intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp" được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp

  1. SỞ GDĐT ĐỒNG THÁP ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II. NĂM HỌC 2021 – 2022 TRƯỜNG THPT KIẾN VĂN MÔN: SINH 10CB Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi gồm 04trang). I. TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM). Câu 1.Các tế bào con tạo ra trong nguyên phân có số nhiễm sắc thể bằng với số nhiễm sắc thể của tế bào mẹ nhờ cơ chế: A. Nhân đôi và co xoắn nhiễm sắc thể B. Nhân đôi và phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể C. Phân li đồng đều và dãn xoắn của nhiễm sắc thể D. Dãn xoắn của các nhiễm sắc thể và hình thành thoi phân bào Câu 2. Hiện tượng cơm thiu là do vi sinh vật tiết enzim phân giải chất gì? A. Protein B. Lipit C. Xenlulozo D. Tinh bột Câu 3. Nuôi cấy nấm men rượu trong dung dịch đường glucozo, bịt kín để không có oxi phân tử thì sản phẩm thu được sẽ là: A. Rượu etylic và CO2 B. Axit lactic C. CO2 và H2O D. Axit axetic Câu 4. Ý nghĩa nào sau đây không có ở nguyên phân? A. Là cơ chế sinh sản của sinh vật đơn bào, nhân thực. B. Là cơ chế sinh trưởng của sinh vật đa bào, nhân thực. C. Giúp cơ thể tái sinh các mô hoặc các cơ quan bị tổn thương. D. Là quá trình tạo ra giao tử Câu 5. Các NST kép co xoắn cực đại là đặc điểm không có ở: A. Kỳ đầu 1 B. Kỳ giữa 1 C. Kỳ giữa 2 D. Kỳ giữa nguyên phân Câu 6. Một loài có bộ NST 2n = 14. Số nhiễm sắc thể khi tế bào đang phân chia ở kỳ sau nguyên phân là: A. 14 NST kép B. 7 NST kép C. 7 NST đơn D. 28 NST đơn Câu 7. Bộ NST của tế bào ban đầu 2n = 4. Nội dung nào sau đây là sai? Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 A. Hình 2 là kỳ sau của giảm phân 2 B. Hình 4 là kỳ cuối của giảm phân 1 1
  2. C. Hình 1 là kỳ giữa của nguyên phân D. Hình 3 là kỳ sau của giảm phân 1 Câu 8. Sự phân li nhiễm sắc thể trong nguyên phân xảy ra ở: A. Kỳ đầu B. Kỳ giữa C. Kỳ sau D. Kỳ cuối Câu 9. Hóa dị dưỡng là kiểu dinh dưỡng của nhóm vi sinh vật nào sau đây? A. Vi khuẩn lam B. Nấm C. Vi khuẩn Nitrat D. Tảo đơn bào Câu 10. Có 2 tế bào tham gia nguyên phân với số lần bằng nhau, mỗi tế bào 2 lần. Tổng số tế bào con tạo ra là: A. 4 B. 8 C. 12 D. 16 Câu 11. Trong chu kỳ tế bào, ADN và nhiễm sắc thể nhân đôi tại pha: A. S B. G2 C. G1 D. Nguyên phân Câu 12. Khi vi sinh vật sống bằng nguồn cacbon chủ yếu là CO2, nguồn năng lượng lấy từ chất vô cơ thì kiểu dinh dưỡng là: A. Hóa dị dưỡng B. Quang dị dưỡng C. Quang tự dưỡng D. Hóa tự dưỡng Câu 13. Ý nào sau đây là sai về quá trình phân giải protein? A. Quá trình phân giải protein phức tạp thành các axit amin được thực hiện nhờ tác dụng của enzim proteaza. B. Khi môi trường thiếu cacbon và thừa nito, vi sinh vật có thể khử amin của axit amin, do đó có hiện tượng khí amoniac bay ra. C. Nhờ có tác dụng của proteaza của vi sinh vật mà protein của đậu tương được phân giải thành các axit amin. D. Khi môi trường thiếu nito, vi sinh vật có thể khử amin của axit amin, do đó có hiện tượng khí amoniac bay ra. Câu 14. Có các phát biểu sau về kì trung gian: (1) Có 3 pha: G1, S và G2 (2) Ở pha G1, thực vật tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng. (3) Ở pha G2, ADN nhân đôi, NST đơn nhân đôi thành NST kép. (4) Ở pha S, tế bào tổng hợp những gì còn lại cần cho phân bào. Những phát biểu đúng trong các phát biểu trên là: A. (1), (2). B. (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (3), (4). Câu 15. Căn cứ để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật gồm: A. Ánh sáng và nhiệt độ. B. Nguồn năng lượng và khí CO2 C. Nguồn cacbon và nguồn năng lượng. D. Ánh sáng và nguồn cacbon. Câu 16. Kết thúc giảm phân I, sinh ra 2 tế bào con, trong mỗi tế bào con có: A. 2n NST đơn, co xoắn. B. n NST kép, dãn xoắn. C. n NST đơn, dãn xoắn. D. n NST đơn, co xoắn. Câu 17. Nói về chu kỳ tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào. B. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều bằng nhau. 2
  3. C. Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào liên tiếp. D. Chu kỳ tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình nguyên phân. Câu 18. Trong nguyên phân, hiện tượng các NST kép co xoắn lại có ý nghĩa gì? A. Thuận lợi cho sự phân li B. Thuận lợi cho sự tiếp hợp NST. C. Thuận lợi cho sự nhân đôi NST. D. Trao đổi chéo NST dễ xảy ra hơn. Câu 19. Trong những kì nào của nguyên phân, NST ở trạng thái kép? A. Kì trung gian, kì đầu và kì giữa. B. Kì đầu, kì giữa, kì cuối. C. Kì trung gian, kì đầu và kì cuối. D. Kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối. Câu 20. Thứ tự các kì trong giai đoạn phân chia nhân là: A. Kì đầu → kì sau→ kì giữa → kì cuối. B. Kì đầu → kì sau → kì cuối → kì giữa. C. Kì đầu → kì giữa → kì cuối → kì sau. D. Kì đầu → kì giữa → kì sau → kì cuối. Câu 21. Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điểm giống nhau là: A. Có sự dãn xoắn của các NST. B. Các NST đều ở trạng thái kép. C. Các NST đều ở trạng thái đơn. D. Có sự phân li các NST về 2 cực tế bào. Câu 22. Việc làm tương trong dân gian thực chất là tạo điều kiện thuận lợi để vi sinh vật thực hiện quá trình nào sau đây? A. Phân giải xenlulozo. B. Phân giải polisaccarit. C. Lên men lactic. D. Phân giải protein. Câu 23. Giai đoạn nào trong những giai đoạn sau trực tiếp sử dụng O2? A. Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep. B. Chuỗi chuyền electron hô hấp. C. Đường phân. D. Chu trình Crep. Câu 24. Vi khuẩn nitrat sinh trưởng được trong môi trường thiếu ánh sáng và có nguồn cacbon chủ yếu là CO2. Như vậy, hình thức dinh dưỡng của chúng là: A. quang tự dưỡng B. hóa dị dưỡng C. hóa tự dưỡng D. quang dị dưỡng Câu 25. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cơ chế của quang hợp? A. Pha sáng diễn ra trước, pha tối diễn ra sau. B. Pha sáng và pha tối diễn ra đồng thời. C. Pha tối diễn ra trước, pha sáng diễn ra sau. D. Chỉ có pha sáng, không có pha tối. Câu 26. Sự kiện nào sau đây không xảy ra trong pha sáng? A. Diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng. B. Nước được phân li và giải phóng điện tử. C. Cacbohidrat được tạo ra. D. Hình thành ATP. Câu 27. Giai đoạn nào sinh ra nhiều ATP nhất? A. Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep. B. Đường phân. 3
  4. C. Chuỗi chuyền electron hô hấp. D. Chu trình Crep. Câu 28. Giảm phân chỉ xảy ra ở loại tế bào nào sau đây? A. Tế bào giao tử. B. Tế bào sinh dục chín. C. Hợp tử. D. Tế bào sinh dưỡng. II. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM). Câu 1. Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh hay yếu? Vì sao? (2.0 điểm) Câu 2. Hãy kể tên 2 thực phẩm được sản xuất bằng cách sử dụng vi khuẩn lên men lactic? Tại sao bình đựng nước đường để lâu ngày khi mở nắp có mùi chua? (1.0 điểm) ------HẾT----- 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2