intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An

  1. MA TRÂN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 (90 phút -không kể thời gian giao đề) (Kèm theo Công văn số 1749/SGDĐT-GDTrH ngày 13/10/2020 của Sở GDĐT Quảng Nam) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 19 đến tuần 26) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường II.THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng số Lĩnh vực cao nội dung I. Đọc hiểu - Phương thức -Hiểu được nội - Bày tỏ quan Ngữ liệu: Đoạn biểu đạt dung ý nghĩa của điểm về vấn đề văn bản trong sách -Các thành phần văn bản/đoạn trích: đặt ra trong văn giáo khoa Ngữ văn biệt lập chủ đề tư tưởng, ý bản/đoạn trích. 9 tập Hai, độ dài -Phép liên kết câu nghĩa của các chi - Rút ra thông không quá hai và liên kết đoạn tiết, sự việc tiêu điệp/bài học cho trăm chữ. văn biểu, bản thân. - Số câu 3 1 1 5 - Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ 30 % 10% 10 % 50% Viết bài văn II. Làm văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. - Số câu 1 1 - Số điểm 5.0 5.0 - Tỉ lệ 50% 50% Tổng số câu 3 1 1 1 6 Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 10.0 Tỉ lệ 30% 10% 10% 50% 100% * Lưu ý: - Trong phần đọc hiểu, tổ ra đề có thể linh hoạt lựa chọn nội dung kiến thức để kiểm tra, phù hợp với kế hoạch giáo dục môn học của đơn vị và tuyệt đối tuân thủ số câu, số điểm, tỉ lệ % ở từng mức độ của ma trận. - Ma trận, đề, HDC sẽ được lưu và gửi về Phòng GDĐT quản lý, phục vụ công tác kiểm tra. PHÒNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
  2. THÀNH PHỐ HỘI AN NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DUY HIỆU ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút (Đề thi có 01 trang) (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU: 5 điểm Đọc phần trích sau và thực hiện yêu cầu: (1) Bước vào thế kỉ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại. Nhưng thái độ kì thị đối với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước. Thói quen ở không ít người tỏ ra “khôn vặt”, “bóc ngắn cắn dài”, không coi trọng chữ “tín” sẽ gây tác hại khôn lường trong quá trình kinh doanh và hội nhập. (2) Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất. (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Ngữ văn 9, tập Hai, trang 28) Câu 1 (1.0 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của phần trích. Câu 2 (1.0 điểm) Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập có trong phần trích. Câu 3 (1.0 điểm) Các câu trong đoạn (2) của phần trích được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? Hãy chỉ rõ. Câu 4 (1.0 điểm) Nêu nội dung của phần trích. Câu 5 (1.0 điểm) Từ phần trích trên, em nhận thấy mình có những điểm mạnh và điểm yếu nào? Em sẽ làm gì để phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của bản thân? II.LÀM VĂN: 5 điểm Hãy lắng nghe những người lớn tuổi, nên nhớ rằng trước đây họ cũng trẻ và đã nếm trải những thất vọng của tuổi trẻ. (L. Ettông, Danh ngôn giáo dục, NXB Thanh niên) Nêu suy nghĩ của em về lời khuyên trên. --- Hết ---
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II THÀNH PHỐ HỘI AN NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DUY HIỆU Môn: NGỮ VĂN 9 HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 03 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức trình bày. - Điểm lẻ mỗi câu và điểm toàn bài tính đến 0.25 điểm. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ A. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Câu Nội dung, yêu cầu cần đạt Điểm Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của phần trích. 1.0 (1.0 đ) - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. Câu 2 Chỉ ra và gọi tên một thành phần biệt lập có trong phần trích. 1.0 (1.0 đ) - Thành phần phụ chú: những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới. Câu 3 Đoạn (2) của phần trích được liên kết với nhau bằng phép liên 1.0 (1.0 đ) kết nào? Hãy chỉ rõ. - Phép thế: vậy thế cho lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Nêu nội dung của phần trích. 1.0 Câu 4 - Tác giả chỉ rõ điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam: 0.5 (1.0 đ) Bản tính thích ứng nhanh nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kì thị kinh doanh, quen với bao cấp, sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói “khôn vặt”, ít giữ chữ “tín”. - Lời khuyên: Bước vào thế kỉ mới, mỗi người Việt Nam, đặc biệt là 0.5 thế hệ trẻ cần phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, rèn cho mình những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ để đáp ứng nhiệm vụ đưa đất nước phát triển. Từ phần trích trên, em nhận thấy mình có những điểm mạnh và 1.0 điểm yếu nào? Em sẽ làm gì để phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của bản thân? Câu 5 - Hs trả lời tốt, có định hướng đúng đắn, hợp lí. 1.0 (1.0 đ) - Hs trả lời và có định hướng tương đối hợp lý. 0.5 - Không trả lời hoặc trả lời không đúng. 0 * Lưu ý: Giám khảo cần trân trọng suy nghĩ riêng của học sinh. B. LÀM VĂN (5.0 điểm) Hãy lắng nghe những người lớn tuổi, nên nhớ rằng trước đây họ cũng trẻ và đã nếm trải những thất vọng của tuổi trẻ. (L. Ettông, Danh ngôn giáo dục, NXB Thanh niên) Nêu suy nghĩ của em về lời khuyên trên.
  4. Tiêu chí đánh giá Điểm *Yêu cầu chung: - Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý. Vận dụng tốt thao tác lập luận giải thích và chứng minh, biết huy động kiến thức để giải quyết vấn đề nghị luận. - Bài viết có bố cục, hệ thống luận điểm rõ ràng; lập luận chặt chẽ; diễn đạt mạch lạc, hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. *Yêu cầu cụ thể: 0.5 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận; phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau, theo đúng trình tự các phần của bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí; phần kết bài: thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân về tư tưởng đạo lí ấy. b. Xác định đúng yêu cầu của đề bài: Nghị luận về câu nói Hãy lắng nghe 0.5 những người lớn tuổi, nên nhớ rằng trước đây họ cũng trẻ và đã nếm trải những thất vọng của tuổi trẻ. c. Triển khai bài nghị luận: - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng nội dung giải thích, chứng minh phải xuất phát từ vấn đề được nêu và phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật của xã hội. - Nội dung chính của bài viết cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản dưới đây: c1. Mở bài: 0.5 - Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận. c2. Thân bài: *Giải thích: 0.5 - Câu nói là lời khuyên về việc lắng nghe, học hỏi, đón nhận ý kiến góp ý của những người nhiều tuổi hơn ta. Vì họ là người từng trải, đã có kinh nghiệm về những vấp ngã, thất bại trong cuộc sống. *Bàn luận: Vậy tại sao ta lại phải “Hãy lắng nghe những người lớn tuổi”?: 1.0 - Người lớn tuổi là người đi trước, đã trải qua thời tuổi trẻ, cũng từng gặp phải nhiều khó khăn, từng vấp ngã, thất bại. Chính qua sự trải nghiệm, người lớn sẽ có nhiều kinh nghiệm sống. Vì thế, họ sẽ cho ta những lời khuyên quý giá để có thể thành công hơn trong cuộc sống. Như người xưa đã dạy: “Ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ”. - Tuổi thiếu niên là lứa tuổi đang hình thành nhân cách, là tuổi còn nhiều hạn chế về kĩ năng, kinh nghiệm nên việc lắng nghe, trân trọng ý kiến của người khác là rất quan trọng. Lắng nghe giúp tuổi trẻ nhìn nhận, hoàn thiện bản thân. - Dẫn chứng: + Cha mẹ luôn lấy những thành công hay thất bại của cuộc đời mình làm bài học dạy con với hi vọng con không mắc sai lầm, không vấp ngã. + Thầy cô, những người làm công tác giáo dục luôn là người chỉ vẽ, góp ý, trang bị cho các em những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm…trong quá trình giảng dạy của mình. *Liên hệ, mở rộng: 0.5 - Phê phán những bạn tuổi đời còn non trẻ nhưng không chịu tiếp thu ý kiến của những người đi trước, khẳng định cái tôi của mình bằng việc bỏ ngoài tai
  5. tất cả những lời khuyên răn, dạy bảo. Có bạn trẻ còn cãi lại lời bố mẹ hoặc thầy cô. - Tuy nhiên, cần phải lắng nghe một cách chủ động, biết chọn lọc những ý kiến đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh của bản thân, lứa tuổi của mình, tránh Đẽo cày giữa đường. *Bài học: 0.5 - Nhận thức được tầm quan trọng của việc lắng nghe ý kiến người lớn, biết lắng nghe cũng chính là biết đào sâu suy nghĩ trước mọi việc, mọi hành động để hoàn thiện nhân cách bản thân. - Phải có kĩ năng tự đánh giá chính mình, tự học hỏi từ cuộc sống. c3. Kết bài : Tổng kết lại vấn đề nghị luận. 0.5 d. Chính tả: Viết đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp. 0.25 e. Sáng tạo: Cảm nhận sâu sắc, mới mẻ; trình bày có sức thuyết phục. 0.25 Tổ trưởng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2