Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thạch Hà
lượt xem 2
download
Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thạch Hà". Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thạch Hà
- PHÒNG GD - ĐT THẠCH HÀ ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn 9 MÃ ĐỀ 01 Thời gian làm bài: 90 phút I. Đọc - hiểu ( 3.0 điểm). Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: … Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích luỹ truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi. (…) Sách, đặc biệt những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong tâm hồn của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự. Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét mà cũng là một lời khuyên bảo chí lí của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vì thế, mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt. (Bàn về việc đọc sách, Nguồn: Internet) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2. Hãy ghi lại một lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích. Câu 3. Chỉ ra một phép liên kết có trong 2 câu văn: “Ta đồng ý với lời nhận xét mà cũng là một lời khuyên bảo chí lí của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vì thế, mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt.” Câu 4: Đoạn trích tập trung vào vấn đề chủ yếu nào? Câu 5. Vì sao tác giả bài viết lại cho rằng: “Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình”? II. Tạo lập văn bản: Câu 1 (2.0 điểm). Đọc sách có vai trò hết sức quan trọng thế nhưng hiện nay khá nhiều bạn trẻ rất ít đọc sách. Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 từ) bàn về tác hại của việc lười đọc sách. Câu 2. (5,0 điểm). Cảm nhận của em về vẻ đẹp của đoạn thơ sau: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
- Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”. (Trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, Tập hai, trang 58-59) ............................ HẾT ............................. Họ và tên…………………………..….Số báo danh……………
- PHÒNG GD - ĐT THẠCH HÀ ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn 9 MÃ ĐỀ 02 Thời gian làm bài: 90 phút I. Đọc - hiểu ( 3.0 điểm). Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: ”…Ta không thể ghét sự tự học được: nó là một cuộc du lịch. J.J. Ru-xô và V. Huy-gô, hai văn hào ở Pháp đều ca tụng thú đi chơi bộ. J.J. Ru-xô nói: “Lúc nào muốn đi thì đi, muốn ngừng thì ngừng, muốn vận động nhiều hay ít tùy ý. Cái gì thích thì nhận xét, cảnh nào đẹp thì ngừng lại. Chỗ nào tôi thấy thủ thì tôi ở lại. Hễ thấy chán thì tôi đi, tôi chỉ tùy thuộc tôi, tôi được hưởng tất cả sự tự do mà một người có thể hưởng được.” Còn V. Huy-gô thì viết: “Người ta được tự chủ, người ta tự do, người ta vui vẻ. Người ta đi, người ta ngừng, người ta lại đi, không có gì bó buộc, không có gì ngăn cản.” Cái thú tự học cũng giống như cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian. Những hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao hết được những sự vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở? (Theo Tự học - một nhu cầu thời đại - Nguyễn Hiến Lê, Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2. Trong bài viết J.J. Ru-xô và V. Huy-gô, hai văn hào ở Pháp đều ca tụng điều gì? Câu 3. Chỉ ra một phép liên kết có trong 2 câu văn: “Cái thú tự học cũng giống như cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian.” Câu 4. Đoạn trích tập trung vào nội dung chủ yếu nào? Câu 5. Vì sao tác giả bài viết lại cho rằng: “Cái thú tự học cũng giống như cái thú đi chơi bộ ấy.”? II. Tạo lập văn bản: Câu 2 (2.0 điểm). Tự học có vai trò hết sức quan trọng thế nhưng hiện nay rất nhiều học sinh thiếu ý thức tự học. Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 từ) bàn về tác hại của việc thiếu ý thức tự học. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của đoạn thơ sau: “… Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim!
- Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.” (Trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, Tập hai, trang 58-59) ............................ HẾT ............................. Họ và tên…………………………..….Số báo danh……………
- HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI KSCL GIỮA KÌ II Môn: Ngữ văn 9 I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của đề bài để đánh giá tổng quát năng lực của thí sinh: năng lực hiểu biết, vận dụng, sáng tạo và khả năng tạo lập văn bản. - Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, cân nhắc từng trường hợp cụ thể: nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản hoặc có những kiến giải một cách sáng tạo, thuyết phục thì vẫn có thể cho điểm tối đa; tránh việc đếm ý cho điểm. Trân trọng những bài viết sáng tạo, giàu chất văn, liên hệ tốt, có lối tư duy phản biện; kết cấu chặt chẽ, mạch lạc. - Với bài mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp và kiến thức thì tuỳ vào mức độ để cho điểm. II. Hướng dẫn cụ thể Mã đề 01: Phầ câu Nội dung Điể n m Đọc 1 PTBĐ chính: Nghị luận 0.5 - hiểu 2 Lời dẫn trực tiếp: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có 0.5 kiến thức mới là con đường sống” Học sinh chỉ ra được phép liên kết 3 - Phép nối: Vì thế 0.5 Đoạn trích tập trung bàn về vai trò của sách và việc đọc sách. 4 0.5 Vì sao tác giả cho rằng: “Sách còn giúp người đọc phát hiện ra 5 chính mình”, HS có nhiều cách lý giải, sau đây là một định hướng: 1.0 - Sách giúp con người tự nhận thức về mình: đọc những cuốn sách hay, người đọc sẽ tự nhận thức về mình, hiểu rõ mình, hiểu mỗi người cần phải có mối quan hệ như thế nào với tất cả mọi người trong cộng đồng… - Sách giúp chúng ta tự nhận thức về cuộc sống của mình: Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người, phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự. …
- Phầ 1 Yêu cầu chung: n - HS xác định đúng kiểu bài đề yêu cầu: Nghị luận về một sự việc, Tạo hiện tượng đời sống. Nội dung nghị luận: tác hại của việc lười đọc lập sách của học sinh hiện nay. 0.25 văn - Hình thức: viết một đoạn văn khoảng 200 từ (tránh lan man, dài bản dòng; các luận điểm và dẫn chứng phải thật cô đọng, ngắn gọn) lập luận chặt chẽ, các ý rõ ràng, mạch lạc; bố cục cân đối, hài hòa.. Yêu cầu cụ thể: HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản: * Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: tác hại của việc lười đọc 0.25 sách của học sinh hiện nay. * Thân đoạn 1.25 - Nêu thực trạng: Một bộ phận không nhỏ học sinh hiện nay rất lười đọc sách. Chúng ta dễ dàng nhìn thấy các bạn trẻ xem tivi, điện thoại nhưng lại rất hiếm khi thấy các bạn cầm sách đọc. - Tác hại của việc thiếu ý thức đọc sách: + Đối với bản thân: Việc lười đọc sách đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trước mắt và lâu dài. Học sinh không đọc sách khiến cho việc học tập khó khăn, tri thức bị hạn chế, hiểu biết hạn hẹp. Không đọc sách sẽ không thể có được cuộc sống tâm hồn phong phú, không cảm nhận được cái đẹp và ý nghĩa trọn vẹn của cuộc sống này. Việc ít đọc sách khiến học sinh không biết cảm thông, chia sẻ hay yêu thương; không biết tự kiềm chế bản thân,… + Đối với gia đình: Tình cảm gia đình như yêu thương, sẻ chia của những người con với cha mẹ, các chuẩn mực ứng xử của người con trong gia đình ít được biết đến,… + Đối với xã hội: Văn hóa đọc sách ngày càng suy giảm và có xu hướng bị mai một; Ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước vì thiếu đi người người tài giỏi, hiểu biết,.. - Phê phán những kẻ không biết quý trọng sách và việc đọc sách. * Kết đoạn: 0.25 - Hiểu được ý nghĩa của sách và việc đọc sách. Quý trọng sách, giữ gìn và bảo vệ sách. - Rèn luyện thói quen và chăm chỉ đọc sách mỗi ngày để phát triển trí tuệ và tâm hồn. Cảm nhận về một đoạn thơ 5.0 2 Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận 0,25 Có đầy đủ cấu trúc Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm; Kết bài khái quát được vấn đề. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận giá trị nội dung và 0,25 nghệ thuật của hai khổ thơ đầu trong bài thơ Viếng lăng Bác - Viễn Phương. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: vận dụng tốt các
- thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản sau đây: * Giới thiệu vấn đề nghị luận: vẻ đẹp của hai khổ thơ đầu trong bài thơ Viếng lăng Bác. 0,5 * Khái quát chung: Khái quát nội dung bài thơ Viếng lăng Bác 0,5 Vị trí, vai trò và khái quát nội dung của đoạn thơ (Đoạn thơ trên là hai khổ đầu của bài thơ, nội dung thể hiện niềm xúc động, lòng thành kính, biết ơn, tự hào của nhà thơ với Bác, khi tác giả từ miền Nam ra thăm lăng Người). * Cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn thơ: Nỗi niềm xúc động thiêng liêng của nhà thơ khi đến lăng Bác. 1,0 - Tâm trạng xúc động của người con miền Nam yêu quý sau bao háo hức, bồi hồi, nay được ra thăm lăng Bác, như người con trở về thăm vị cha già kính yêu… - Để rồi ấn tượng đầu tiên là sự ngỡ ngàng trước hình ảnh hàng tre, biểu tượng cho vẻ đẹp trường tồn, kiên trung của con người, dân tộc Việt Nam. Tre hay chính đồng bào cả nước ngày đêm lặng lẽ canh giấc ngủ của Người; như hơi thở yên bình êm ả, mang đậm phong vị, hồn quê. Đất mẹ Việt Nam giang rộng vòng tay ấm áp ôm trọn Bác vào lòng trong giấc ngủ thanh thản, vĩnh hằng… Tự hào tôn kính và biết ơn sâu lắng: 1,0 - Tự hào, kiêu hãnh khi Người là ánh sáng rực rỡ của sự sống, niềm tin và ước vọng, xua tan mọi khổ đau, soi đường cho dân tộc; sưởi ấm bao trái tim, bao cuộc đời... Mặt trời - vũ trụ lớn lao là thế dường như cũng trở nên nhỏ bé nghiêng mình kính cẩn khi đứng trước Người… Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Bằng biện pháp tu từ ẩn dụ, nhà thơ ví Bác như mặt trời vì Bác đem lại ánh sáng cho dân tộc, đưa dân tộc thoát khỏi xiềng xích nô lệ -> khẳng định sự lớn lao, vĩ đại của Bác. đồng thời thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của nhà thơ và của người dân Việt Nam dành cho Bác. - Hình ảnh “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực của đoàn người nối tiếp nhau vào lăng viếng Bác trong nỗi niềm tiếc thương vô hạn. Mỗi người cầm trên tay một bông hoa, cả dòng người kết thành một tràng hoa. Với lối nói ẩn dụ “tràng hoa”, họ không chỉ dâng lên Bác những bông hoa ấy mà còn dâng lên Bác, dâng lên cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân cống hiến trọn vẹn cho non sông đất nước những đóa hoa lòng - tấm lòng biết ơn, thành kính thiêng liêng.
- * Đánh giá nâng cao: Với giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa thiết tha, hình ảnh 0,5 thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp cả hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ tượng trưng; ngôn ngữ thơ bình dị, cô đúc… Đoạn thơ đã thể hiện nỗi niềm xúc động, lòng thành kính, biết ơn, tự hào,... của nhà thơ và của người con đất Việt đối với Bác. (Có thể Liên hệ một số bài thơ viết về Bác: Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ; “Bác ơi”, “Theo chân Bác” của Tố Hữu. Đoạn thơ đã thể hiện rõ phong cách thơ của nhà thơ Viễn Phương và góp phần đưa tên tuổi của ông trở thành một nhà thơ tiêu biểu trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Kết thúc vấn đề: Khẳng định sức sống của bài thơ, đoạn thơ. Đánh giá sự bồi đắp: bài thơ nói chung và hai khổ thơ đầu của bài 0,5 thơ nói riêng đã góp phần bồi đắp cho mỗi chúng ta lòng kính yêu, biết ơn và tự hào về Bác - Người cha già vô vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về 0,25 nội dung, nghệ thuật của tác phẩm và tư tưởng của tác giả. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0,25 nghĩa của tiếng Việt. Mã đề 02: Phầ câu Nội dung Điể n m Đọc 1 PTBĐ chính: Nghị luận 0.5 - hiểu HS chỉ ra trong bài viết J.J. Ru-xô và V. Huy-gô, hai văn hào ở 2 Pháp đều ca tụng thú đi chơi bộ. 0.5 Học sinh xác định được phép liên kết: 3 - Phép lặp từ ngữ: tự học 0.5 Đoạn trích tập trung vào nội dung chính là: vai trò và ý nghĩa của 4 tự học. 0.5 Tác giả bài viết cho rằng “Cái thú tự học cũng giống như cái thú đi 5 chơi bộ ấy.” Học sinh sẽ có nhiều cách lý giải khác nhau miễn là 1.0 hợp lí, có sức thuyết phục. Chẳng hạn như: - Tự học - tự tìm kiếm tri thức, người ta được tự chủ, người ta tự
- do, người ta vui vẻ. Người ta đi, người ta ngừng, người ta lại đi, không có gì bó buộc, không có gì ngăn cản. - Kiến thức, những hiểu biết đến một cách tự nhiên. Lúc đó người học sẽ cảm thấy thích thú, say mê, có khát khao chinh phục, tìm hiểu kiến thức… Phầ 1 Yêu cầu chung: HS xác định đúng kiểu bài đề yêu cầu: Nghị luận n về một sự việc, hiện tượng đời sống. Nội dung nghị luận: tác hại Tạo của việc thiếu ý thức tự học. lập - Hình thức: viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 từ (tránh lan man, văn dài dòng, các luận điểm và dẫn chứng phải thật cô đọng, ngắn gọn) bản lập luận chặt chẽ, các ý rõ ràng, mạch lạc; bố cục cân đối, hài hòa.. 0.25 Yêu cầu cụ thể: HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản: * Mở đoạn: dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận 0.25 * Thân đoạn - Nêu thực trạng: Nhiều học sinh quá lệ thuộc vào bài giảng của 0.25 các thầy cô giáo. Chỉ học khi có người hướng dẫn, người kiểm tra, giám sát. Lười biếng, không chịu tự tìm tòi, học hỏi để mở mang kiến thức. - Tác hại: 1.0 + Đối với bản thân: Việc thiếu ý thức tự học để lại hậu quả nghiêm trọng trước mắt và lâu dài: Học sinh không chủ động trong học tập tìm kiếm, mở rộng kiến thức khiến việc học tập khó khăn, tri thức hạn chế, hiểu biết hạn hẹp -> Sẽ không tìm thấy niềm vui trong học tập dẫn đến chán nản, thậm chí là ghét học. Lối học đối phó, lười học cũng từ đó mà sinh ra; Không hình thành những phẩm chất đáng quý như chăm chỉ, kiên trì… Nếu thiếu ý thức tự học thành công trong học tập, trong cuộc sống sẽ không đến với chúng ta…. + Đối với gia đình: Tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc vào việc học của con nhưng kết quả học tập của con không đạt được như mong muốn. Con cái không có ý thức tự học làm cho bố mẹ không khỏi lo lắng, buồn lòng… + Đối với xã hội: Ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước vì thiếu đi người người tài giỏi, hiểu biết,… - Phê phán những kẻ thiếu ý thức tự học. * Kết đoạn: 0.25 - Hiểu được ý nghĩa của tự học. Xác định được mục tiêu của việc học. Xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức. Cảm nhận về một đoạn thơ 5,0 2 Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận
- Có đầy đủ ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu 0,25 được vấn đề cần nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm; Kết bài khái quát được vấn đề. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận giá trị nội dung và 0,25 nghệ thuật của hai khổ thơ cuối trong bài thơ Viếng lăng Bác - Viễn Phương. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản sau đây: * Giới thiệu vấn đề nghị luận: hai khổ thơ cuối trong bài thơ Viếng lăng Bác. 0,5 * Khái quát chung: Nội dung bài thơ. 0,5 Vị trí, vai trò và khái quát nội dung của đoạn thơ (Đoạn thơ trên là hai khổ cuối của bài thơ, nội dung thể hiện niềm xúc động, lòng thành kính, biết ơn, tự hào xen lẫn nỗi đau của nhà thơ khi tác giả được vào lăng viếng Bác và nguyện ước của nhà thơ). * Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ: - Niềm tự hào và biết ơn sâu lắng: nhà thơ đã ca ngợi Bác như 0,5 bậc thiên sứ thanh thản đã hoàn thành sứ mệnh: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên/ vầng trăng dịu hiền - vầng trăng bầu bạn, vầng trăng tri kỉ. Và đặc biệt với lối ẩn dụ Vầng trăng - Bác, nhà thơ làm nổi bật tầm hồn thánh thiện, thanh cao và trái tim nhân hậu của Người. - Niềm tiếc thương vô hạn: Tự hào, kiêu hãnh khi Người là ánh 0.5 sáng rực rỡ của sự sống, niềm tin và ước vọng, xua tan mọi khổ đau, soi đường cho dân tộc; sưởi ấm bao trái tim, bao cuộc đời... Mặt trời, vũ trụ lớn lao là thế dường như cũng trở nên nhỏ bé nghiêng mình kính cẩn khi đứng trước Người… Người hóa thân bất diệt, vĩnh hằng vào vẻ đẹp kì vĩ, tráng lệ của thiên nhiên: “trời xanh”, “mùa xuân”. Người sống mãi trong trái tim của đồng bào cả nước, của nhân loại… Lý trí vẫn biết như thế nhưng tình cảm không thể không đau đớn (nghe nhói trong tim) khi Bác không còn nữa. “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột quặn thắt. Tác giả tự cảm thấy nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn mình: nỗi đau uất nghẹn tột cùng không nói thành lời. Đó không chỉ là nỗi đau riêng tác giả mà của cả triệu trái tim con người đất Việt. 1.0
- - Lưu luyến không muốn rời xa Bác - Nỗi nhớ Bác ngàn thu: Nếu ở khổ thơ đầu, nhà thơ giới thiệu mình là người con miền Nam ra thăm Bác thì trong khổ thơ cuối, nhà thơ lại đề cập đến sự chia xa Bác. Nghĩ đến ngày mai về miền Nam, xa Bác, xa Hà Nội, tình cảm của nhà thơ không kìm nén, ẩn giấu trong lòng mà được bộc lộ thể hiện ra ngoài:“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”. Lời nói giản dị diễn tả tình cảm sâu lắng. Mai về miền Nam vô vàn lưu luyến, nhớ thương. Mặc dù lưu luyến muốn được ở mãi bên Bác nhưng tác giả cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam. Và chỉ có thể gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật quanh lăng để được luôn ở bên Người trong thế giới của Người. Thành kính dâng lên Người lòng trung hiếu sắt son: điệp ngữ "muốn làm" - nguyện ước rất thiết tha: chim hót, hoa toả hương, cây tre trung hiếu -> hóa thân vào thiên nhiên bất tử để được mãi ở bên Người. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện của đồng miền Nam, của mỗi người con đất Việt đối với Bác. * Đánh giá nâng cao: Với giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa thiết tha, hình ảnh 0,5 thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp cả hình ảnh thực và hình ảnh biểu tượng, ngôn ngữ thơ bình dị, cô đúc… Đoạn thơ đã thể hiện nỗi niềm xúc động, lòng thành kính, biết ơn, niềm tiếc thương vô hạn của nhà thơ và của người con đất Việt đối với Bác đồng thời thể hiện ước nguyện hóa thân vào thiên nhiên bất tử để mãi được ở bên Người của thi nhân. (Có thể Liên hệ một số bài thơ viết về Bác: Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ; Bác ơi, Theo chân Bác của Tố Hữu. Đoạn thơ đã thể hiện rõ phong cách thơ của nhà thơ Viễn Phương và góp phần đưa tên tuổi của ông trở thành một nhà thơ tiêu biểu trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Kết thúc vấn đề: Khẳng định sức sống của bài thơ, đoạn thơ. Đánh giá sự bồi đắp: bài thơ nói chung và hai khổ thơ cuối của bài 0,5 thơ nói riêng đã góp phần bồi đắp cho mỗi chúng ta lòng kính yêu, biết ơn và tự hào về Bác - Người cha già vô vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về 0,25
- nội dung, nghệ thuật của tác phẩm và tư tưởng của tác giả. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0,25 nghĩa của tiếng Việt. Lưu ý: Điểm toàn bài qui tròn đến 0,25
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
86 p | 150 | 17
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 46 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p | 44 | 6
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 50 | 6
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p | 50 | 5
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 39 | 4
-
Bộ 11 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
64 p | 51 | 4
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p | 39 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p | 40 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
44 p | 33 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 51 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 43 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 51 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
67 p | 42 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 46 | 3
-
Bộ 14 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
76 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 62 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn