intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS 19.8, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS 19.8, Bắc Trà My’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS 19.8, Bắc Trà My

  1. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA GIỮA KÌ II - NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS 19.8 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng số Lĩnh vực cao nội dung I. Đọc Ngữ liệu ngoài SGK: Câu chuyện về bốn 4 1 1 0 6 ngọn nến Tỉ lệ % điểm 30 % 10% 10 % / 50 % II. Viết 1 1 1 1 1 Bài văn nghị luận Tỉ lệ % điểm 10% 20% 10% 10% 50% Tỉ lệ% điểm các mức 40% 30% 20% 10% 100% độ Người ra đề Người duyệt đề Trần Thị Sáu
  2. BẢNG ĐẶC TẢ Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng số Lĩnh vực cao nội dung I. Đọc - Biết thể loại - Hiểu nội dung Rút ra được Ngữ liệu - Biết chi tiết tiêu của đoạn trích. bài học cho biểu trong truyện. bản thân. ngoài SGK: - Biết xác định Câu chuyện thành phần biệt lập. về bốn ngọn - Xác định được nến biện pháp tu từ. - Tỉ lệ % 30 % 10% 10 % 50% điểm II. Viết - Biết được yêu - Viết đúng về Bài làm có sử Viết được bài Bài văn cầu của đề về kiểu nội dung, về dụng các biện văn nghị nghị luận. bài nghị luận. hình thức (từ pháp nghệ luận. ngữ, diễn đạt, bố thuật, các yếu cục) tố miêu tả, tự sự, biểu cảm. - Tỉ lệ % 10% 20% 10% 10% 50% điểm Tỉ lệ% điểm 40% 30% 20% 10% 100% các mức độ Người ra đề Người duyệt đề Trần Thị Sáu
  3. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II - NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS 19.8 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC (5,0 điểm) Đọc đoạn ngữ liệu và trả lời các câu hỏi bên dưới Câu chuyện về bốn ngọn nến Trong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy. Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng. Ngọn nến thứ nhất nói: Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người. Ngọn nến thứ hai lên tiếng: Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi. Đến lượt mình, ngọn nến thứ ba nói: Tôi là hiện thân của tình yêu. Tôi mới thực sự quan trọng. Hãy thử xem cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu đi tình yêu? Đột nhiên, cánh cửa chợt mở tung, một cậu bé chạy vào phòng. Một cơn gió ùa theo làm tắt cả ba ngọn nến. "Tại sao cả ba ngọn nến lại tắt ?" - cậu bé sửng sốt nói. Rồi cậu bé òa lên khóc. Lúc này, ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: Đừng lo lắng, cậu bé. Khi tôi vẫn còn cháy thì vẫn có thể thắp sáng lại cả ba ngọn nến kia. Bởi vì, tôi chính là niềm hy vọng. Lau những giọt nước mắt còn đọng lại, cậu bé lần lượt thắp sáng lại những ngọn nến vừa tắt bằng ngọn lửa của niềm hy vọng. (Trích “Những bài học về cuộc sống”, NXB Thanh Niên, 2005) Câu 1. (0,5 điểm) Tìm thành phần biệt lập và cho biết đó là thành phần biệt lập nào trong đoạn văn sau:“Một cơn gió ùa theo làm tắt cả ba ngọn nến. "Tại sao cả ba ngọn nến lại tắt ?" - cậu bé sửng sốt nói. Rồi cậu bé òa lên khóc.” Câu 2. (0,5 điểm) Chỉ ra 2 biện pháp tu từ trong văn bản trên? Câu 3. (1,0 điểm) Ngọn nến hi vọng trong đoạn trích trên hiện thân cho điều gì? Câu 4. (1,0 điểm Em hiểu thế nào về lời thầm thì của ngọn nến thứ nhất: Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người? Câu 5. (1,0 điểm) Nêu nội dung chính của câu chuyện trên. Câu 6. (1,0 điểm) Thông điệp sâu sắc nhất mà em rút ra được từ văn bản trên. Vì sao? II. VIẾT (5,0 điểm) Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện mạng xã hội của giới trẻ hiện nay.
  4. -- Hết--- Người ra đề Người duyệt đề Trần Thị Sáu
  5. KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 9 A. Hướng dẫn chung - Giáo viên dựa vào yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá bài làm của học sinh. Cần vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm, tránh đếm ý cho điểm. Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết sâu sắc, sáng tạo trong nội dung và hình thức trình bày. - Việc chi tiết hóa nội dung cần đạt và điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với số điểm trong câu và tổng điểm toàn bài. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. B. Hướng dẫn cụ thể Phần I: ĐỌC (5, điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 -Thành phần biệt lập phụ chú: cậu bé sửng sốt nói 0,5 2 - HS chỉ ra 2 trong các biện pháp tu từ sau: Liệt kê, điệp cấu 0,5 trúc, hoặc nhân hóa... 3 Ngọn nến hi vọng trong đoạn trích trên hiện thân cho sự lạc 1,0 quan. 4 Ngọn nến thứ nhất cho rằng mình quan trọng bởi nó là hiện 1,0 thân của hòa bình. - Hòa bình là một nơi không có chiến tranh và chết chóc, nơi mọi người gắn bó với nhau cùng giúp đỡ nhau phát triển vì sự phồn vinh và hạnh phúc của nhân loại. - Hòa bình sẽ mang lại cuộc sống và hạnh phúc cho mỗi người, mỗi gia đình và xã hội. Khi con người được sống trong cảm giác yêu thương, hòa ái, an lạc, vô ưu sẽ tạo nên động lực mạnh mẽ cho con người sống, học tập và lao động cống hiến hết mình cho sự phát triển chung của nhân loại. - Nếu không có hòa bình con người phải sống trong đau thương, đói nghèo, bệnh tật, chia li chết chóc… HS nêu được 2 ý được 1,0 điểm, còn 1 ý 0,5 điểm Câu 5 (1,0 điểm) Mức 1 (1,0đ) Mức 2 (0,5đ) Mức 3 (0,0đ) HS nêu được HS nêu được: Đừng từ Trả lời không
  6. Đừng từ bỏ khát vọng, niềm tin, bỏ khát vọng, niềm tin, đúng yêu cầu hy vọng, bởi chính khát vọng, niềm hy vọng. của đề bài hoặc tin, hy vọng sẽ giúp chúng ta trở không trả lời. nên lạc quan hơn, sống biết hướng đến mục tiêu, lí tưởng cao đẹp. Câu 6 (1,0 điểm) Mức 1 (1,0 đ) Mức 2 (0,5đ) Mức 3 (0,0đ) (HS có thể rút ra những thông - Học sinh nêu được bài Học sinh không điệp khác nhau nhưng phải có học phù hợp, nhưng diễn trả lời hoặc trả căn cứ và thuyết phục) đạt chưa gọn rõ. lời không liên Yêu cầu quan: - Gọi tên thông điệp - Lý giải thuyết phục Sau đây là 1 số gợi ý: Thông điệp về hòa bình, về lòng trung thành, về tình yêu, về niềm hy vọng trong cuộc sống. Phần II: VIẾT (5,0 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm *Yêu cầu chung: - Bài văn đúng thể loại nghị luận. - Đảm bảo bố cục đầy đủ 3 phần. 0,25 - Có vận dụng các biện pháp nghệ thuật khác như miêu tả, tự sự, biểu cảm. *Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Luận điểm rõ ràng, có dẫn chứng lý lẽ phù hợp, lập luận chặt chẽ… 0,25 b. Mở bài: Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Bên cạnh những mặt tốt 0,5 mà mạng xã hội mang lại, thì việc lạm dụng nó sẽ dẫn đến hiện tượng nghiêm trọng đó là hiện tượng nghiện mạng xã hội trong giới trẻ hiện nay. c. Thân bài - Giải thích: mạng xã hội là gì? là một kênh thông tin xã hội của phương 0,5 tiện công nghệ. Tại đó, con người có thể trao đổi thông tin, tìm kiếm thông tin, dùng nó cho nhiều mục đích khác nhau.
  7. - Thực trạng: 0,5 + Nó trở thành một căn bệnh khó chữa của giới trẻ hiện nay + Quên ăn, quên ngủ, xao nhãng trong mọi công việc + Nhiều người trẻ hiện nay lâm vào tình trạng nghiện game. - Nguyên nhân: 0,5 Chủ quan: + Do con người không kiểm soát được bản thân, lười học ham chơi. + Do không kiểm soát được thời gian, không xác định được mục tiêu… Khách quan: + Do môi trường sống của thời đại CNTT bùng nổ mà giới trẻ chưa được trang bị những kiến thức, kĩ năng đầy đủ về hậu quả của việc sử dụng CNTT không đúng cách + Gia đình thiếu quan tâm hoặc giáo dục rèn luyện con chưa đúng cách… + Nhà trường và các tổ chức xã hội còn thiếu hoạt động tuyên truyền giáo dục… về vấn đề này - Hậu quả: 0,5 + Bỏ học, dẫn đến nhiều hành vi xấu khác như cướp vặt, đánh nhau… + Ảnh hưởng đến sức khỏe: gây cận thị, bệnh tự kỷ… - Biện pháp: 0,5 + Bản thân giới trẻ cần rèn luyện cho mình những kĩ năng kiến thức để sử dụng mạng xã hội hiệu quả. + Gia đình cần quan tâm, định hướng đúng đắn cho giới trẻ về mạng xã hội để tận dụng lợi ích của nó mang lại. + Nhà trường và các tổ chức xã hội cần tuyên truyền, tổ chức các buổi trải nghiệm … để hs sử dụng mạng xã hội đúng cách… d. Kết bài: 0,5 - Liên hệ: Bản thân cần biết sắp xếp thời gian học tập, giải trí cho phù hợp… - Mở rộng, kết luận lại vấn đề. e. Phân tích mạch lạc, trôi chảy, có dẫn chứng cụ thể, thuyết phục. 0,5 f . Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sự sáng tạo trong suy nghĩ về 0,5 loài cây, có liên hệ thơ văn mở rộng. Người ra đề Người duyệt đề
  8. Trần Thị Sáu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2