intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT Giao Thủy

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

8
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT Giao Thủy để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi giữa học kì 2 như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi học kì sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT Giao Thủy

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II GIAO THUỶ ____ NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn lớp 9 THCS ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề (Đề khảo sát gồm: 02 trang) Phần I: Tiếng Việt (2,0 điểm) Hãy viết chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất vào bài làm. Câu 1: Phép tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ sau? “Sông La ơi sông La Trong veo như ánh mắt Bờ tre xanh im mát Mươn mướt đôi hàng mi.” ( Vũ Duy Thông ) A. Hoán dụ, nhân hóa. C. So sánh, hoán dụ. B. Ẩn dụ, nhân hóa. D. So sánh, nhân hóa. Câu 2: Trong các câu sau, câu nào có thành phần cảm thán? A. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. (Kim Lân) B. Chúng tôi đi suốt đêm mới lên được đến đây, vất vả quá! (Kim Lân) C. Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi. (Tô Hoài) D. Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy! (Tạ Duy Anh) Câu 3: Các câu văn sau liên kết với nhau bằng các phép liên kết câu nào ? “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.” (Nguyễn Đinh Thi, Tiếng nói của văn nghệ) A. Phép nối, phép đồng nghĩa, phép lặp từ ngữ. B. Phép nối, phép lặp, phép liên tưởng. C. Phép thế, phép đồng nghĩa, phép lặp. D. Phép nối, phép đồng nghĩa, phép liên tưởng. Câu 4: Trong các tổ hợp từ sau đây, tổ hợp từ nào không phải là thành ngữ? A. Tấc đất, tấc vàng. B. Nước mắt cá sấu. C. Đánh trống bỏ dùi. D. Cưỡi ngựa xem hoa. Câu 5: Các câu văn sau sử dụng phép liên kết nào? “Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng.” (Lê Minh Khuê) A. Phép lặp từ ngữ. B. Phép thế. C. Phép nối. D. Phép đồng nghĩa. Câu 6: Điểm giống nhau giữa khởi ngữ và trạng ngữ là gì ? A. Đều là thành phần chính của câu. B. Đều là thành phần phụ của câu. C. Đều là thành phần biệt lập. D. Không phải là thành phần câu. Câu 7: Phần in đậm trong câu văn: “Nhiều đồng bào ta, để biện minh cho việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn.” (Nguyễn An Ninh) là thành phần nào của câu? A. Thành phần gọi đáp. C. Thành phần phụ chú. Trang 1/2
  2. B. Thành phần cảm thán. D. Thành phần tình thái. Câu 8: Câu văn: “Bạn ấy là người học giỏi nhất môn Ngữ văn.” có thể viết như thế nào để thành câu có chứa khởi ngữ? A. Người học giỏi nhất môn Ngữ văn là bạn ấy. B. Về môn Ngữ văn thì bạn ấy là người giỏi nhất. C. Học giỏi nhất môn Ngữ văn là bạn ấy. D. Chính bạn ấy là người giỏi nhất môn Ngữ văn. Phần II: Đọc - hiểu văn bản (2,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: VẾT NỨT VÀ CON KIẾN Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình. Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn! (Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? (0,25 điểm) Câu 2: Từ hình ảnh con kiến vượt qua vết nứt tiếp tục cuộc hành trình, tác giả đã học được ở loài kiến điều gì? (0,5 điểm) Câu 3: Nêu ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ “vết nứt”? (0,5 điểm) Câu 4: Theo em, mỗi chúng ta cần có những cách ứng xử như thế nào khi đối mặt với những “vết nứt” trong cuộc sống? (0,75 điểm) Phần III: Tập làm văn (6,0 điểm) Câu 1 (1,5 điểm): Từ nội dung trong văn bản phần đọc - hiểu cùng với kiến thức thực tế, hãy viết một đoạn văn (từ 12 đến 15 câu) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự nỗ lực đối với mỗi con người trong cuộc sống. Câu 2 (4,5 điểm) : Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long để làm sáng tỏ vẻ đẹp của con người lao động mới và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. -------- HẾT ------- Họ và tên thí sinh: …………………………………… Họ tên, chữ ký GT 1: …………………………………... Số báo danh: ……………………………………………... Họ tên, chữ ký GT 2: …………………………………... Trang 2/2
  3. Trang 3/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2