intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II Năm học 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn 9 ĐỀ CHÍNH THỨC – SỐ 1 Thời gian: 90 phút Ngày thi: 7/3/2024 Phần I (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần… (Ngữ văn 9, tập Hai, NXB Giáo dục, năm 2020) Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Do ai sáng tác? Câu 2. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản có chứa đoạn trích trên và chỉ ra một phép liên kết về hình thức được dùng trong đoạn. Câu 3. Từ văn bản trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi để làm rõ: Đọc sách giúp ta trưởng thành cả về trí tuệ và nhân cách. Phần II (6 điểm) Bài thơ “Viếng lăng Bác” là tiếng lòng thành kính, xót thương vô hạn Viễn Phương dâng lên Người. Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Câu 2. Trong câu đầu của khổ thơ thứ nhất, cách dùng từ ngữ xưng hô của Viễn Phương có gì đặc biệt? Chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ đó trong việc biểu đạt tình cảm của nhà thơ. Câu 3. Bằng một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, em hãy làm rõ cảm xúc của nhà thơ khi vừa đặt chân đến lăng Bác. Trong đoạn có sử dụng một câu có khởi ngữ và một phép lặp để liên kết câu. (gạch chân, chỉ rõ từ ngữ dùng làm khởi ngữ và phép lặp) Câu 4. Hình ảnh tre đã trở nên quen thuộc với con người Việt Nam trong đời sống và văn chương. Hãy ghi lại tên một tác phẩm đã học ở chương trình Ngữ văn THCS cũng xuất hiện hình ảnh tre. Nêu rõ tên tác giả.
  2. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM + BIỂU ĐIỂM Năm học 2023 – 2024 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II ĐỀ CHÍNH THỨC – SỐ 1 Môn: Ngữ văn 9 Câu Nội dung Điểm Phần I (4 điểm) Câu 1 - Văn bản: Bàn về đọc sách 0.5đ (1 điểm) - Tác giả: Chu Quang Tiềm 0.5đ Câu 2 - Phương thức biểu đạt 0.5đ (1 điểm) chính: Nghị luận 0.5đ - HS gọi tên và chỉ ra được một trong các phép liên kết về hình thức sau: + phép lặp (đọc, nếu, không, mười quyển sách, mười…) + phép trái nghĩa (quan trọng nhất >< không quan trọng)… Câu 3 HS cần đảm bảo các yêu cầu (2 điểm) sau: 0.5đ a) Về hình thức: đúng hình thức 1 đoạn văn, đủ dung lượng, diễn đạt mạch lạc, trôi 0.25đ chảy, không mắc lỗi chính tả b) Về nội dung: 0.75đ * Giải thích được khái niệm sách (là kho báu lưu giữ tri thức của nhân loại…). * Lấy được các dẫn chứng thuyết phục, làm rõ được - Đọc sách giúp con người trưởng thành về trí tuệ + Sách mang đến cho con người hiểu biết phong phú: 0.25đ thiên nhiên, con người, cuộc 0.25đ sống…. + Sách giúp con người vượt
  3. qua mọi thời gian và không gian… - Sách giúp con người trưởng thành về nhân cách. + Sách có giá trị chứa đựng tư tưởng tình cảm đúng đắn và sâu sắc. + Sách giúp con người hướng thiện, căm ghét cái xấu xa. Sách giúp con người tự hoàn thiện bản thân… * Phê phán: không đọc sách, tìm đến những loại sách không phù hợp * Liên hệ: biết chọn sách, và đọc sách có hiệu quả, phù hợp… Phần II (6 điểm) Câu 1 Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1đ (1 điểm) 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác. Bài thơ được sáng tác nhân dịp đó. Câu 2 * Sự đặc biệt: cách xưng hô 0.5đ (1 điểm) quen thuộc của người miền Nam “con” – “Bác” * Hiệu quả nghệ thuật: 0.25đ - Tạo nên cách xưng hô vừa gần gũi, thân thiết, ấm áp vừa 0.25đ rất mực thành kính, thiêng liêng. - Thể hiện được niềm xúc động dồn nén, chân thành của người con thăm Cha sau bao năm xa cách
  4. Câu 3 a) Về hình thức: (3.5 điểm) - đoạn văn quy nạp, đủ số câu 0.5đ - dùng đúng, chỉ rõ khởi ngữ, 1đ phép lặp 2đ b) Về nội dung: HS cần bám sát các nét nghệ thuật (thể thơ, nhịp thơ, từ ngữ xưng hô, cách cảm thán, sử dụng hình ảnh thân thuộc nhưng giàu sức gợi, nhân hóa, nói giảm nói tránh…) để làm rõ được cảm xúc của nhà thơ khi vừa đặt chân đến lăng Bác: * Câu mở đầu: gọn như 1 thông báo -> sự xúc động của một người từ chiến trường miền Nam sau bao năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác. * Ba câu thơ sau: ấn tượng về “hàng tre” - hình ảnh đầu tiên nhìn thấy và ấn tượng đậm nét về cảnh quan bên lăng với sự chuyển đổi ý nghĩa của hình ảnh tre từ tả thực đến biểu tượng… Câu 4 Tre Việt Nam – Thép Mới… 0.5đ (0.5 điểm) Ban Giám hiệu TM Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Nguyễn Thị Sơn Hường Tô Thị Phương Dung Tô Thị Phương Dung
  5. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II Năm học 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn 9 ĐỀ DỰ PHÒNG Thời gian: 90 phút Ngày thi: / /2024 Phần I (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: ... Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, thương lượng tự do đến mức làm đổi thay khi chất, đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đấy, chỉ tố làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém... (Ngữ văn 9, tập Hai, NXB Giáo dục, năm 2020) Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Do ai sáng tác? Câu 2. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản có chứa đoạn trích trên và chỉ ra một phép liên kết về hình thức được dùng trong đoạn. Câu 3. Từ văn bản trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi để làm rõ: Đọc sách giúp ta trưởng thành cả về trí tuệ và nhân cách. Phần II (6 điểm) Bài thơ “Viếng lăng Bác” là tiếng lòng thành kính, xót thương vô hạn Viễn Phương dâng lên Người. Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ẩn dụ được sử dụng trong hai câu thơ đầu của khổ thơ thứ hai trong “Viếng lăng Bác”. Câu 3. Bằng một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, em hãy làm rõ cảm xúc của nhà thơ khi chứng kiến dòng người vào lăng viếng Bác. Trong đoạn có sử dụng một câu có khởi ngữ và một phép lặp để liên kết câu. (gạch chân, chỉ rõ từ ngữ dùng làm khởi ngữ và phép lặp) Câu 4. Bài thơ có nhiều hình ảnh thơ sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Em hãy ghi lại tên một tác phẩm đã học ở chương trình Ngữ văn 9 cũng sử dụng hình ảnh thơ như vậy. Nêu rõ tên tác giả.
  6. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM + BIỂU ĐIỂM Năm học 2023 – 2024 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II ĐỀ DỰ PHÒNG Môn: Ngữ văn 9 Câu Nội dung Điểm Phần I (4 điểm) Câu 1 - Văn bản: Bàn về đọc sách 0.5đ (1 điểm) - Tác giả: Chu Quang Tiềm 0.5đ Câu 2 - Phương thức biểu đạt 0.5đ (1 điểm) chính: Nghị luận 0.5đ - HS gọi tên và chỉ ra được một trong các phép liên kết về hình thức sau: + phép lặp (đọc, đọc sách…) + phép thế (Đọc sách – cách đó) Câu 3 HS cần đảm bảo các yêu cầu (2 điểm) sau: 0.5đ a) Về hình thức: đúng hình thức 1 đoạn văn, đủ dung lượng, diễn đạt mạch lạc, trôi 0.25đ chảy, không mắc lỗi chính tả b) Về nội dung: 0.75đ * Giải thích được khái niệm sách (là kho báu lưu giữ tri thức của nhân loại…). * Lấy được các dẫn chứng thuyết phục, làm rõ được - Đọc sách giúp con người trưởng thành về trí tuệ + Sách mang đến cho con người hiểu biết phong phú: 0.25đ thiên nhiên, con người, cuộc 0.25đ sống…. + Sách giúp con người vượt qua mọi thời gian và không gian…
  7. - Sách giúp con người trưởng thành về nhân cách. + Sách có giá trị chứa đựng tư tưởng tình cảm đúng đắn và sâu sắc. + Sách giúp con người hướng thiện, căm ghét cái xấu xa. Sách giúp con người tự hoàn thiện bản thân… * Phê phán: không đọc sách, tìm đến những loại sách không phù hợp * Liên hệ: biết chọn sách, và đọc sách có hiệu quả, phù hợp… Phần II (6 điểm) Câu 1 Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1đ (1 điểm) 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác. Bài thơ được sáng tác nhân dịp đó. Câu 2 * Biện pháp tu từ: ẩn dụ - 0.5đ (1 điểm) “mặt trời trong lăng” * Hiệu quả nghệ thuật: 0.25đ - Ngợi ca sự vĩ đại và công 0.25đ lao to lớn của Bác với dân tộc Việt Nam - Thể hiện lòng biết ơn vô hạn của tác giả nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Câu 3 a) Về hình thức: (3.5 điểm) - đoạn văn quy nạp, đủ số câu 0.5đ - dùng đúng, chỉ rõ khởi ngữ, 1đ phép lặp 2đ b) Về nội dung: HS cần bám sát các nét nghệ thuật (thể thơ, nhịp thơ, cách sử dụng từ
  8. ngữ thân thuộc nhưng giàu sức gợi, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, …) để làm rõ được cảm xúc của nhà thơ khi chứng kiến dòng người vào viếng lăng: - Hai câu đầu: hình ảnh mặt trời vừa mang nghĩa tả thực vừa mang nghĩa ẩn dụ + Mặt trời đi qua trên lăng: là hình ảnh thực, mặt trời của thiên nhiên, vũ trụ, gợi ra sự bất tử, vĩnh hằng. + Mặt trời trong lăng: Hình ảnh ẩn dụ độc đáo, Bác như mặt trời soi đường chỉ lối cho dân tộc thoát khỏi đêm trường nô lệ, mang lại sự hồi sinh cho dân tộc. + “Rất đỏ”: khiến ta liên tưởng đến lí tưởng Cách mạng, lòng yêu nước nồng nàn của Bác. - Hai câu tiếp: + Hàng ngày, dòng người đến viếng lăng Bác được tác giả ẩn dụ so sánh họ như những tràng hoa dâng lên Người. + Hình ảnh ẩn dụ thứ hai “bảy mươi chín mùa xuân” là bảy mươi chín năm Người sống và cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho dân tộc. + Những hình ảnh ẩn dụ trên đã nói lên niềm kính yêu chân thành, sự biết ơn vô hạn của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác Câu 4 “Bếp lửa” – Bằng Việt… 0.5đ (0.5 điểm)
  9. Ban Giám hiệu TM Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Nguyễn Thị Sơn Hường Tô Thị Phương Dung Tô Thị Phương Dung
  10. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II Năm học 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn 9 ĐỀ CHÍNH THỨC – SỐ 2 Thời gian: 90 phút Ngày thi: 7/3/2024 Phần I (4 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu: …Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy. Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người. Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn... (Trích Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục 2020) Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Do ai sáng tác? Câu 2. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản có chứa đoạn trích trên và chỉ ra một phép liên kết về hình thức được dùng trong đoạn. Câu 3. Văn bản đã nêu rõ những tác động tích cực của văn nghệ nói chung, của các tác phẩm văn học nói riêng, đối với mỗi người. Từ văn bản trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi để làm rõ: Đọc sách giúp ta trưởng thành cả về trí tuệ và nhân cách. Phần 2 (6 điểm): ”Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải là những tâm sự đầy triết lý về lẽ sống cống hiến. Câu 1. Nêu ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ đầu ở khổ thơ thứ ba của ”Mùa xuân nho nhỏ”. Câu 3. Bằng một đoạn văn diễn dịch (khoảng 12 câu), em hãy nêu cảm nhận của mình về hình ảnh đất nước trong khổ thơ thứ ba của ”Mùa xuân nho nhỏ”. Trong đoạn có sử dụng phép thế và thành phần cảm thán. (Gạch chân, chỉ rõ) Câu 4. Qua “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải đã gửi gắm ước nguyện sống đẹp, sống có ích, cống hiến cho đời với sức sống tươi trẻ nhưng khiêm nhường và lặng lẽ. Trong
  11. chương trình Ngữ văn lớp 9, cũng có một tác phẩm ngợi ca những con người có lẽ sống đẹp như vậy. Đó là tác phẩm nào? Của ai? TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM + BIỂU ĐIỂM Năm học 2023 – 2024 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II ĐỀ CHÍNH THỨC – SỐ 2 Môn: Ngữ văn 9 Câu Nội dung Điểm Phần I (4 điểm) Câu 1 - Văn bản: Tiếng nói của văn 0.5đ (1 điểm) nghệ 0.5đ - Tác giả: Nguyễn Đình Thi Câu 2 - Phương thức biểu đạt 0.5đ (1 điểm) chính: Nghị luận 0.5đ - HS gọi tên và chỉ ra được phép liên kết về hình thức sau: + phép lặp (nghệ thuật, con người…) Câu 3 HS cần đảm bảo các yêu cầu (2 điểm) sau: 0.5đ a) Về hình thức: đúng hình thức 1 đoạn văn, đủ dung lượng, diễn đạt mạch lạc, trôi 0.25đ chảy, không mắc lỗi chính tả b) Về nội dung: 0.75đ * Giải thích được khái niệm sách (là kho báu lưu giữ tri thức của nhân loại…). * Lấy được các dẫn chứng thuyết phục, làm rõ được - Đọc sách giúp con người trưởng thành về trí tuệ + Sách mang đến cho con người hiểu biết phong phú: 0.25đ thiên nhiên, con người, cuộc 0.25đ sống…. + Sách giúp con người vượt
  12. qua mọi thời gian và không gian… - Sách giúp con người trưởng thành về nhân cách. + Sách có giá trị chứa đựng tư tưởng tình cảm đúng đắn và sâu sắc. + Sách giúp con người hướng thiện, căm ghét cái xấu xa. Sách giúp con người tự hoàn thiện bản thân… * Phê phán: không đọc sách, tìm đến những loại sách không phù hợp * Liên hệ: biết chọn sách, và đọc sách có hiệu quả, phù hợp… Phần II (6 điểm) Câu 1 Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 1đ (1 điểm) 11/ 1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh, không bao lâu sau thì ông qua đời. Câu 2 * Biện pháp tu từ: nhân hóa 0.5đ (1 điểm) (đất nước – vất vả, gian lao) * Hiệu quả nghệ thuật: 0.25đ - Giúp đất nước hiện lên gần gũi, có linh hồn, vượt qua bao 0.25đ thăng trầm trong chiều dài của lịch sử - Thể hiện niềm tự hào của tác giả về chiều dài lịch sử đầy thăng trầm của đất nước… Câu 3 a) Về hình thức: (3.5 điểm) - đoạn văn diễn dịch, đủ số 0.5đ câu 1đ - dùng đúng, chỉ rõ phép thế, 2đ thành phần cảm thán b) Về nội dung: HS cần bám sát các nét nghệ thuật (thể thơ, nhịp thơ, cách sử dụng từ
  13. ngữ thân thuộc nhưng giàu sức gợi, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, …) để làm rõ được những suy ngẫm của nhà thơ về đất nước cách mạng: - Hai câu đầu: suy ngẫm về đất nước trong chiều dài lịch sử (nhân hóa (đất nước – vất vả, gian lao) -> Thể hiện niềm tự hào của tác giả về chiều dài lịch sử đầy thăng trầm của đất nước… - Hai câu tiếp: suy ngẫm về đất nước trong tương lai (so sánh, phụ từ…) -> khắc họa vẻ đẹp, sự trường tồn của đất nước; gợi tư thế ngẩng cao đầu khi tiến bước vào tương lai -> thể hiện niềm tin, hy vọng vào tương lai tươi sáng của đất nước… Câu 4 “Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn 0.5đ (0.5 điểm) Thành Long Ban Giám hiệu TM Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Nguyễn Thị Sơn Hường Tô Thị Phương Dung Tô Thị Phương Dung
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2