Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Trần Quốc Toản
lượt xem 1
download
Cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Trần Quốc Toản” để giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, làm quen với cấu trúc đề thi để chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Tài liệu đi kèm đáp án giúp các em so sánh kết quả và tự đánh giá được năng lực bản thân, từ đó đề ra phương pháp học tập hiệu quả giúp các em tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Trần Quốc Toản
- PHÒNG GDĐT NINH SƠN Tiết 133 + 134 : KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian: 90 phút I. Mục đích đề kiểm tra 1. Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn 9 với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. 2. Kĩ năng: Đọchiểu văn bản. Tạo lập văn bản (viết đoạn văn và bài văn nghị luận). 3. Thái độ: Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lí nhất. Tự nhận thức được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi người cần hướng tới. II. Hình thức đề: Tự luận (90 phút) III. Thiết lập ma trận: * MA TRẬN TỔNG: Mức độ cần đạt Nội dung Vận Vận dụng Tổng Nhận biết Thông hiểu dụng cao Ngữ liệu: Biết phương Lí giải được Văn bản nghệ thức biểu đạt; nghệ thuật đặc sắc; thuật ngoài nội dung; nghệ ý nghĩa của chi tiết chương trình. thuật, ý nghĩa, quan trọng trong Tiêu chí lựa ̀ ̣ của đoạn bai hoc đoạn trích / văn bản. chọn ngữ trích / văn bản. Hiêủ được liên kết I. ĐỌC liệu: 01 đoạn Nhận ra thành đoạn và liên kết HIỂU trích/văn bản phần khởi ngữ câu; các phép liên hoàn chỉnh trong đoạn trích / kết có trong đoạn (khoảng 300 – văn ban.̉ ̉ trích / văn ban. 450 chữ). Phân biệt các thành phần biệt lập trong văn bản. Số câu 3 3 6 Tổng Số điểm 1,5 1,5 3 Tỉ lệ 15 % 15 % 30 % Viết đoạn Viết bài II. văn nghị văn nghị TẠO luận xã luận văn LẬP hội học (4050 VĂN (khoảng dòng). BẢN 200 chữ). Số câu 1 1 2 Tổng Số điểm 2 5 7 Tỉ lệ 20 % 50 % 70 % Tổng Số câu 3 3 1 1 8 cộng Số điểm 1,5 1,5 2 5 10
- Tỉ lệ 15 % 15 % 20 % 50 % 100 % * MA TRẬN CHI TIẾT: Mức độ cần đạt Nội dung Vận dụng Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Ngữ liệu: Nhận ra: Hiểu được Văn bản ph ương thức liên kết đoạn “Bàn tay yêu biểu đạt; nội và liên kết thương” – 257 từ dung của văn câu; các bản. phép liên kết có trong văn I. bản. ĐỌC Phân biệt HIỂU các thành phần biệt lập trong văn bản. Số câu 3 3 6 Tổng Số điểm 1,5 1,5 3 Tỉ lệ 15 % 15 % 30 % II. Viết bài văn Viết đoạn nghị luận văn TẠO văn nghị học (4050 LẬP luận xã hội dòng). VĂN (khoảng 200 BẢN chữ). Số câu 1 1 2 Tổng Số điểm 2 5 7 Tỉ lệ 20 % 50 % 70 % Số câu 3 3 1 1 8 Tổng Số điểm 1,5 1,5 2,0 5,0 10,0 cộng Tỉ lệ 15 % 15 % 20 % 50 % 100 %
- PHÒNG GDĐT NINH SƠN Tiết 133 + 134 : KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian: 90 phút Họ và tên học sinh/SBD: Điểm Lời phê của Thầy (cô) giáo ................................................ Lớp: ... Đề kiểm tra: I. Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm) Đọc kĩ văn bản dưới đây rồi chọn 1 đáp án em cho là đúng nhất ở mỗi câu. Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ điều gì đã làm các em thích nhất trong đời. Cô thầm nghĩ: “chắc rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển chuyện tranh…”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của em học sinh tên là Douglas: Bức tranh vẽ một bàn tay! Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị cuốn hút bởi hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em đoán: “Đó là bàn tay bác nông dân”. Một em khác cho rằng: “Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ giải phẩu…”. Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng ngịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”. Cô giáo ngẫn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi, cô thường dùng bàn tay để dắt Douglas bước ra sân, bởi em là một cô bé tật nguyền, khuôn mặt không được xinh xắn như các bạn trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra, tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas, bàn tay cô lại mang một ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương. Trong cuộc sống có những tình cảm tốt đẹp xuất phát từ chính tâm hồn mỗi con người. (Bàn tay yêu thương) Câu 1. (0,5đ) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. a) Tự sự b) Miêu tả c) Biểu cảm d) Nghị luận Câu 2. (0,5đ) Cô giáo yêu cầu học sinh vẽ điều gì trong bức tranh của mình? a) Gói quà b) Ly kem c) Đồ chơi d) Điều mình thích nhất trong đời Câu 3. (0,5đ) Thái độ của cô giáo khi Douglas vẽ một bàn tay? a) Bực mình b) Ngạc nhiên c) Thất vọng Câu 4. (0,5đ) “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!” Hãy cho biết tên gọi của thành phần biệt lập: “Thưa cô,” a) Gọi đáp. b) Tình thái. c) Cảm thán. d) Phụ chú. Câu 5. (0,5đ) “Nhưng đây là bàn tay của ai?”
- Từ “nhưng” trong câu trên là liên kết câu hay liên kết đoạn? a) Liên kết câu. b) Liên kết đoạn. Câu 6. (0,5đ) Phép liên kết nào được sử dụng trong câu sau: “Nhưng đây là bàn tay của ai?” a) Phép lặp b) Phép thế c) Phép nối d) Phép liên tưởng II. Tạo lập văn bản (7,0 điểm) Câu 1. (2,0đ) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) thể hiện suy nghĩ của em về những “chiến sĩ” ở tuyến đầu trong cuộc chiến với dịch bệnh Covid19. Câu 2. (5,0đ) Viết bài văn (4050 dòng) trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Ta làm con chim hót Một mùa xuân nho nhỏ Ta làm một cành hoa Lặng lẽ dâng cho đời Ta nhập vào hòa ca Dù là tuổi hai mươi Một nốt trầm xao xuyến. Dù là khi tóc bạc.” (Thanh Hải – “Mùa xuân nho nhỏ”) Bài làm: I. Đọc hiểu văn bản Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án II. Tạo lập văn bản
- ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM & HƯỚNG DẪN CHẤM I. Hướng dẫn chung: Giám khảo cần nắm vững đặc trưng chung của bài kiểm tra Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực và dạng câu hỏi có nội dung mở để đánh giá học sinh, tránh cứng nhắc hoặc đếm ý cho điểm một cách thuần túy mà không để ý đến diễn đạt của học sinh nhất là đối với phần tạo lập văn bản. Vận dụng đúng đáp án, hướng dẫn chấm và linh hoạt trong quá trình chấm. Chấp nhận những bài viết có cách làm bài khác với đáp án, hướng dẫn chấm song phải thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Cho điểm theo hướng dẫn đối với những bài viết có tính sáng tạo. Những thống nhất khác của tổ chấm (nếu có) phải đảm bảo không trái với đáp án, hướng dẫn chấm, không vượt hoặc hạ thấp điểm quy định trên từng phần, câu, ý đã hướng dẫn, phải được ghi vào biên bản và lưu hồ sơ hội đồng chấm. II. Đáp án và hướng dẫn cụ thể: I. Đọc hiểu văn bản Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án a d b a b c II. Tạo lập văn bản Phần Biểu Yêu cầu – Đáp án – Hướng dẫn cụ thể / câu điểm II. Tạo lập văn bản 7.0đ 1 a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0,25 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập 1,0 luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau: * Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Đại dịch Covid19 Các “chiến sĩ” ở tuyến đầu trong cuộc chiến này. *Thân đoạn: Giải thích: “Chiến sĩ” là người chiến đấu cho một sự nghiệp, một lí tưởng cao đẹp. “Chiến sĩ” ở tuyến đầu trong cuộc chiến này bao gồm những ai? Biểu hiện của những cống hiến và hi sinh thầm lặng của các “chiến sĩ” ấy. Tác dụng của những việc mà họ đã làm. Cảm xúc của em: Khâm phục, yêu thương, biết ơn, tự hào… * Kết đoạn: Suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân trong cuộc chiến với đại dịch này. a. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị 0,25 luận. 0,25 b. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 2 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, 0,25 Kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài triển được các luận
- điểm làm rõ nhận định; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận. Đặc biệt vận dụng hiệu quả 6 thao tác lập luận (giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận, bác bỏ). 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. 4,0 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Vận dụng tốt các thao tác lập luận; phối hợp tốt các phương thức biểu đạt (nghị luận, biểu cảm, tự sự); kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: * MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận: Thanh Hải – “Mùa xuân nho nhỏ” Khổ 4&5. Tâm nguyện của nhà thơ. * THÂN BÀI: Những suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước. Phép trùng điệp: “Ta làm…”, “Ta nhập…” diễn tả tha thiết khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp – dù là nhỏ bé – của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Điều tâm niệm ấy thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh thơ đẹp một cách tự nhiên, giản dị. + con chim, cành hoa, đó là hình ảnh đẹp của thiên nhiên. + nốt trầm giữa bản hòa ca tươi vui, đầy sức sống của cuộc đời. Điệp từ “một” : ít ỏi, nhỏ bé. Những hình ảnh con chim, cành hoa, nốt trầm cuối cùng dồn vào một hình ảnh thật đặc sắc: “Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời”. Tất cả đều là những hình ảnh ẩn dụ mang vẻ đẹp giản dị, khiêm nhường, thể hiện thật xúc động điều tâm niệm chân thành, thiết tha của nhà thơ. Bằng giọng tâm sự nhỏ nhẹ, sâu lắng, ước nguyện của Thanh Hải đã đi vào long người và lung linh trong ánh sáng một nhân sinh quan cao đẹp: Mỗi người hãy mang đến cho cuộc đời chung một nét đẹp riêng, cống hiến phần tinh túy nhất, dù là nhỏ bé, cho đất nước. Và phải không ngừng cống hiến “Dù là tuổi hai mươi – Dù là khi tóc bạc ”. Đó mới là ý nghĩa cao quý của đời người. * KẾT BÀI: Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của 2 khổ thơ ấy. 0,25 d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Tổng cộng 10,0đ Lưu ý: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
- 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
- Tiết 133+134 : KIỂM TRA GIỮA KÌ II PHÒNG GDĐT NINH SƠN Môn: Ngữ văn – Lớp 9 TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Năm học: 2020 – 2021 Thời gian: 90 phút Họ và tên học sinh/SBD: Điểm Lời phê của Thầy (cô) giáo ................................................ Lớp: ... Đề kiểm tra: I.Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm) Đọc kĩ văn bản dưới đây rồi chọn 1 đáp án em cho là đúng nhất ở mỗi câu. Ổ BÁNH MÌ Một giáo sư người Mỹ làm giảng viên tại một viện đại học ở nước Ba Tây (Brazil) đã nhắc lại một kỷ niệm khó quên. Ông thuật lại rằng một ngày kia khi đang trên con đường đến trường đại học, ông cảm thấy có ai đó kéo quần mình, quay đầu lại, ông thấy một cậu bé độ năm hay sáu tuổi với đôi mắt tròn đen và sáng trong, khuôn mặt lem luốc, bẩn thỉu. Cậu bé nhìn ông với lời van xin: “Thưa ông! Cho con bánh mì”. Khác với những lần trước, mỗi khi gặp trẻ ăn xin trên đường phố, mở lời van xin, ông thường phớt lờ, lạnh lùng bước đi, vì có nhiều trẻ ăn xin quá, nhưng không biết vì sao lần này ông lại dừng bước, rồi bảo cậu cùng đi với ông ta vào quán cà phê gần đó. Sau khi mua cho cậu một bánh kem và thức ăn khác mà cậu muốn, ông mua cho mình một tách cà phê, rồi bước ra khỏi tiệm, quên hẳn cậu bé. Nhưng khi ông đi được ít bước thì có người đụng vào lưng ông, quay nhìn lại, ông thấy cậu bé khi nãy. Cậu bé vẫn cầm ổ bánh kem và run run nói: “Con cám ơn ông!”. Vị giáo sư này cảm động vì lời cám ơn của cậu bé ăn xin đáng thương đó, trong khi đó có những trẻ ăn xin khác đã nhận tiền hay thức ăn ông cho nhưng chưa có em nào có lòng biết ơn như thế. Câu 1. (0,5đ) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. a) Tự sự b) Miêu tả c) Biểu cảm d) Nghị luận Câu 2. (1,0đ) Hãy lựa chọn chính xác để có bài học bổ ích từ câu chuyện trên. Bài học ĐÚNG (Đ) SAI (S) a. Nên lạnh lùng trước sự khổ đau của người khác. b. Hãy mở lòng và giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. c. Chính lời cảm ơn, sự biết ơn sẽ nhân lên những tấm lòng tử tế trong cuộc sống. d. Hãy luôn biết nói cảm ơn mỗi khi nhận được sự giúp đỡ từ người
- khác. Câu 3. (0,5đ) ) “Thưa ông! Cho con bánh mì.” Thành phần biệt lập (gọi đáp) : “Thưa ông!”. Đúng hay sai? a) Đúng b) Sai Câu 4. (0,5đ) “ Nhưng khi ông đi được ít bước thì có người đụng vào lưng ông, quay nhìn lại, ông thấy cậu bé khi nãy.” Từ “nhưng” trong câu trên là liên kết câu hay liên kết đoạn ? a) Liên kết câu b) Liên kết đoạn Câu 5. (0,5đ) Phép liên kết nào được sử dụng trong câu sau: “ Nhưng khi ông đi được ít bước thì có người đụng vào lưng ông, quay nhìn lại, ông thấy cậu bé khi nãy.” a) Phép lặp b) Phép liên tưởng c) Phép nối d) Phép thế II. Tạo lập văn bản (7,0 điểm) Câu 1. (2,0đ) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) thể hiện suy nghĩ của em về những “chiến sĩ” ở tuyến đầu trong cuộc chiến với dịch bệnh Covid19. Câu 2. (5,0đ) Viết bài văn (4050 dòng) phân tích khổ thứ hai của bài thơ “Viếng lăng Bác” – Viễn Phương. *** Hết ***
- Bài làm: I.Đọc hiểu văn bản Câu 1 2 3 4 5 Đáp án a a S, b Đ, c Đ, d Đ b b c II. Tạo lập văn bản
- ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM & HƯỚNG DẪN CHẤM I. Hướng dẫn chung: Giám khảo cần nắm vững đặc trưng chung của bài kiểm tra Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực và dạng câu hỏi có nội dung mở để đánh giá học sinh, tránh cứng nhắc hoặc đếm ý cho điểm một cách thuần túy mà không để ý đến diễn đạt của học sinh nhất là đối với phần tạo lập văn bản. Vận dụng đúng đáp án, hướng dẫn chấm và linh hoạt trong quá trình chấm. Chấp nhận những bài viết có cách làm bài khác với đáp án, hướng dẫn chấm song phải thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Cho điểm theo hướng dẫn đối với những bài viết có tính sáng tạo. Những thống nhất khác của tổ chấm (nếu có) phải đảm bảo không trái với đáp án, hướng dẫn chấm, không vượt hoặc hạ thấp điểm quy định trên từng phần, câu, ý đã hướng dẫn, phải được ghi vào biên bản và lưu hồ sơ hội đồng chấm. II. Đáp án và hướng dẫn cụ thể: A. Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án a b a c c a2 ; b3 Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 B. Tạo lập văn bản (7,0 điểm) Biểu Câu Yêu cầu – Đáp án – Hướng dẫn cụ thể điểm Câu 1 Chuyển thành cách dẫn gián tiếp: 1,0đ Bác hỏi là người cán bộ ấy đã đến trễ bao nhiêu lâu. 1,0đ Chú đó đã trả lời Bác rằng chỉ mười phút. Câu a. Đảm bảo cấu trúc của đoạn văn thuyết minh: 0,5đ 2 Mở đoạn: Giới thiệu được đối tượng (Bác Hồ). Thân đoạn: Trình bày được những nét tiêu biểu về đối tượng ấy và bộc lộ tình cảm của mình đối với Bác. Kết đoạn: Tổng hợp vấn đề. b. Xác định đúng nội dung cần thuyết minh: 0,25đ Tiểu sử, công lao của Người ( đem lại độc lập, tự do cho nước nhà;cuộc sống ấm no cho dân ta; nhiều tác phẩm văn học vô giá…) c. Triển khai vấn đề thuyết minh: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau có thể khác với đáp án đã giới thiệu, miễn là thuyết phục, nội dung không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật; phối hợp tốt các phương pháp thuyết minh (trọng tâm là giải thích, liệt kê); kết hợp chặt chẽ giữa nêu những đặc điểm nổi bật của Bác và bộc lộ cảm xúc của bản thân. Giới thiệu ngắn gọn: Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị Cha già của dân tộc Việt 0,5đ Nam là danh nhân văn hóa thế giới.
- Trình bày những nét tiêu biểu về Bác: + Tiểu sử (họ tên thật, thời gian sinh – mất, quê quán, gia đình…) 1,0đ + Công lao của Bác (Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh 1,25đ chung của các dân tộc vì hòa bình,độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Bác đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm văn học vô giá…). + Tình cảm của em: Ngưỡng mộ, kính trọng, tự hào, biết ơn… Rèn 0,5đ luyện để xứng đáng là “Cháu ngoan của Bác Hồ” ! d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: 0,5đ Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: 0,5đ Có cách diễn đạt mới mẻ, độc đáo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề biểu cảm. Hết
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
86 p | 154 | 17
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p | 44 | 6
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 50 | 6
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p | 50 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 57 | 5
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 39 | 4
-
Bộ 11 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
64 p | 51 | 4
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p | 40 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p | 42 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
44 p | 33 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 51 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 43 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 51 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
67 p | 43 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 46 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
39 p | 33 | 3
-
Bộ 14 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
76 p | 62 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn