Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Leng, Nam Trà My
lượt xem 1
download
Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Leng, Nam Trà My”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Leng, Nam Trà My
- UBND HUYỆN NAM TRÀ MY MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ LENG Năm học: 2023- 2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 T Kĩ năng Nội dung/đơn vị Mức độ nhận thức Tổng % T kĩ năng Nhận Thông Vận Vận điểm biết hiểu dụng dụng cao 1 Đọc hiểu Văn nghị luận Số câu 4 1 1 6 Tỉ lệ % 30 10 10 50 điểm 2 Viết Nghị luân về tác phẩm truyện Số câu 1* 1* 1* 1* 1 Tỉ lệ % 10 20 10 10 50 điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100
- UBND HUYỆN NAM TRÀ MY BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ LENG Năm học: 2023- 2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Số câu hỏi theo mức độ nhận Chương Mức độ đánh giá thức T / Nội dung/Đơn Thông Vận T vị kiến thức Nhận Vận Chủ đề hiểu dụng biết dụng cao 1 Đọc hiểu Văn nghị luận * Nhận biết: - Nhận biết được thể loại. - Nhận biết vấn đề nghị luận, phép liên kết, yếu tố nghị luận. 4 TL 1 TL 1 TL * Thông hiểu: - Hiểu được nội dung văn bản. * Vận dụng: Thể hiện được ý kiến, quan điểm về những vấn đề đặt ra trong ngữ liệu. 2 Viết Nghị luân về Nhận biết: Nhận biết tác phẩm được yêu cầu của đề về truyện kiểu viết bài văn Nghị luân về tác phẩm truyện. Thông hiểu: về nội dung, hình thức, cách viết bài văn. Vận dụng: Viết được bài văn theo yêu cầu về độ 1* 1* 1* 1TL dài. Bố cục rõ ràng, mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, làm sáng tỏ vấn đề. Vận dụng cao: Viết được bài văn hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. Tổng 4 TL 1 TL 1 TL 1 TL Tỉ lệ % 30 10 10 50 Tỉ lệ chung 50 50 UBND HUYỆN NAM TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
- TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ LENG Năm học: 2023 - 2024 Môn: Ngữ Văn – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 01 trang) Phần I. ĐỌC- HIỂU: (5,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: THỜI GIAN LÀ VÀNG Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá trị mà thời gian là vô giá. Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết. Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại. Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hoá đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ. Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp. (Phương Liên) Câu 1. (0,5 điểm): Xác định vấn đề nghị luận ở văn bản trên. Câu 2. (0,5 điểm): Xác định thành phần khởi ngữ trong câu sau: “Trong kinh doanh, sản xuất hàng hoá đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.” Câu 3. (1.0 điểm): Xác định ngắn gọn các luận điểm chính của văn bản. Câu 4. (1.0 điểm): Xác định phép liên kết và chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết trong các câu sau: “Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá trị mà thời gian là vô giá.” Câu 5. (1.0 điểm): Trình bày nội dung chính của văn bản trên. Câu 6. (1.0 điểm): Hãy viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của mình về đoạn văn sau: “Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.” Phần II. LÀM VĂN: (5.0 điểm) Nhận xét về truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, có ý kiến cho rằng: “Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp ý nghĩa của cuộc sống, của lao động tự giác, về con người”. Qua nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. …………………….HẾT……………………… * Lưu ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA
- UBND HUYỆN NAM TRÀ MY GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ LENG Năm học: 2023 - 2024 Môn: Ngữ Văn – Lớp 9 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức trình bày. - Điểm lẻ mỗi câu và điểm toàn bài tính đến 0.25 điểm. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ I. ĐỌC- HIỂU: (5.0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm Câu 1 Vấn đề nghị luận: thời gian là vàng 0,5 điểm Câu 2 Thành phần khởi ngữ: Trong kinh doanh 0,5 điểm Câu 3 - Thời gian là sự sống 0,25 điểm - Thời gian là thắng lợi 0,25 điểm - Thời gian là tiền 0,25 điểm - Thời gian là tri thức 0,25 điểm Câu 4 - Phép liên kết: phép lặp 0,5 điểm - Từ ngữ thực hiện phép liên kết: + Thời gian 0,25 điểm + Vàng 0,25 điểm Câu 5 Nội dung: Giá trị của thời gian đối với cuộc sống con người. 1.0 điểm Câu 6 Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau. Song nội dung trả lời cần phải hợp lí, đảm bảo các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Sau đây là gợi ý: - Thời gian rất quý - Thời gian giúp ta có được tri thức - Phải sắp xếp thời gian hợp lý để học tập, tìm kiếm tri thức. - Phê phán những người không biết quý trọng, phung phí thời gian trong học tập và rèn luyện. * Cách cho điểm: - Định điểm theo các mức sau: Mức 1: nêu đầy đủ ý, hợp lí, có sức thuyết phục. 1.0 điểm Mức 2: nêu được 3 ý. 0.75 điểm Mức 3: nêu được 2 ý. 0.5 điểm Mức 4: không trả lời được. 0.0 điểm II. LÀM VĂN (5.0 điểm)
- Tiêu chí đánh giá Điểm *Yêu cầu chung: thí sinh biết vận dụng kiến thức và kĩ năng để viết bài văn Nghị luân về tác phẩm truyện . Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. *Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn: trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. - Phần mở bài: giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm; nêu được vấn đề 0,5 cần nghị luận. - Phần thân bài: trình bày được các luận điểm và đưa ra những dẫn chứng để làm rõ vấn đề. - Phần kết bài: khẳng định lại vấn đề cần nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 - Vẻ đẹp trong cuộc sống bình thường mà cao cả, tiêu biểu nhất là anh thanh niên. c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm phù hợp: Vận dụng tốt các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận. Học sinh có thể trình 3,0 bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý. c 1. Dẫn dắt vấn đề: Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ và hi sinh nhưng cũng thật trong 0,5 sáng, đẹp đẽ. Từ hình ảnh những con người ấy gợi lên cho ta những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao động tự giác, về con người và về nghệ thuật. c 2. Các luận điểm: 2,0 - Tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên. 0,5 - Đó là con người sống, làm việc một mình trên đỉnh núi cao mà không 0,5 cô đơn. Anh sống lạc quan yêu đời - trồng hoa, nuôi gà, đọc sách. - Đó là một người khiêm tốn; ham mê học hỏi. 0,5 - Một con người sống cởi mở, tốt bụng, luôn quan tâm đến mọi người 0,5 một cách chân thành, chu đáo. (dẫn chứng) - ... c 3. Khẳng định lại vấn đề: 0,5 - Tác phẩm thật sự là một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của người lao động bình thường mà cao cả. - Rút ra bài học cuộc sống cho bản thân. d. Sáng tạo: 0,5 - Văn nghị luận biết kết hợp các yếu tố tự sự và miêu tả, biểu cảm. - Bố cục rõ, không mắc lỗi diễn đạt mới ghi điểm tối đa các ý. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc đúng chính tả, dùng từ, 0,5 đặt câu.
- * Lưu ý : Tùy vào bài viết cụ thể của học sinh, giáo viên căn cứ vào hướng dẫn chấm, chấm điểm cho phù hợp, khuyến khích những bài viết giàu chất văn, có cảm xúc, có sự sáng tạo. Người ra đề Phạm Phú Đạt Duyệt đề của Tổ chuyên môn Duyệt của Hội đồng duyệt đề
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
86 p | 150 | 17
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 174 | 9
-
Bộ 23 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
25 p | 191 | 9
-
Bộ 22 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
23 p | 310 | 7
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 50 | 6
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 57 | 5
-
Bộ 18 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9
18 p | 140 | 5
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 39 | 4
-
Bộ 11 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
64 p | 51 | 4
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
39 p | 33 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p | 39 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 51 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 43 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
13 p | 61 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
27 p | 31 | 3
-
Bộ 14 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
76 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
7 p | 149 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn