Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Châu Đức
lượt xem 2
download
Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Châu Đức’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Châu Đức
- UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG Năm học 2023-2024 Môn Ngữ văn lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Thời gian là một dòng chảy thẳng, không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lại. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời, cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này; nền kinh tế tri thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấm thép, con tàu tốc hành của các nước phát triển, trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn kilômét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh, rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay. Giá trị là cần thiết những chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước. (Phong cách sống của người đời, nhà báo Trường Giang, theo nguồn Internet) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2 (1,0 điểm): Xác định 01 phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích, chỉ ra từ ngữ thể hiện phép liên kết đó và nêu tác dụng? Câu 3 (1,5 điểm): Thông qua đoạn trích trên, em hãy nêu ngắn gọn bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân. II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Từ đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng một trang giấy thi) trả lời câu hỏi: Làm thế nào để không lãng phí thời gian? Câu 2: (5,0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. ……………… HẾT ………………
- ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 9- NĂM HỌC: 2023 - 2024 I/ HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên vận dụng hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần khuyến khích những bài làm thể hiện rõ sự sáng tạo. - Giáo viên cần đánh giá bài của học sinh một cách tổng thể từng câu và cả bài , không đếm ý cho điểm, đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng. - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giáo viên có thể thống nhất và định ra những ý chi tiết và thang điểm cụ thể hơn. II HƯỚNG DẪN CỤ THỂ. I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: nghị luận. 0.5 2 Một phép liên kết về hình thức : Phép lặp; từ ngữ thể hiện: Thời gian; 1.0 Tác dụng: phải biết quý trọng thời gian 3 Bài học có ý nghĩa nhất: Con người cần biết quý trọng thời gian, biết sử dụng quỹ 1.5 thời gian của mình cho hợp lí để không bỏ lỡ các cơ hội trong cuộc đời hay hối tiếc vì những gì đã qua. II. PHẦN TẬP LÀM VĂN Nội dung Điểm Câu 1 (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) trả lời câu hỏi: Làm thế nào để không lãng phí thời gian? *Yêu cầu: đoạn văn (khoảng một trang giấy thi) *Nội dung : HS trình bày các ý cơ bản sau: - Sử dụng thời gian một cách hợp lý. - Để không lãng phí thời gian chúng ta hãy làm nhiều việc có ích. 2.0 - Đừng đắm chìm vào thế giới ảo và các thiết bị thông minh, đừng ngủ nướng bởi như thế bạn đang khiến thời gian của mình trôi qua trong vô ích. - Ghi lại lượng thời gian mà bạn đã lãng phí. Bạn sẽ cảm thấy vô cùng hối tiếc vì có khi lượng thời gian đó đủ để bạn thực hiện một kế hoạch lớn lao nào đó của cuộc đời . Câu 2 ( 5 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. * Hình thức: Một bài văn có bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ, văn phong mạch lạc, có cảm xúc, ngôn ngữ trong sáng, có sự liên kết câu. Lập luận chặt chẽ, sáng tạo, không mắc lỗi chính tả, chữ viết cẩn thận. * Nội dung: HS có thể có những cách diễn đạt khác nhau song cần đảm bảo những ý chính sau:
- DÀN BÀI THAM KHẢO 1 Mở bài: Giới thiệu tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long và nêu cảm nhận, ý kiến khái quát về nhân vật anh thanh niên. 2 Thân bài: 1.0 * Khái quát công việc của anh thanh niên: - Nghề nghiệp: kỹ sư khí tượng. - Địa điểm: “trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m”. - Nhiệm vụ của anh thanh niên: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt 0.5 đất, dự báo trước thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. - Công việc của anh thanh niên rất quan trọng vì nó ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới mọi hoạt động trong đời sống của con người. *Là người yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Làm việc một mình trên đỉnh núi cao trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, phải chấp 0.75 nhận cuộc sống cô đơn nhưng anh luôn hoàn thành tốt công việc của mình. * Biết tạo cho mình đời sống phong phú, tổ chức cuộc sống gọn gàng, ngăn nắp. 0.75 - Trồng hoa, nuôi gà, đọc sách. - Nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp… * Hiếu khách: Vui vẻ, vồn vã đón khách lên nhà chơi, nấu chè mọi người cùng uống, hái hoa tặng 0.75 cô gái trẻ,biếu củ tam thất tặng bác lái xe, luộc trứng cho mọi người ăn khi đi trên đường… 0.75 * Khiêm tốn: Nói về công việc của mình anh rất khiêm tốn. Khi biết người họa sĩ vẽ mình anh đã nói: “Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng vẽ hơn”… * Đánh giá về nghệ thuật - Sử dụng đối thoại, để nhân vật tự kể về công việc của mình một cách tỉ mỉ, chân thực, khiến người đọc dễ hình dung. 1.0 - Các biện pháp nhân hóa, so sánh được dùng rất sinh động và sáng tạo. - Khắc họa nhân vật qua những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu sức gợi. 3) Kết bài: Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên. - Liên hệ thế hệ trẻ hiện nay. -Thang điểm: Điểm 5 - Hình thức: Một bài văn có bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ, văn phong mạch lạc, có cảm xúc, ngôn ngữ trong sáng, có sự liên kết câu. Lập luận chặt chẽ, sáng tạo, không mắc lỗi chính tả, chữ viết cẩn thận. - Nội dung: HS có thể có những cách diễn đạt khác nhau, sắp xếp ý song cần đảm bảo những ý chính trên. Điểm 4- 5
- + Bài đi đúng hướng, đúng hình thức, văn phong rõ ràng, văn viết có cảm xúc, có thể còn mắc lỗi nhỏ… Điểm 2-3 + Bài nêu thiếu ý, chưa phân tích cụ thể được một số nội dung, dẫn chứng còn thiếu, còn mắc lỗi diễn đạt... Điểm 1 + Bài làm còn sơ sài, diễn đạt lủng củng, văn viết chưa có sức thuyết phục.... (GV căn cứ cụ thể bài viết của HS để cho điểm phù hợp)
- ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 9- NĂM HỌC: 2023 - 2024 I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: nghị luận. 0.5 2 Một phép liên kết về hình thức : Phép lặp; từ ngữ thể hiện: Thời gian; 1.0 Tác dụng: phải biết quý trọng thời gian 3 Bài học có ý nghĩa nhất: Con người cần biết quý trọng thời gian, biết sử dụng quỹ thời gian của mình 1.5 cho hợp lí để không bỏ lỡ các cơ hội trong cuộc đời hay hối tiếc vì những gì đã qua. II. PHẦN TẬP LÀM VĂN Nội dung Điểm Câu 1 (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) trả lời câu hỏi: Làm thế nào để không lãng phí thời gian? *Yêu cầu: đoạn văn (khoảng một trang giấy thi) *Nội dung : HS trình bày các ý cơ bản sau: - Sử dụng thời gian một cách hợp lý. - Để không lãng phí thời gian chúng ta hãy làm nhiều việc có ích. - Đừng đắm chìm vào thế giới ảo và các thiết bị thông minh, đừng ngủ nướng bởi như thế bạn đang 2.0 khiến thời gian của mình trôi qua trong vô ích. - Ghi lại lượng thời gian mà bạn đã lãng phí. Bạn sẽ cảm thấy vô cùng hối tiếc vì có khi lượng thời gian đó đủ để bạn thực hiện một kế hoạch lớn lao nào đó của cuộc đời . Câu 2 ( 5 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. * Hình thức: Một bài văn có bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ, văn phong mạch lạc, có cảm xúc, ngôn ngữ trong sáng, có sự liên kết câu. Lập luận chặt chẽ, sáng tạo, không mắc lỗi chính tả, chữ viết cẩn thận. * Nội dung: HS có thể có những cách diễn đạt khác nhau song cần đảm bảo những ý chính sau: DÀN BÀI THAM KHẢO 1 Mở bài: Giới thiệu tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long và nêu cảm nhận, ý kiến khái quát về nhân vật anh thanh niên. 2 Thân bài: * Khái quát công việc của anh thanh niên: - Nghề nghiệp: kỹ sư khí tượng. - Địa điểm: “trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m”. - Nhiệm vụ của anh thanh niên: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. - Công việc của anh thanh niên rất quan trọng vì nó ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới mọi hoạt động trong đời sống của con người. 1.0 *Là người yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Làm việc một mình trên đỉnh núi cao trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, phải chấp nhận cuộc sống cô đơn nhưng anh luôn hoàn thành tốt công việc của mình. * Biết tạo cho mình đời sống phong phú, tổ chức cuộc sống gọn gàng, ngăn nắp. - Trồng hoa, nuôi gà, đọc sách. - Nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp… 0.5 * Hiếu khách: Vui vẻ, vồn vã đón khách lên nhà chơi, nấu chè mọi người cùng uống, hái hoa tặng cô gái trẻ,biếu củ tam thất tặng bác lái xe, luộc trứng cho mọi người ăn khi đi trên đường… * Khiêm tốn:
- Nói về công việc của mình anh rất khiêm tốn. Khi biết người họa sĩ vẽ mình anh đã nói: “Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng vẽ hơn”… 0.75 * Đánh giá về nghệ thuật - Sử dụng đối thoại, để nhân vật tự kể về công việc của mình một cách tỉ mỉ, chân thực, khiến người đọc dễ hình dung. 0.75 - Các biện pháp nhân hóa, so sánh được dùng rất sinh động và sáng tạo. - Khắc họa nhân vật qua những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu sức gợi. 3) Kết bài: Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên. - Liên hệ thế hệ trẻ hiện nay. -Thang điểm: Điểm 5 0.75 - Hình thức: Một bài văn có bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ, văn phong mạch lạc, có cảm xúc, ngôn ngữ trong sáng, có sự liên kết câu. Lập luận chặt chẽ, sáng tạo, không mắc lỗi chính tả, chữ viết cẩn thận. - Nội dung: HS có thể có những cách diễn đạt khác nhau, sắp xếp ý song cần đảm bảo những ý 0.75 chính trên. Điểm 4- 5 + Bài đi đúng hướng, đúng hình thức, văn phong rõ ràng, văn viết có cảm xúc, có thể còn mắc lỗi nhỏ… Điểm 2-3 + Bài nêu thiếu ý, chưa phân tích cụ thể được một số nội dung, dẫn chứng còn thiếu, còn mắc lỗi diễn đạt... Điểm 1: + Bài làm còn sơ sài, diễn đạt lủng củng, văn viết chưa có sức thuyết phục.... (GV căn cứ cụ thể bài viết của HS để cho điểm phù hợp) 1.0
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 174 | 9
-
Bộ 23 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
25 p | 191 | 9
-
Bộ 22 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
23 p | 310 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 68 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 56 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Long
4 p | 48 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 - Trường Tiểu học Hòa Bình 1
3 p | 58 | 5
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 75 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Thành
4 p | 51 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 61 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 73 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 108 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Đại An
3 p | 43 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
13 p | 61 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 66 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Thạch Bằng
6 p | 32 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Thành B
4 p | 46 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 81 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn