intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Don, Nam Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:17

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Don, Nam Trà My’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Don, Nam Trà My

  1. KHUNG MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA KÌ II - NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ Văn – Khối 9 Mức độ nhận thức TT Kỹ năng Nội dung/ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng Đơn vị kỹ (Số câu) (Số câu) (Số câu) (Số câu) năng 1 Đọc Văn bản “Tất 4 1 1 0 6 cả sức mạnh” Tỉ lệ % điểm 30 10 10 0 50 2 Viết Viết bài văn 1* 1* 1* 1* 1 nghị luận. Tỉ lệ % điểm 10% 20% 10% 10% 50% Tỉ lệ % điểm 70% 30% 100% các mức độ
  2. BẢNG ĐẶC TẢ KIỂM TRA GIỮA KÌ II - NĂM HỌC: 2023 - 2024 Môn: Ngữ Văn – Khối 9 Nội dung Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương Mức độ đánh TT /Đơn vị kiến Chủ đề giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao thức 1 Đọc hiểu: - Ngữ liệu: Nhận biết: 4 TL “Tất cả sức Văn bản - Xác định mạnh” “Tất cả sức được phương mạnh” thức biểu đạt chính và ngôi 1 TL kể. - Xác định được từ để liên kết câu. 1 TL - Xác định được thành phần biệt lập. Thông hiểu: Hiểu được ý nghĩa từ văn bản. Vận dụng: - Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) thể hiện suy nghĩ của em về vai trò của tự lập
  3. trong đời sống. 2 Viết: Văn nghị Nhận biết: luận Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Trình bày suy nghĩ của em về câu nói: “Ở trên đời, mọi 1 TL* 1 TL* 1 TL* 1 TL chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”. Tổng 4 TL 1 TL 1 TL 1 TL Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 70% 30% UBND HUYỆN NAM TRÀ MY KIỂM TRA GIỮA KỲ II TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ DON NĂM HỌC: 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn – Khối 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm 01 trang) Họ và tên học sinh:……………………………… Lớp………..SBD……………….. Điểm Nhận xét của giáo viên I. ĐỌC- HIỂU (5.0 điểm). Đọc văn bản sau và trả lời câu sau. TẤT CẢ SỨC MẠNH
  4. Có một cậu bé đang chơi ở đống cát trước sân. Khi đào một đường hầm trong đống cát cậu đụng phải một tảng đá lớn. Cậu loay hoay tìm cách đẩy nó ra. Dù đã dùng đủ mọi cách, cố hết sức, nhưng rốt cuộc, cậu vẫn không thể đẩy được tảng đá. Đã vậy, bàn tay cậu còn bị trầy xước, rớm máu. Cậu bật khóc rấm rứt trong thất vọng. Ngồi trong nhà lặng lẽ theo dõi mọi chuyện, người cha lúc này mới bước ra và nói: - Con trai, tại sao con không dùng hết sức mạnh của mình? Cậu bé thổn thức đáp: - Có mà! Con đã dùng hết sức rồi mà bố! - Không con trai, con đã không dùng đến tất cả sức mạnh của con. Con đã không nhờ bố giúp. Nói rồi người bố cúi xuống, cùng con, bới tảng đá ra, nhấc lên và vứt đi chỗ khác. (Theo báo Tuổi trẻ - Bùi Xuân Lộc phỏng dịch từ “Faith to Move Mountains”). Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. (0.5 điểm) Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Câu 3. (1.0 điểm) Tìm phép liên kết trong câu :“Nói rồi người bố cúi xuống, cùng con, bới tảng đá ra, nhấc lên và vứt đi chỗ khác”. Câu 4. (1.0 điểm) Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: “- Con trai, tại sao con không dùng hết sức mạnh của mình? Cậu bé thổn thức đáp: - Có mà! Con đã dùng hết sức rồi mà bố!” Câu 5. (1.0 điểm) Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản. Câu 6. (1.0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) thể hiện suy nghĩ của em về vai trò của tự lập trong đời sống. II. LÀM VĂN (5.0 ĐIỂM) Trình bày suy nghĩ của em về câu nói: “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”. ……HẾT…… * Lưu ý: - Học sinh làm bài vào giấy thi. - Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. UBND HUYỆN NAM TRÀ MY KIỂM TRA GIỮA KỲ II TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ DON NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn – khối 9
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm). Đáp án Điểm Câ u
  6. 1 - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0.5
  7. 2 - Ngôi kể: Thứ ba 0.5
  8. 3 - Phép nối: và 1.0
  9. 4 - Thành phần gọi - đáp: Con trai; Có mà! 1.0
  10. 5 Ý nghĩa văn bản: cần sống tự lập, dùng chính sức lực của bản thân để 1.0 vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Nhưng đôi khi, có những khó khăn, thử thách quá lớn khiến bản thân đã dùng hết sức lực của chính mình mà vẫn chưa thể vượt qua, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của những người xung quanh. Đồng thời, không nên nản chí, thất vọng khi bản thân gặp những khó khăn, thử thách trong cuộc sống và cần có lòng giúp đỡ người khác.
  11. Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) thể hiện suy nghĩ của em về vai trò của tự lập trong đời sống : HS có thể diễn đạt những ý sau: - Tự lập giúp chúng ta làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm 6 về những việc của mình đã và đang làm hằng ngày. Giúp chúng ta tự tin, bản lĩnh, không ngại những thử thách khó nhằn, giải quyết các công việc/học tập một cách hiệu quả, tự làm chủ được cuộc sống. - Tự lập chính là nhân tố thúc đẩy mỗi con người tự mình vượt qua mọi rào cản, bứt phá vòng an toàn của bản thân để thành công. - Khi có được tính tự lập, chúng ta sẽ trở nên có ý thức trách nhiệm với bản thân mình, biết tự lập kế họach, tự hành động, tự vượt qua khó khăn. Cùng với đó, sự tự lập cũng kích thích sự sáng tạo của con người, nhận thức toàn diện, bao quát hơn về mọi mặt, mọi vấn đề xã hội. - Mức 1: Học sinh trình bày nội dung đầy đủ, hợp lí, thuyết phục. 1.0 - Mức 2: Học sinh trình bày nội dung phù hợp nhưng chưa đầy đủ, 0.75 chưa thuyết phục. - Mức 3: Học sinh trình bày được nội dung phù hợp nhưng còn 0.5 chung chung, sơ sài. - Mức 4: Học sinh trình bày được 1 khía cạnh của nội dung vấn đề. 0.25 - Mức 5: Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng với yêu cầu 0 của đề. II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm). Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Yêu cầu chung Hiểu đúng đề: Nghị luận về hành vi gian lận trong thi cử của học sinh. - Học sinh viết được bài văn nghị luận theo yêu cầu. - Xác định cấu trúc của văn bản (3 phần), dự định phân đoạn và cách trình bày các đoạn văn. - Thực hiện 4 bước tạo lập văn bản.
  12. 2. Yêu cầu cụ thể. a. Đảm bảo các phần của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện: Trình bày 0.25 đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. b. Xác định đúng đối tượng nghị luận: Trình bày suy nghĩ của em về câu nói: “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của 0.25 mình đủ lớn”. c.Viết bài: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: 1. Mở bài: - Giới thiệu về câu nói: Ở trên đời mọi chuyện đều không có gì khó khăn 0.5 nếu ước mơ của mình đủ lớn. 2. Thân bài: 3.0 * Giải thích - Khó khăn: những trở ngại mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống. Nó thường không được suôn sẻ, thuận lợi. - Ước mơ: mong muốn, khao khát, ước ao hướng tới và có được những điều tốt đẹp. - Ước mơ đủ lớn: là ước mơ bắt đầu từ những điều nhỏ bé, giản dị được nuôi dưỡng và trở thành hiện thực. Nói cách khác đó là ước mơ mà bản thân có thể thực hiện được. - Ý nghĩa câu nói: Câu nói đề cao ước mơ của mỗi con người. ước mơ sẽ trở thành hiện thực nếu chúng ta có niềm tin, sự kiên trì và ý chí phấn đấu. * Phân tích, chứng minh - Mỗi chúng ta đều có một ước mơ cho riêng mình. Đó có thể là ước mơ bình dị, giản đơn nhưng cũng có thể là ước mơ lớn lao. - Để biến ước mơ trở thành hiện thực thì phải trải qua chặng đường đầy khó khăn, chông gai. - Ước mơ đủ lớn sẽ giúp chúng ta có động lực để vượt qua mọi trở ngại để đạt được điều mình mong muốn. - Khi ước mơ đủ lớn cũng là khi chúng ta biết cố gắng và dốc hết sức mình để thực hiện ước mơ ấy. - Không phải ước mơ nào cũng có thể trở thành sự thật nhưng chỉ cần chúng ta biết cố gắng thì chúng ta sẽ không phải hối hận.
  13. * Bàn luận - Khẳng định tính đúng đắn của câu nói trên. - Có ước mơ thì con người mới có động lực, đích đến để cố gắng, phấn đấu. - Không có ước mơ, cuộc sống trở nên nhàm chán, tẻ nhạt. - Phê phán những người sống mà không có ước mơ hoặc có ước mơ nhưng lại không đủ niềm tin, ý chí và sự cố gắng để thực hiện. * Bài học - Sống có ước mơ, lí tưởng. - Cố gắng hết mình để thực hiện ước mơ ấy. - Rèn luyện, học tập thật tốt, trau dồi kĩ năng cần thiết nhằm mục đích có được hành trang tốt nhất để biến ước mơ thành hiện thực. c. Kết bài - Khẳng định tầm quan trọng của ước mơ đối với mỗi con người. 0.5 * Lưu ý: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo các nội dung trên. Giáo viên cần linh hoạt khi chấm bài của học sinh. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sự sáng tạo trong xây dựng trình tự 0.25 hợp lí, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về nội dung nghị luận. Bài viết có nội dung sâu sắc, thuyết phục, thể hiện kĩ năng nghị luận tốt, 4-5 vận dụng linh hoạt các minh chứng, luận điểm, luận cứ. Có thể mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, chính tả. Bài viết rõ trọng tâm nhưng chưa sâu. Còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ, 2-3 chính tả. Chưa biết cách làm bài, nội dung sơ sài, diễn đạt lủng củng. Còn mắc 1 nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả. Không viết bài hoặc lạc đề. 0 *LƯU Ý: ĐỐI VỚI HỌC SINH KHUYẾT TẬT HỌC TẬP
  14. I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm). Câ Đáp án Điểm u 1 - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0.5 2 - Ngôi kể: Thứ ba 0.5 3 - Phép nối: và 1.0 4 - Thành phần gọi - đáp: Con trai; Có mà! 1.0 5 Ý nghĩa văn bản: cần sống tự lập, dùng chính sức lực của bản thân 1.0 để vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Nhưng đôi khi, cần nhờ đến sự giúp đỡ của những người xung quanh. Đồng thời, không nên nản chí, khi bản thân gặp những khó khăn, thử thách trong cuộc sống và cần có lòng giúp đỡ người khác. Viết một đoạn văn (khoảng 4-6 dòng) thể hiện suy nghĩ của em về vai trò của tự lập trong đời sống : HS có thể diễn đạt những ý sau: - Tự lập giúp chúng ta làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm 1.0 6 về những việc của mình đã và đang làm hằng ngày. Giúp chúng ta tự tin, bản lĩnh, không ngại những thử thách khó nhằn, giải quyết các công việc. - Tự lập chính là nhân tố thúc đẩy mỗi con người tự mình vượt qua mọi rào cản, bứt phá vòng an toàn của bản thân để thành công. - Khi có được tính tự lập, chúng ta sẽ trở nên có ý thức trách nhiệm với bản thân mình, biết tự lập kế họach, tự hành động, tự vượt qua khó khăn. Cùng với đó, sự tự lập cũng kích thích sự sáng tạo của con người, nhận thức toàn diện, mọi vấn đề xã hội. II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm). Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Yêu cầu chung
  15. Hiểu đúng đề: Nghị luận về hành vi gian lận trong thi cử của học sinh. - Học sinh viết được bài văn nghị luận theo yêu cầu. - Xác định cấu trúc của văn bản (3 phần), dự định phân đoạn và cách trình bày các đoạn văn. - Thực hiện 4 bước tạo lập văn bản. 2. Yêu cầu cụ thể. a. Đảm bảo các phần của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện: Trình bày 0.25 đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. b. Xác định đúng đối tượng nghị luận: Trình bày suy nghĩ của em về câu nói: “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của 0.25 mình đủ lớn”. c.Viết bài: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: - Ước mơ: mong muốn, khao khát, ước ao hướng tới và có được những điều tốt đẹp. 0.5 - Ước mơ đủ lớn: là ước mơ bắt đầu từ những điều nhỏ bé, giản dị được nuôi dưỡng và trở thành hiện thực. Nói cách khác đó là ước mơ mà bản thân có thể thực hiện được. 3.0 - Ý nghĩa câu nói: Câu nói đề cao ước mơ của mỗi con người. ước mơ sẽ trở thành hiện thực nếu chúng ta có niềm tin, sự kiên trì và ý chí phấn đấu. * Phân tích, chứng minh - Mỗi chúng ta đều có một ước mơ cho riêng mình. Đó có thể là ước mơ bình dị, giản đơn nhưng cũng có thể là ước mơ lớn lao. - Để biến ước mơ trở thành hiện thực thì phải trải qua chặng đường đầy khó khăn, chông gai. - Ước mơ đủ lớn sẽ giúp chúng ta có động lực để vượt qua mọi trở ngại để đạt được điều mình mong muốn. - Khi ước mơ đủ lớn cũng là khi chúng ta biết cố gắng và dốc hết sức mình để thực hiện ước mơ ấy. - Không phải ước mơ nào cũng có thể trở thành sự thật nhưng chỉ cần chúng ta biết cố gắng thì chúng ta sẽ không phải hối hận. * Bàn luận - Khẳng định tính đúng đắn của câu nói trên. - Có ước mơ thì con người mới có động lực, đích đến để cố gắng, phấn
  16. đấu. - Không có ước mơ, cuộc sống trở nên nhàm chán, tẻ nhạt. - Phê phán những người sống mà không có ước mơ hoặc có ước mơ nhưng lại không đủ niềm tin, ý chí và sự cố gắng để thực hiện. * Bài học - Sống có ước mơ, lí tưởng. - Cố gắng hết mình để thực hiện ước mơ ấy. - Rèn luyện, học tập thật tốt, trau dồi kĩ năng cần thiết nhằm mục đích có được hành trang tốt nhất để biến ước mơ thành hiện thực. c. Kết bài - Khẳng định tầm quan trọng của ước mơ đối với mỗi con người. * Lưu ý: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo các nội dung trên. Giáo viên cần linh hoạt khi chấm bài của học sinh. 0.5 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sự sáng tạo trong xây dựng trình tự 0.25 hợp lí, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về nội dung nghị luận. Bài viết có nội dung sâu sắc, thuyết phục, thể hiện kĩ năng nghị luận tốt, 4-5 vận dụng linh hoạt các minh chứng, luận điểm, luận cứ. Có thể mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, chính tả. Bài viết rõ trọng tâm nhưng chưa sâu. Còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ, 2-3 chính tả.
  17. Chưa biết cách làm bài, nội dung sơ sài, diễn đạt lủng củng. Còn mắc 1 nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả. Không viết bài hoặc lạc đề. 0 (Trên đây là những định hướng, trong quá trình chấm bài giáo viên có thể linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm của học sinh sao cho chính xác, hợp lí. Cần trân trọng những bài viết có những ý tưởng độc đáo, giàu chất sáng tạo.) TM. HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN NGƯỜI RA ĐỀ VÀ IN SAO ĐỀ THI CHỦ TỊCH Nguyễn Thị Thu Trịnh Thị Tuyết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2