intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Tập, Nam Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Tập, Nam Trà My” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Tập, Nam Trà My

  1. PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ TẬP MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 9 NĂM HỌC 2022-2023 Mức độ Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng Tổng Lĩnh vực hiểu cao số nội dung I. Đọc hiểu - Nhận biết phương thức - Hiểu - Rút ra bài Tiêu chí ngữ biểu đạt chính được nội học. liệu: Đoạn - Nhận biết phép liệt kê dung đoạn trích ngoài - Từ láy trích. SGK - Biện pháp tu từ nhân hóa. - Số câu 4 1 1 6 - Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ 30 % 10% 10 % 50% - Văn nghị II. Làm văn luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. -Số câu 1 1 - Số điểm 5.0 5.0 - Tỉ lệ 10% 50% Tổng số câu 4 1 1 1 7 Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 10.0 Tỉ lệ 30% 10% 10% 50% 100%
  2. PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ TẬP MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 9 NĂM HỌC: 2022-2023 Chủ đề Mức độ Mô tả Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vậng dụng cao Nhận biết - Nhận biết phương I.Đoc – thức biểu 4 hiểu đạt chính - Nhận biết phép liệt kê - Từ láy - Biện pháp tu từ nhân hóa. Thông hiểu - Hiểu 1 được nội dung đoạn trích. Vận dụng - Rút ra bài 1 học Nhận biết - Nhận biết được kiểu văn bản II. Làm - Xác định văn được cách viết bài văn
  3. nghị luận. - Hiểu Thông hiểu được vấn đề cần nghị luận. - Lựa chọn được ngôn ngữ phù hợp để thể hiện được nội dung vấn đề. - Tạo lập Vận dụng được một cao văn bản nghị luận biết kết hợp yếu mố miêu tả và biểu cảm - Có sáng tạo trong diễn đạt; lập luận chặt chẽ, thuyết phục. 4 1 1 1 Tổng 3 1 1 5 Tỉ lệ Tỉ lệ 50% 50% chung
  4. PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ TẬP NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC - HIỂU (5,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: (1) Chúng ta khiến cho Trái đất chịu tổn hại nặng nề: ô nhiễm sông ngòi, biển cả và không khí, chúng ta chen chúc chung một chỗ, dùng sắt thép và xi măng xây nên những kiến trúc cổ quái kỳ lạ, gọi những nơi này bằng cái tên đẹp đẽ là thành phố, chúng ta ở trong thành phố như vậy phóng túng dục vọng của bản thân mình, chế tạo nên các loại rác khó mà phân hủy được. (2) Trái đất bốc khói khắp nơi, toàn thân run rẩy, biển lớn gào thét, bão cát mù trời, hạn hán lũ lụt, cũng như các triệu chứng ác liệt khác đều có liên quan chặt chẽ với phát triển khoa học kỹ thuật dưới sự thúc đẩy bởi dục vọng tham lam của các nước phát triển. (Trích: nhasilk.com. Covid -19 và thông điệp mà con người phải thức tỉnh vì sự vô cảm của mình, ngày 18/03/2020 – Phương Thanh) Câu 1 (0,75 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (0,75 điểm). Chỉ ra các biện pháp liệt kê có sử dụng ở đoạn (1) và nêu tác dụng của biện pháp liệt kê đó. Câu 3 (0,75 điểm). Tìm biện pháp nhân hóa trong đoạn (2). Câu 4 (0,75 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong đoạn trích trên. Câu 5 (1,0 điểm). Theo tác giả, con người đã gây ra những tổn hại nào cho Trái đất? Nguyên nhân của những tổn hại đó là gì? Câu 6 (1,0 điểm). Em phải làm gì để giữ gìn vệ sinh chung ở trường học? II. LÀM VĂN (5,0 điểm) Suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách".
  5. ……………………..Hết……………… PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ TẬP MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 9 NĂM HỌC: 2022-2023 I. ĐỌC – HIỂU Câu Nội dung, đáp án Điểm Câu 1 - PTBT: Nghị luận 0,75 Câu 2 - Biện pháp liệt kê: ô nhiễm sông ngòi, biển cả và không khí 0,75 - Tác dụng: + Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn + Nhấn mạnh những tổn hại mà Trái Đất đang phải chịu đựng bởi hành động do con người gây ra. Câu 3 - Biệp pháp tu từ nhân hóa: toàn thân run rẩy, gào thét 0,75 Câu 4 - Từ láy: nặng nề, chen chúc, đẹp đẽ, run rẩy 0,75 Câu 5 - Những tổn hại do con người gây ra: ô nhiễm sông ngòi, biển cả và không 1,0 khí, sự phát triển nhanh chóng của các thành phố, chế tạo nên các loại rác khó phân hủy được. - Nguyên nhân: bởi dục vọng tham lam của con người. Câu 6 - Mức 1: HS có thể trình bày những việc làm của mình để giữ gìn vệ sinh 1,0 chung theo nhiều ý khác nhau: + Không xả rác bừa bãi + Dọn dẹp phòng ở ngăn nắp, thường xuyên quét dọn vệ sinh xung quanh + Hạn chế sự dụng túi nilon hoặc thay thế túi nilon bằng túi giấy, túi xách có thể tái sử dụng được - Mức 2: HS nêu được bài học nhưng chưa đầy đủ, diễn đạt chưa thật rõ. 0,5 - Mức 3: Trả lời sai hoặc không trả lời. 0 II. TẬP LÀM VĂN Đề: Suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách". Tiêu chí đánh giá 1. Yêu cầu chung:
  6. - Học sinh biết cách trình bày bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Một bài văn ngắn, bài viết phải có đủ 3 phần: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề, biết vận dụng các thao tác khi làm văn nghị luận. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,... 2. Định hướng dàn bài: 1,0 a) Mở bài: - Giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận. - Trích dẫn câu tục ngữ. 2,5 b) Thân bài: * Giải thích: - Nghĩa đen: + "Lá lành": Là những chiếc lá còn nguyên vẹn, lành lặn. + "Lá rách": Là những chiếc lá không còn nguyên vẹn, không lành lặn. - Nghĩa bóng: + "Lá lành": Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc,… + "Lá rách": Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, kém may mắn,... + "Đùm": Bao bọc, che chở, bảo vệ. => Câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách" khuyên nhủ mọi người phải biết yêu thương đồng loại, biết tương thân tương ái, giúp đỡ chia sẻ, đùm bọc đồng loại nhất là những người có hoàn cảnh éo le, kém may mắn. * Vì sao câu tục ngữ lại khuyên chúng ta phải "lá lành đùm lá rách"? - Trong cuộc sống, ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn (khi gặp thiên tai, địch hoạ, lúc hoạn nạn ốm đau ...) vì thế con người phải biết nương tựa vào nhau để vượt qua (dẫn chứng) * Cần làm gì để thực hiện lời dạy của câu tục ngữ? Tinh thần tương thân tương ái phải được thể hiện ở những việc làm cụ thể: săn sóc người già yếu, bệnh tật, an ủi người đau thương, giúp đỡ trẻ mồ côi, chi viện cho đồng bào bị thiên tai, dịch bệnh... (liên hệ những việc làm cụ thể của HS) * Mở rộng vấn đề: - Phê phán, nhắc nhở những người ích kỉ, thờ ơ, vô cảm với nỗi đau của người 1,0 khác c) Kết bài: - Khẳng định quan niệm sống đúng đắn của câu tục ngữ, mỗi người cần phải học tập và phát huy. 0,25 - Liên hệ bản thân: Cần có lòng nhân ái, ý thức đoàn kết, tương thân, tương 0,25 trợ...
  7. d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện ý nghĩa sâu sắc của câu tục ngữ. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắt chính tả, dùng từ, đặt câu 3. Biểu điểm: - Điểm 4,0 - 5,0: Đảm bảo các yêu cầu trên, bài viết chân thực, xúc động, đầy đủ nội dung, sai ít lỗi chính tả. - Điểm 2,0 - 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên, nhưng chỉ ở mức tương đối, sai dưới 10 lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 0,5 - 1,0: Không đảm bảo các yêu cầu trên. Sai nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 0: Bài viết để trắng. (Tùy vào bài viết của học sinh, giáo viên linh hot cho điểm) Duyệt đề của tổ KHXH Giáo viên ra đề Văn Viết Hiệp Đinh Thị Mia Duyệt đề của BLĐ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1