Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức
lượt xem 2
download
Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức
- PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU Môn: NGỮ VĂN – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá kiến thức tổng hợp trong chương trình học kỳ I,II (Từ tuần 1 đến tuần 26, trọng tâm ở tuần 19-26), Ngữ văn 8. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu và tạo lập văn bản. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức tự giác, nghiêm túc khi làm bài. 4. Năng lực: - Nhận thức, giải quyết vấn đề, cảm thụ văn chương; - Đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo tập văn bản theo các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra chung theo đề của trường III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II Nội dung/ Mức độ nhận biết đơn vị kiến Nhận Thông Vận Vận Tổng TT Kĩ năng thức biết (Số hiểu dụng (Số dụng cao câu) (Số câu) Câu) (Số câu) 1 Đọc-hiểu Văn bản thơ 3 3 2 0 8 Tỉ lệ % điểm 20 25 15 60 2 Viết Viết bài văn nghị luận về tác phẩm văn học 1* 1* 1* 1 1 Tỉ lệ % điểm 10 10 10 10 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận thức 65 35 100 IV. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II
- Số câu hỏi Nội dung/ theo mức độ nhận thức Kĩ Mức TT Đơn vị kiến Nhận Thông Vận Vận năng độ đánh giá thức biết hiểu dụng dụng cao Nhận biết: 3 3 2 0 - Nhận biết được thể thơ; đặc điểm của thể thơ Đọc Văn bản thơ - Nhận biết được hình ảnh so 1 hiểu sánh được tác giả sử dụng để nói về đặc điểm của tuổi mười tám, hai mươi - Nhận biết được chủ thể trữ tình Thông hiểu: - Hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ - Hiểu được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật - Hiểu được cảm hứng chủ đạo của đoạn trích Vận dụng: - Vận dụng hiểu biết để rút ra được thông điệp hợp lí, sâu sắc cho bản thân - Liên hệ để nhận thấy trách nhiệm của tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay. Viết bài văn nghị luận về một 1* 1* 1* 1 vấn đề tác phẩm văn học (chủ Viết bài đề của tác phẩm) văn nghị Nhận biết: 2 Viết luận về tác - Xác định được kiểu bài nghị phẩm văn luận văn học. học - Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận. Thông hiểu: - Trình bày rõ ràng các khía cạnh của vấn đề. - Nêu được luận điểm, lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Vận dụng: - Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức đã học để viết được bài văn nghị luận tác phẩm văn học
- hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề. - Nhận xét, rút ra bài học cho bản thân. Vận dụng cao: - Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần nghị luận. - Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. Tổng 3 3 2 1 Tỉ lệ % 30 35 25 10 Tỉ lệ chung 65 35
- PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU Môn: NGỮ VĂN – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) Điểm: Nhận xét của GV: Họ và tên: ……………………………. Lớp: 8/ … I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Chúng tôi không mệt đâu Nhưng cỏ sắc mà ấm quá! Tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ một cánh chim mảnh như nét vẽ Nhiều đổi thay như một thoáng mây Khi chúng tôi nằm nó vẫn ngồi nguyên đó Ngậm im lìm một cọng cỏ may… Những dấu chân lùi lại phía sau Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất Mười tám hai mươi sắc như cỏ Dày như cỏ Yêu mến và mãnh liệt như cỏ Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên Hơn một điều bất chợt Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình (Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc) Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc? Cỏ sắc mà ấm quá, phải không em… (Thanh Thảo, trích Chương 1. Chiếc áo ngắn, trường ca Những người đi tới biển, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2015, tr. 138 – 139) Câu 1: (1.0 điểm) Đoạn trích được viết theo thể thơ nào? Căn cứ vào đâu để xếp đoạn trích vào thể thơ đó? Câu 2: (0.5 điểm) Tìm trong đoạn trích trên hai hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng để giúp người đọc dễ hình dung về đặc điểm của tuổi mười tám, hai mươi? Câu 3: (0.5 điểm) Theo em trong đoạn trích ai là người bộc lộ tình cảm, cảm xúc? Câu 4: (1.0 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ : Mười tám hai mươi sắc như cỏ Dày như cỏ
- Yêu mến và mãnh liệt như cỏ Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt Câu 5: (1.0 điểm) Đoạn trích giúp em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của hình tượng người lính thời kì chống Mĩ ? Câu 6: (0.5 điểm) Cho biết cảm hứng chủ đạo trong đoạn trích trên? Câu 7: (1.0 điểm) Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao? Câu 8: (0.5 điểm) Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình (Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc) Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc? Những câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân và "những tuổi 20" ngày hôm nay? II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn phân tích vẻ đẹp của con người lao động trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. BÀI LÀM …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....................... …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....................... …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....................... …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....................... …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....................... …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....................... …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....................... …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....................... …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....................... …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....................... …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………
- …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………… HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Câu Nội dung Điểm 1 HS nhận biết đúng thể loại: Thơ tự do 0.25 HS nhận biết đúng được đặc điểm của thể thơ tự do: 0.75 + Số tiếng trong các dòng thơ không bằng nhau + Cách gieo vần: vần chân, vần cách (mây – may), vần liền (cỏ – cỏ – cỏ) để tạo sự liên kết về âm điệu cho những dòng thơ. + Cách ngắt nhịp: linh hoạt, phù hợp với cảm xúc của nhà thơ: 2/3 (chúng tôi/ không mệt đâu), 3/3 (nhưng cỏ sắc/ mà ĐỌC - ấm quá!), 3/4 (nhiều đổi thay/ như một thoảng mây... HIỂU 2 HS nhận biết được hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng 0.5 (6.0 đ) để nói về đặc điểm của tuổi mười tám, hai mươi: ….. sắc như cỏ Dày như cỏ Yêu mến và mãnh liệt như cỏ …… HS xác định đúng hai trong số những hình ảnh so sánh trên GV ghi 0.5 điểm 3 HS nhận biết đúng chủ thể trữ tình (người bộc lộ tình cảm, cảm xúc): một người lính đã chiến đấu, hiến dâng tuổi thanh 0.5 xuân cho Tổ quốc. HS hiểu đúng được tác dụng của biện pháp tu từ so sánh và 4 điệp cấu trúc trong đoạn thơ: - Tạo được hình ảnh sinh động, giúp tăng tính thẩm mỹ và 0.5 sức mạnh của câu thơ. - Ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của tuổi hai mươi kiên cường, 0.5 mạnh mẽ mà yếu mềm, hiền lành như cỏ. * HS nêu đúng được tác dụng của biện pháp tu từ ghi 1.0 điểm. Còn lại tùy theo mức độ đạt được, GV định điểm phù hợp. 5 HS hiểu và cảm nhận được những vẻ đẹp nào của hình tượng người lính thời kì chống Mĩ: - Kiên cường, mạnh mẽ, đoàn kết, lãng mạn, nhiệt huyết,... 0.5
- - Lý tưởng sống cao đẹp: sẵn sàng chiến đấu và hiến dâng 0.5 tuổi thanh xuân cho đất nước. * HS cảm nhận đúng được những vẻ đẹp nào của hình tượng người lính thời kì chống Mĩ GV ghi 1.0 điểm. Còn lại tùy theo mức độ đạt được, GV định điểm phù hợp 6 HS hiểu được cảm hứng chủ đạo trong đoạn trích: ca ngợi tuổi trẻ Việt Nam những năm chiến tranh – những con người 0.5 kiên cường, mạnh mẽ, tâm hồn lãng mạn, nồng nàn yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì đất nước. * Các cách trình bày khác tùy vào mức độ GV ghi điểm thích hợp HS vận dụng kiến thức hiểu biết để trình bày suy nghĩ cá nhân, nêu rõ vì sao thông điệp đó có ý nghĩa nhất đối với mình. Có thể lựa chọn thông điệp về lí tưởng sống hoặc một 7 đặc điểm nào đó của tuổi trẻ: kiên cường, mạnh mẽ, đoàn kết, lãng mạn, nhiệt huyết .... - Mức 1: Rút ra được thông điệp ý nghĩa và giải thích đầy đủ, 1.0 sâu sắc, hợp lí, thuyết phục. - Mức 2: Rút ra được thông điệp đầy đủ nội dung nhưng giải 0.75 thích chưa sâu sắc, tính thuyết phục chưa cao. - Mức 3: Rút ra được bài học phù hợp nhưng giải thích còn 0.5 chung chung, sơ sài. - Mức 4: Rút ra được một khía cạnh của thông điệp 0.25 - Mức 5: Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng với 0.0 yêu cầu của đề. II. VIẾT (4.0 đ) HS vận dụng kiến thức hiểu biết để nêu trách nhiệm của 8 "những tuổi 20 " ngày hôm nay: tiếp bước truyền thống anh 0.5 hùng của cha anh, tuổi trẻ Việt Nam cần ra sức học tập, cống hiến xây dựng đất nước; hăng hái tham gia vào các hoạt động, công tác xã hội; cần sống hết mình và sống thật ý nghĩa..... * HS nêu đúng một trách nhiệm phù hợp, có ý nghĩa GV ghi 0.5 điểm. Còn lại tùy theo mức độ đạt được, GV định điểm phù hợp Viết bài văn nghị luận tác phẩm văn học: phân tích vẻ đẹp của con người lao động trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội 0.25 Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. Thân bài phân 9 tích làm rõ vấn đề. Kết bài ý kiến, rút ra bài học bản thân. điểm b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Vẻ đẹp của con người lao 0.25 động trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. điểm c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: 1. Mở bài
- - Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. - Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận - vẻ đẹp của con người lao động trong Lặng lẽ Sa Pa. 2. Thân bài a. Những con người lao động cống hiến thầm lặng: * Anh thanh niên: - Sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao, làm công tác khí tượng. - Chăm chỉ, trách nhiệm với công việc. Coi công việc như người bạn, thiếu việc thì "buồn đến chết mất". ……. * Ông kĩ sư vườn rau, đồng chí nghiên cứu sét. - Ông kĩ sư vườn rau Sa Pa cần mẫn, chăm chỉ, hàng ngày ra vườn rau chăm sóc chi chút. - Đồng chí nghiên cứu bản đồ sét đã mười một năm ròng túc trực chờ sét để hoàn thiện bản đồ. 3.0 b. Những con người trăn trở trong hành trình lao động nghệ thuật: điểm - Ông họa sĩ già khao khát đi tìm đối tượng của nghệ thuật. Muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình về nét đẹp con người lao động thầm lặng như anh thanh niên. - Cô kĩ sư trẻ khát khao được cống hiến; rời xa thành phố, tình nguyện về công tác ở miền núi sau khi ra trường. c, Đánh giá chung: - Vẻ đẹp của con người không tỏa sáng, oai hùng như trong thời chiến mà âm thầm, lặng lẽ như những vì sao quy tụ trên bầu trời. - Vẻ đẹp của con người khiến cho không gian Sa Pa không còn vẻ buồn chán, đìu hiu như trong tưởng tượng của những người khác. 3. Kết bài: - Khẳng định lại vẻ đẹp của con người lao động trong tác phẩm. - Liên hệ mở rộng. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0.25 tiếng Việt. điểm e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có 0.25 giọng điệu riêng. điểm Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Các cách diễn đạt khác tùy theo mức độ GV ghi điểm phù hợp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Bình Trung
7 p | 235 | 16
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 160 | 9
-
Bộ 23 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
25 p | 191 | 9
-
Bộ 22 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
23 p | 305 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 57 | 7
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 49 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 69 | 4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
32 p | 48 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Trương Vĩnh Ký
4 p | 60 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 41 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 103 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 71 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 59 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 65 | 2
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
42 p | 34 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 80 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn