Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Hà Huy Tập, Châu Đức
lượt xem 2
download
Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Hà Huy Tập, Châu Đức’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Hà Huy Tập, Châu Đức
- PHÒNG GD&ĐT CHÂU ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II-NĂM HỌC: 2023-2024 TRƯỜNG THCS HÀ HUY TẬP Môn: Ngữ văn Lớp 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Thời gian là một dòng chảy thẳng, không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lại. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời, cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này; nền kinh tế tri thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấm thép, con tàu tốc hành của các nước phát triển, trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn kilômét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh, rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay. Giá trị là cần thiết những chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước”. (Phong cách sống của người đời, nhà báo Trường Giang, theo nguồn Internet) Câu 1. (1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính, và chỉ ra 01 phép liên kết về hình thức trong đoạn trích trên. Câu 2. (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về câu văn: “Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ”? Câu 3. (1,0 điểm) Thông qua đoạn trích trên, em hãy nêu ngắn gọn bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân. II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích trong phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về việc phải làm gì để không lãng phí thời gian. Câu 2. (5,0 điểm) Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
- ************Hết ************* PHÒNG GD&ĐT CHÂU ĐỨC HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HKII TRƯỜNG THCS HÀ HUY TẬP NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn Lớp 9 PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I Đọc – hiểu 3,0 1 -Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: 0,5 nghị luận. -01 phép liên kết về hình thức là phép lặp: Thời 0,5 gian 2 “Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, 1,0 chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ” Thời gian sẽ liên tục trôi qua mà không thể nào ngăn cản được; nó không phụ thuộc vào bất cứ điều gì. Dù bạn có nhanh hay chậm, thời gian vẫn sẽ cứ tuần hoàn trôi đi. 3 Bài học có ý nghĩa nhất: Con người cần biết quý 1,0 trọng thời gian, biết sử dụng quỹ thời gian của mình cho hợp lí để không bỏ lỡ các cơ hội trong cuộc đời hay hối tiếc vì những gì đã qua. II Tạo lập văn bản 7,0 1 Viết đoạn văn nghị luận: 2,0 1. Mở đoạn; Giới thiệu vấn đề 0,25 2. Thân đoạn Giải thích vấn đề. 0,5 - Lãng phí thời gian là sử dụng quỹ thời gian của mình không hợp lí, để thời gian trôi qua một cách vô ích.
- - Lãng phí thời gian là điều đáng chê trách, lãng phí thời gian cũng đồng nghĩa với việc lãng phí cuộc đời của chính mình. Bàn luận vấn đề: - Tại sao lãng phí thời gian lại đáng chê trách: Thời 0,75 gian vũ trụ là vô tận nhưng thời gian cho một đời người là hữu hạn. Nếu lãng phí thời gian bạn sẽ không làm gì được cho cuộc đời của chính mình và cho xã hội. - Nguyên nhân con người thường lãng phí thời gian: Con người mải miết rong chơi. Con người chưa biết quản lí quỹ thời gian hợp lí. - Biện pháp khắc phục và sử dụng quỹ thời gian hợp lí: + Mỗi người cần tự nhận thức được giá trị của thời gian với cuộc đời để từ đó biết quý trọng thời gian mình có. + Lập thời gian biểu để sử dụng thời gian hợp lí. + Tận dụng tối đa thời gian để học tập và làm việc. + Tạo bản thân có thói quen làm việc đúng giờ. Liên hệ bản thân: Em đã làm gì để sử dụng quỹ 0,25 thời gian của mình hợp lí? 3. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề 0,25 2 Viết bài văn nghị luận văn học: 5,0 I. Mở bài - Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác 0,5 phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”. - Đặc biệt, tác giả đã khắc họa thành công vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn. II. Thân bài 1. Khái quát chung: 0,5 - Hoàn cảnh sáng tác: + Riêng: Mùa hè 1970 sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai
- + Chung: Miền Bắc đang xây dựng CNXH (vừa làm nhiệm vụ của hậu phương chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam, vừa chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ. - Tóm tắt truyện: 5-7 dòng - Cốt truyện đơn giản: xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. 2. Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên a. Hoàn cảnh sống và công việc khó khăn gian 1,0 khổ: - Hoàn cảnh sống và làm việc: + Hoàn cảnh sống: trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m-> gian khổ, vất vả + Công việc: Công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu + Nhiệm vụ: đo gió, đo mưa, tính mây, tính nắng …. -> đòi hỏi chính xác, tỉ mỉ… b. Vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn cao quý 1,5 * Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm với công việc - Yêu nghề: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi...nếu cất đi cháu buồn đến chết mất” -> Anh tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc, tình yêu và niềm đam mê công việc. - Tinh thần trách nhiệm: Nửa đêm, đúng giờ ốp thì dù mưa tuyết, gió rét vẫn trở dậy làm việc-> Vượt qua khó khăn, gian khổ để hoàn thành công việc. * Tâm hồn lạc quan, biết sắp xếp công việc, cuộc sống khoa học, gọn gàng, ngăn nắp. - Căn nhà ba gian sạch sẽ, đồ đạc được kê xếp gọn gàng, ngăn nắp. - Ngoài giờ làm việc, anh trồng hoa, nuôi gà, đọc sách, coi sách là bạn. -> Tự tìm niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống. * Cởi mở, chân thành, hiếu khách - Anh đón khách niềm nở, chia sẻ cởi mở những suy nghĩ về cuộc sống và công việc của mình. - Pha trà mời khách, biếu ông họa sĩ làn trứng, cô kĩ sư bó hoa để nhớ buổi đầu gặp mặt=> Người con
- trai đáng yêu thật. * Khiêm tốn, có ý thức hoàn thiện bản thân: - Ông họa sĩ vẽ chân dung nhưng anh từ chối, giới thiệu người khác xứng đáng hơn. - Anh cảm thấy đóng góp của mình còn nhỏ bé. * Biết quan tâm chu đáo đến người khác: - Biếu bác lái xe củ tam thất khi biết bác gái bị ốm. - Biếu ông họa sĩ làn trứng, cô kĩ sư bó hoa…. 3. Đánh giá, mở rộng: * Đánh giá: 1,0 - Nhân vật ATN là đại diện cho vẻ đẹp của người lao động đang ngày đêm lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho đất nước. “Nếu là con chim……. nhận riêng mình (Tố Hữu) - Nghệ thuật: + Nhân vật chính được tái hiện qua nhiều điểm nhìn: Ông họa sĩ, cô kĩ sư …. + Cách đặt tên cho nhân vật: Được gọi bằng danh từ chung anh thanh niên, …xây dựng cốt truyên, tình huống nhẹ nhàng, hợp lí. + Truyện đậm chất thơ (chất trữ tình): toát lên từ vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Sa Pa. III. Kết bài - Khẳng định vẻ đẹp của hình tượng nhân vật anh 0,5 thanh niên tiêu biểu cho những người lao động bình dị đang cống hiến lặng thầm cho đất nước. - Tác phẩm khơi dậy khát vọng sống cao cả cho người đọc: Sống có lí tưởng, sống đẹp, sống có ích “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. (Tố Hữu) Lưu ý : GV chấm cần động viên, khuyến khích cho điểm tối đa với bài làm có tính sáng tạo, thể hiện được cảm xúc riêng của người viết. Duyệt của tổ chuyên môn Người ra đề
- Phạm Thanh Dũng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
86 p | 150 | 17
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 172 | 9
-
Bộ 23 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
25 p | 191 | 9
-
Bộ 22 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
23 p | 310 | 7
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 50 | 6
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 57 | 5
-
Bộ 18 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9
18 p | 140 | 5
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 39 | 4
-
Bộ 11 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
64 p | 51 | 4
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
39 p | 33 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p | 39 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 51 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 43 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
13 p | 61 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
27 p | 31 | 3
-
Bộ 14 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
76 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
7 p | 149 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn