa và bài học sau khi tham gia hoặc hoạt động xã hội. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng 0,25 Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện nhìn nhận, cảm xúc tích cực về hoạt động 0,25 xã hội được kể, có cách diễn đạt mới mẻ. Người ra đề GVBM Đỗ Anh Tuân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2