intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học 12 năm 2018-2019 có đáp án - Trường THPT Gia Định (Khối cơ bản)

Chia sẻ: Jiayounanhai Jiayounanhai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

33
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học 12 năm 2018-2019 có đáp án - Trường THPT Gia Định (Khối cơ bản) để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức Sinh học căn bản. Chúc các em vượt qua kì thi giữa học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học 12 năm 2018-2019 có đáp án - Trường THPT Gia Định (Khối cơ bản)

  1. TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK 2- NH 2018-2019 Môn: SINH HỌC - LỚP 12 Thời gian làm bài: 50 phút; Mã đề thi 341 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (24 câu – 6 điểm) Câu 1: Tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật có 3 phương pháp chính là: A. Tách phôi thành nhiều phôi, kết hợp nhiều phôi với nhau, chuyển gen mới vào phôi. B. Tạo ADN tái tổ hợp, đưa ADN vào tế bào nhận, phân lập dòng tế bào. C. Nuôi cấy mẫu mô thực vật, lai tế bào sinh dưỡng, nuôi cấy hạt phấn. D. Đưa thêm gen lạ vào, làm biến đổi gen, loại bỏ gen nào đó trọng hệ gen. Câu 2: ADN tái tổ hợp trong kỹ thuật cấy gen là: A. ADN của thể truyền đã ghép với gen cần lấy của sinh vật khác. B. ADN thể thực khuẩn tái tổ hợp với ADN của sinh vật khác. C. ADN plasmit tổ hợp với ADN của sinh vật khác. D. ADN của sinh vật này tổ hợp với ADN của sinh vật khác. Câu 3: Cho quần thể thực vật có tỉ lệ kiểu gen là: 20% AA + 70% Aa + 10% aa tự thụ phấn liên tiếp qua 2 thế hệ, thì tỉ lệ thể dị hợp trong quần thể ở F2 là: A. 17,5%. B. 70%. C. 8,75%. D. 35%. Câu 4: Trong công nghệ nuôi cấy hạt phấn, khi gây lưỡng bội dòng tế bào đơn bội (n) thành 2n rồi cho mọc thành cây thì sẽ tạo thành dòng A. đơn bội. B. tứ bội thuần chủng. C. tam bội thuần chủng. D. lưỡng bội thuần chủng. Câu 5: Phương pháp gây đột biến nhân tạo thường ít được áp dụng ở A. nấm. B. động vật bậc cao. C. vi sinh vật. D. thực vật. Câu 6: Theo giả thuyết siêu trội, thì ở đời con có ưu thế lai là nhờ: A. Chứa nhiều cặp gen đồng hợp tử hơn bố, mẹ. B. Chứa nhiều cặp gen dị hợp tử hơn bố, mẹ. C. Chứa nhiều cặp gen hơn bố, mẹ. D. Chứa hàm lượng ADN cao hơn bố, mẹ. Câu 7: Những loại enzim nào sau đây được sử dụng trong kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp? A. Amilaza và ligaza. B. Restrictaza và ligaza. C. ARN-pôlimeraza và peptidaza. D. ADN-pôlimeraza và amilaza. Câu 8: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau: (1) Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn. (2) Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau. (3) Lai các dòng thuần chủng với nhau. (4) Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn. Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình: A. 4123. B. 2314. C. 1234. D. 2341. Câu 9: Quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến bao gồm các bước theo trình tự là: A. tạo dòng thuần → chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn → xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến. B. xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến → chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn → tạo dòng thuần. C. xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến → tạo dòng thuần → chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. D. chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn → tạo dòng thuần → xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến. Câu 10: Trong quần thể thực vật có tỉ lệ kiểu gen 60% Aa + 40% aa, khi cho quần thể này giao phối ngẫu nhiên và tự do, các nhân tố đột biến và chọn lọc tự nhiên tác động không đáng kể thì tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ sau là: A. 9% AA + 42% Aa + 49% aa. B. 30% AA + 70% aa. C. 60% AA + 40% aa. D. 36% AA + 48% Aa + 16% aa. Câu 11: Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền? A. 0,5AA: 0,3Aa: 0,2aa. B. 0,5Aa:0,5aa. C. 0,49AA: 0,42Aa: 0,09aa. D. 0,5AA: 0,5Aa. Câu 12: Cho quần thể ban đầu có 100% Aa tự thụ phấn qua 3 thế hệ thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp nhận được là bao nhiêu? A. 12,5%. B. 25%. C. 37,5%. D. 87,5%. Câu 13: Thể truyền thường được sử dụng trong kỹ thuật chuyển gen là: A. ADN hoặc ARN. B. Virut hoặc vi khuẩn. Trang 1/2 - Mã đề thi 341
  2. C. Tế bào thực vật hoặc tế bào động vật. D. Plasmit hoặc virut. Câu 14: Người ta thường không sử dụng con lai có ưu thế lai cao để làm giống vì nguyên nhân chính là: A. Các cá thể lai này không đồng nhất về kiểu hình nên khó thực hiện quá trình lai tạo. B. Cá thể có ưu thế lai đều bất thụ. C. Các ưu điểm của con lai sẽ bị giảm dần qua các thế hệ. D. Những con lai này có khả năng sinh sản kém, số lượng cá thể con sinh ra ít. Câu 15: Một quần thể có tỉ lệ kiểu gen: 80% Aa + 20% aa. Tần số của các alen A, a lần lượt là: A. 0,5 và 0,5. B. 0,4 và 0,6. C. 0,8 và 0,2. D. 0,6 và 0,4. Câu 16: Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận nghịch giữa các dòng có mục đích: A. Phát hiện các tổ hợp tính trạng được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen để tìm tổ hợp lai bố - mẹ có giá trị kinh tế nhất. B. Xác định vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính. C. Xác định vai trò của các gen không alen tương tác bổ trợ cho nhau. D. Đánh giá vai trò của các gen ngoài nhân lên sự biểu hiện tính trạng để tìm tổ hợp lai bố - mẹ có giá trị kinh tế nhất. Câu 17: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Một trong những giả thuyết để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai được nhiều người thừa nhận là giả thuyết siêu trội mà theo đó thì cá thể có càng nhiều cặp gen đồng hợp có ưu thế lai càng cao. B. Để tạo ra những con lai có ưu thế lai cao về một số đặc tính nào đó, người ta thường bắt đầu bằng cách tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau. C. Trong một số trường hợp, lai giữa hai dòng nhất định thu được con lai không có ưu thế lai, nhưng nếu cho con lai này lai với dòng thứ ba thì đời con lại có ưu thế lai. D. Người ta tạo ra những con lai khác dòng có ưu thế lai cao chỉ sử dụng cho mục đích kinh tế chứ không sử dụng cho việc nhân giống. Câu 18: Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen không mong muốn trong hệ gen của sinh vật là một phương pháp của A. công nghệ gen. B. công nghệ tế bào. C. gây đột biến nhân tạo. D. tạo nguồn biến dị tổ hợp. Câu 19: Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt dài. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền gồm 6000 cây, trong đó có 960 cây hạt dài. Tỉ lệ cây hạt tròn có kiểu gen dị hợp trong tổng số cây hạt tròn của quần thể này là A. 25,5%. B. 42%. C. 48%. D. 57,1%. Câu 20: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của phương pháp gây đột biến nhân tạo? A. Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa. B. Tạo ra giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β – carôten trong hạt. C. Tạo ra giống dâu tằm tam bội 3n. D. Tạo ra giống cây trồng đơn bội từ hạt phấn đơn bội (n). Câu 21: Trong chọn giống, để tạo biến dị tổ hợp người ta sử dụng phương pháp A. gây đột biến bằng tác nhân lý, hoá. B. nuôi cấy mô thực vật để tạo cây con. C. cho sinh sản hữu tính giữa các cá thể trong loài. D. chuyển gen giữa các loài khác nhau. Câu 22: Một quần thể động vật, ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới cái là 0,1 AA : 0,2 Aa : 0,7 aa; ở giới đực là 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Sau một thế hệ ngẫu phối thì thế hệ F1 A. có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 56%. B. có kiểu gen đồng hợp tử lặn chiếm tỉ lệ 28%. C. có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 16%. D. đạt trạng thái cân bằng di truyền. Câu 23: Ưu điểm nổi bật của phương pháp lai tế bào sinh dưỡng ở thực vật là: A. Tạo ra cây con nhanh. B. Tạo ra nhiều cây đồng nhất về kiểu hình. C. Tạo được cây con mang đặc điểm của cả hai loài. D. Tạo giống cây có quả không hạt. Câu 24: Trong kĩ thuật chuyển gen, các nhà khoa học thường chọn thể truyền có gen đánh dấu để A. tạo điều kiện cho enzim nối hoạt động tốt hơn. B. dễ dàng chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. C. giúp enzim giới hạn nhận biết vị trí cần cắt trên thể truyền. D. nhận biết các tế bào đã nhận được ADN tái tổ hợp. II. PHẦN TỰ LUẬN (4đ) Câu 1: Nêu những điều kiện cần phải có để duy trì trạng thái cân bằng di truyền của quần thể. (1,25đ) Câu 2: Thế nào là ưu thế lai? Tại sao ưu thế lai cao nhất ở F1 và giảm dần ở các đời sau? (0,75đ) Câu 3: Giải thích quy trình nhân bản vô tính ở động vật. (1đ) Câu 4: Hệ gen của sinh vật có thể được biến đổi bằng những cách nào? (1đ) ----------- HẾT ---------- Trang 2/2 - Mã đề thi 341
  3. ĐÁP ÁN GIỮA HK2 - MÔN SINH 12 (2018-2019) Câu Mã 341 Mã 342 Mã 343 Mã 344 Mã 641 Mã 642 Mã 643 Mã 644 1 C D D B C B A C 2 A C B D A B B D 3 A A C C A C C B 4 D B B A D B C A 5 B C A C B A A C 6 B A C B B A A A 7 B C B B B A B B 8 B B A C B B A C 9 B A A B B A B C 10 A C C A A C C C 11 C D A B A D C B 12 D D D B D D D D 13 D A D D D A D D 14 C B D A A B D A 15 B D B A B D B D 16 D B B C D B B C 17 A B C A D D C A 18 A B B D D D D B 19 D D A C C C B D 20 C A D D C C C B 21 C D C D A C D B 22 A C D A C C A A 23 C C C C C D D D 24 D A A D C A A A
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0