intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh" hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II BẮC NINH NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 (Đề có 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. (Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam) a) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? b) Xác định thể thơ và các phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên. c) Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai dòng thơ in đậm. Câu 2. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 10 - 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của ước mơ đối với mỗi người. Câu 3. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Sang thu - Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam) --------------Hết--------------
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II BẮC NINH NĂM HỌC 2023-2024 (Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang) Môn: Ngữ văn - Lớp 9 Câu Nội dung Điểm 1 3,0 a) - Tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ 0,5 - Tác giả: Thanh Hải 0,5 b) - Thể thơ: 5 chữ/5 tiếng 0,25 - Các phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả 0,5 c) - Biện pháp tu từ đảo ngữ: mọc 0,5 - Tác dụng: + Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 0,25 + Nhấn mạnh dáng vẻ, trạng thái của bông hoa đang dần vươn lên, 0,25 trỗi dậy, xòe nở trên mặt nước xanh của dòng sông xuân. + Gợi sức sống mãnh liệt, tràn trề của thiên nhiên, đất trời trong mùa 0,25 xuân. HDC: HS diễn đạt bằng các từ ngữ tương đương vẫn đạt điểm tối đa. 2 2,0 * Về hình thức - Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, độ dài khoảng 10 - 12 câu. - Trình bày mạch lạc, chuẩn chính tả, ngữ pháp. * Về nội dung Mở đoạn: Dẫn dắt và giới thiệu ý nghĩa của ước mơ đối với mỗi người. 0,25 HDC: HS có thể mở đoạn bằng nhiều cách nhưng giới thiệu được vấn đề nghị luận vẫn đạt điểm tối đa. Thân đoạn: - Ước mơ là gì? Ước mơ chính là những khao khát, mong muốn mà ta 0,25 luôn cố gắng để hiện thực hóa trong tương lai. - Ý nghĩa của ước mơ: 1,0 + Ước mơ cũng chính là kim chỉ nam cho những điều mà chúng ta đang cố gắng mỗi ngày để có thể đạt được.
  3. + Ước mơ giúp mỗi người có thể phát hiện ra những điều mới mẻ mà bản thân mỗi người chưa từng nghĩ mình sẽ làm được. + Có ước mơ là chúng ta có thêm động lực vượt qua những khó khăn, thử thách để vươn tới thành công. + Ước mơ giúp mọi người kết nối với nhau, giúp tạo cộng đồng những người chung khát vọng. + Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu ta biết ước mơ, biết phấn đấu. (HS trình bày dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp.) - Phê phán những người sống không có hoài bão, mơ ước… 0,25 Kết đoạn: Khẳng định lại ý nghĩa của ước mơ trong cuộc đời mỗi người 0,25 và rút ra bài học. (HDC: HS có cách diễn đạt tương đương vẫn đạt điểm tối đa.) 3 Cảm nhận về hai khổ thơ trong bài thơ Sang thu của tác giả Hữu 5,0 Thỉnh * Yêu cầu chung - Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học về một đoạn thơ: mở bài, thân bài, kết bài. - Xác định đúng vấn đề nghị luận: cảm xúc của nhà thơ trước những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của thiên nhiên đất trời trong khoảnh khắc giao mùa cuối hạ đầu thu. - Triển khai vấn đề thành các luận điểm rõ ràng, khoa học. Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc. * Yêu cầu cụ thể: HS có thể bộc lộ cảm nhận về đoạn thơ theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 1) Mở bài 0,5 - Giới thiệu về tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu. - Khái quát đoạn thơ (khổ 2 và 3 của bài thơ): Đoạn thơ thể hiện cảm xúc của nhà thơ trước những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của thiên nhiên đất trời trong khoảnh khắc giao mùa cuối hạ đầu thu. HDC: HS diễn đạt bằng nhiều cách nhưng giới thiệu được vấn đề nghị luận đạt điểm tối đa. 2) Thân bài a) Cảm nhận về nội dung:
  4. * Khổ 2: 1,5 - Sự biến chuyển của đất trời sang thu được tái hiện chân thực và sống động qua việc lựa chọn những hình ảnh đặc trưng: + Sông dềnh dàng: chảy êm đềm, nhẹ nhàng, chậm rãi…Chim vội vã: gấp gáp, khẩn trương di cư về phương Nam tránh rét…Tốc độ trái chiều, không đồng đều của sự vật đã tái hiện những biến chuyển của thiên nhiên, đất trời trong khoảnh khắc giao mùa. + Đám mây …vắt nửa mình sang thu: Gợi liên tưởng đến bước đi của thời gian, đám mây như một cây cầu đặc biệt để nối liền những ngày cuối hạ và đầu thu. => Khoảnh khắc giao mùa hiện lên tinh tế, sống động qua nhưng câu thơ giàu chất tạo hình. Mùa thu đã đến gần hơn, rõ rệt hơn. - Cảm xúc của nhà thơ: + Say sưa cảm nhận những biến chuyển của đất trời lúc sang thu. + Sự tinh tế trong hồn thơ Hữu Thỉnh cũng như khả năng liên tưởng phong phú và tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống của ông. * Khổ 3: 1,5 - Những suy ngẫm đậm chất triết lí từ những biến chuyển của thiên nhiên, thời tiết lúc sang thu: + Hình ảnh: nắng, mưa, sấm kết hợp với những từ ngữ chỉ mức độ, ước lượng: vẫn còn, bao nhiêu, vơi, bớt được sắp xếp theo trình tự giảm dần, cho thấy dấu hiệu của mùa hạ đang nhạt dần và những dấu hiệu của mùa thu ngày một đậm nét hơn. + Ý nghĩa biểu tượng của các hình ảnh thơ: Sấm ẩn dụ cho những biến động, bất thường, thử thách trong cuộc đời của mỗi một con người. Hàng cây đứng tuổi là hình ảnh biểu tượng về những con người từng trải. + Nhà thơ gửi gắm triết lí: Con người ta khi đến tuổi trưởng thành sẽ bình tĩnh hơn, vững vàng hơn, bản lĩnh hơn trước những biến động của cuộc đời. - Cảm xúc của nhà thơ: suy tư, chiêm nghiệm về mùa thu đời người. b) Cảm nhận về nghệ thuật: 1,0 - Thể thơ năm chữ, giọng thơ êm ái, chậm rãi, nhẹ nhàng; hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hài hòa hình ảnh tả thực và liên tưởng độc đáo.
  5. - Nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, đối lập được sử dụng nhuần nhuyễn. 3) Kết bài 0,5 - Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ góp phần làm nên thành công của bài thơ Sang thu. - Đoạn thơ khơi gợi tình yêu thiên nhiên, yêu mùa thu. HDC: HS diễn đạt cách khác nhưng đảm bảo yêu cầu vẫn đạt điểm tối đa. Tổng điểm 10,0 *Lưu ý: Điểm hình thức bao gồm điểm từng câu. Khi chấm thực hiện không cho điểm hình thức. Nếu bài làm trình bày cẩu thả, sai từ 5 lỗi chính tả trở lên có thể trừ từ 0,25 đến 0,5 điểm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2