Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam
lượt xem 2
download
“Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam
- SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 2- NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA Môn:SINH HOC .- Khối:10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) TT NỘI ĐƠN VỊ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Tổng DUNG KIẾN Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số CH Thời % tổng KIẾN THỨC gian( phú điểm THỨC t) Thời Thời Thời Thời TN TL Số CH gian Số CH gian Số CH gian Số CH gian (phút) (phút) (phút) (phút) 1 1.Nêu được 2 1,5 6 5,5 0 0 8 0 20 % Chu kì khái niệm tế bào và chu kì tế quá trình bào. nguyên 2. tính số tế phân bào tạo ra sau nguyên phân 3.Nêu được đặc điểm, một số biện pháp phòng tránh ung thư. 4.phân biệt được các giai đoạn trong chu kì tế bào. 5.Nêu được đặc điểm NST các kì quá trình nguyên phân.
- 6. ý nghĩa của nguyên phân 7. Đặc điểm các pha của chu kì tế bào.( điểm kiểm soát,…) 2 Biết được 2 1,5 2 1,5 1 12,0 1 3.0 4 1 35.5 % Giảm kết quả phân giảm phân. -Nêu được đặc điểm NST các kì quá trình giảm phân( xếp NST, số NST) -Số NST ở mỗi tế bào sau giảm phân. Ý nghĩa của từng kì giảm phân. -Tính số tế bào, số tâm động, NST ở quá trính
- NP, GP. Vd: điểm khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân. 3 Làm 1 0.75 0 0 0 1 0 2.5 % tiêu bản và quan Nêu được sát quá các bước trình của quy NP, GP trình thực hành làm và quan sát tế bào 4 7 5,25 3 2,25 0 1 12,0 10 1 32 % Công Khái niệm nghệ tế công nghệ bào tế bào. Đặc điểm của từng công nghệ tế bào động vật, thực vật. Yêu cầu thực hiện của công
- nghệ tế bào Đặc điểm mô sẹo/ mô- tế bào nuôi cấy. Thành tựu công nghệ tế bào động vật đầu tiên. VDc:Phân biệt kết quả, ý nghĩa của công nghệ nuôi cấy mô tế bào - lai tế bào sinh dưỡng - nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh. 5 Các đặc 4 3.0 1 0,75 0 5 0 12,5 % Đa dạng điểm của vi vi sinh sinh vật . vật và .Xác định phương kiểu dinh pháp dưỡng của nghiên vsv cứu. -Kiểu dinh dưỡng chỉ có ở vsv Mục đích
- của phương pháp quan sát nghiên cứu vi sinh vật TỔNG 16 5 CÂU 1 CÂU 1 CÂU 20 3 CÂU CÂU CÂU ĐIỂM 4 3,0 2 1 5 5 100 % ĐIỂM ĐIỂM ĐIỂM ĐIỂM ĐIỂM ĐIỂM
- SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐẶC TẢ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 2- NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA Môn: SINH .- Khối: 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Số câu hỏi mức độ kiến thức Nhận Th Vận Vận Nội dung Mức độ kiến thức, kĩ năng TT Đơn vị kiến thức biết ôn dụng dụng kiến thức cần kiểm tra, đánh giá g cao hiể u 1 Chu kì tế Chu kì tế bào và 2 6 0 0 bào và phân nguyên phân NB: - Các pha của chu kì tế bào bào - Bệnh ung thư: khái niệm, đặc điểm di truyền - Nêu được khái niệm chu kì tế bào - trình bày được các giai đoạn và mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào. TH: -ý nghĩa NP - Đặc điểm từng pha của chu kì tế bào - NST đơn , kép vào kì của tế bào - Vai trò / vị trí điểm kiểm soát của chu kì tế bào - phòng/ chữa bệnh ung thư - Kết quả của NP VD: - Dựa vào cơ chế nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể để giải thích được quá trình nguyên phân là cơ chế sinh sản của tế bào. - Giải thích được sự phân chia tế bào một cách không bình thường có thể dẫn đến ung thư. VDC: Trình bày được một số thông tin về bệnh ung thư ở Việt Nam. Giảm phân NB: - Tiếp hợp và trao đổi chéo NST 2 2 1 0 - Xếp NST ở mpxđ -Trình bày được một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân. TH: -Kết quả giảm phân / ý nghĩa của giảm phân giải thích được quá trình giảm phân, thụ tinh cùng với nguyên phân
- là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật. -Số NST trong mỗi tế bào sau giảm phân I, II - Ý nghĩa của tiếp hợp và trao đổi chéo của NST. - Ý nghĩa của phân li NST vào kì sau GP VD: Điểm giống, khác nhau giữa NP và GP VDC : Vận dụng kiến thức về nguyên phân và giảm phân vào giải thích một số vấn đề trong thực tiễn. Thực hành làm tiêu 1 0 0 0 bản….. phân bào NB: - các bước thực hiện làm và quan sát tiêu bản. TH: VD: -Thực hành làm được tiêu bản nhiễm sắc thể để quan sát quá trình nguyên phân (hành tây, hành ta, đại mạch, cây tỏi, lay ơn, khoai môn,...). -Làm được tiêu bản quan sát quá trình giảm phân ở tế bào động vật, thực vật (châu chấu đực, hoa hành,...). VDC: Công nghệ tế bào NB: - khái niệm CNTB 7 3 0 1 - Yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của tế bào - Thành tựu công nghệ tế bào -Môi trường, nguyên liệu sử dụng của CNTB - Điều kiện thực hiện của CNTB - Kĩ thuật cần thiết cơ bản trong lai tế bào sinh dưỡng - Đặc điểm cơ thể mới tạo của một loại công nghệ tế bào thực vật. -nguyên lí công nghệ tế bào. TH:- Đặc điểm của mô, tế bào nuôi cấy. - Đặc điểm của từng công nghệ tế bào thực vật - Quy trình nhân bản Cừu Dolly. VD: VDC: Phân biệt kết quả, ý nghĩa của các loại công nghệ tế bào thực vật. 2 Sinh học vi Sự đa dạng và phương 4 1 0 0 sinh vật pháp nghiên cứu vi NB: -Kiểu dinh dưỡng cụ thể của vi sinh vật
- sinh vật - cấu tạo của vi sinh vật - Mục đích của phương pháp nghiên cứu vi sinh vật. ( quan sát, phân lập- nuôi cấy) - nguồn NL hoặc Carbon của kiểu dinh dưỡng cụ thể. -khái niệm vi sinh vật. Kể tên được các nhóm vi sinh vật. TH:- Giống / khác nhau giữa các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật. VD: Thực hành được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thông dụng. VDC: Tổng 16 12 1 1
- SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 2- NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA Môn: SINH HỌC- Khối: 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ GỐC 1 ( đề có 02 trang) A.TRẮC NGHIỆM Câu 1: Giai đoạn nào của chu kì tế bào quyết định tế bào tăng trưởng? A. Kì cuối. B. Quá trình nguyên phân. C. Kì đầu. D. Kỳ trung gian. Câu 2: Lai tế bào sinh dưỡng cần thực hiện kĩ thuật nào để tạo được tế bào lai? A. Chọn loại tế bào sinh dưỡng của các loài khác nhau. B. Nuôi cấy các tế bào sinh dưỡng trong cùng môi trường. C. Loại bỏ thành cellulose của tế bào trước khi nuôi cấy. D. Trong môi trường nuôi cấy cần có chất kích thích phù hợp. Câu 3: Pha G1, G2, S có ở kỳ nào của quá trình phân bào? A. Kỳ giữa. B. Kỳ cuối. C. Kỳ đầu. D. Kỳ trung gian. Câu 4: Quá trình nào có ý nghĩa tạo ra nhiều tế bào mới giúp cơ thể đa bào lớn lên? A. Quá trình nguyên phân. B. Kết hợp giữa giảm phân với thụ tinh và nguyên phân. C. Quá trình thụ tinh giữa các giao tử đơn bội. D. Quá trình giảm phân. Câu 5: Thực hành làm và quan sát tiêu bản quá trình giảm phân của tế bào châu chấu đực thực hiện theo các bước đúng là: A. Mổ châu chấu-> làm tiêu bản-> cố định mẫu -> quan sát tiêu bản. B. Mổ châu chấu-> cố định mẫu-> làm tiêu bản-> quan sát tiêu bản. C. Mổ châu chấu-> nhuộm mẫu vật-> cố định mẫu vật-> quan sát tiêu bản. D. Mổ châu chấu -> làm tiêu bản-> nhuộm mẫu vật -> quan sát tiêu bản. Câu 6: Nhân đôi DNA -> nhân đôi NST tạo dạng kép gồm 2 cromatide dính với nhau ở tâm động. Đây là đặc điểm của pha nào? A. Pha G1. B. Pha G2. C. Pha S. D. Pha M. Câu 7: Thời kì hoàn tất sinh trưởng và hoàn thiện vật chất trong tế bào thuộc kì hoặc pha nào? A. Kì cuối nguyên phân. B. Pha G2. C. Pha G1 kì trung gian. D. Kì đầu nguyên phân. Câu 8: Điểm kiểm soát thuộc pha M có chức năng gì? A. Kiểm soát sai sót của DNA sau nhân đôi đã sửa chữa hay chưa. B. Kiểm soát quá trình tạo các tế bào con của thành và màng sinh chất. C. Kiểm soát việc gắn tâm động NST vào thoi phân bào. D. Kiểm soát khả năng nhân đôi của DNA. Câu 9: Ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh được gọi là gì? A. Công nghệ sinh học. B. Công nghệ gen. C. Kỹ thuật PCR. D. Công nghệ tế bào. Câu 10: Điều kiện thực hiện công nghệ tế bào thực vật phải như thế nào? A. Môi trường nuôi cấy có chất kích thích. B. Dùng mô hoặc tế bào của thực vật để nuôi cấy thành cơ thể mới. C. Mô nuôi cấy phải đa dạng, có khả năng phân chia. D. Môi trường nuôi cấy được vô trùng và bổ sung hoocmon thực vật. Câu 11: Vi sinh vật quang dị dưỡng và vi sinh vật hóa dị dưỡng giống nhau về nguồn sống nào? A. Carbon từ CO2.
- B. Năng lượng từ chất vô cơ hoặc chất hữu cơ. C. Carbon từ các chất hữu cơ. D. Năng lượng từ ánh sáng. Câu 12: Nhiễm sắc thể phải nhân đôi trước khi bước vào các kì phân bào có ý nghĩa gì ? A. Thuận lợi cho việc phân li đồng đều về hai cực tế bào ở kì sau. B. Tạo ra nhiễm sắc thể kép gồm 2 cromatit dính nhau tại tâm động sau đó phân chia đều cho tế bào con. C. Rút ngắn chiều dài rất nhiều lần so với kích thước dạng sợi mảnh. D. Nhiễm sắc thể chuẩn bị nhân đôi và kết cặp bổ sung từng đôi xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo. Câu 13: Chọn trình tự đúng thực hiện công nghệ nhân bản vô tính cừu Dolly: 1)Tách nhân từ tế bào tuyến vú của cừu A. 2) Nuôi cấy tế bào lai cho phát triển thành phôi. 3)Cấy phôi vào tử cung của cừu cái C để mang thai hộ. 4)Phôi phát triển thành cá thể mới. 5)Loại bỏ nhân của tế bào trứng được lấy từ cừu B. 6)Dung hợp nhân tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân→ tế bào lai. A. 1-> 2-> 3-> 4-> 5-> 6. B. 5-> 6-> 3->4-> 2->1. C. 1->5->6->2->3->4. D.4-> 5-> 6->2->1->3. Câu 14: Các tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách nào? A. Màng tế bào tan biến, chất tế bào tách đôi. B. Hình thành vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo. C. Co thắt màng sinh chất ở mặt phẳng xích đạo. D. Hình thành các nếp gấp ở màng sinh chất. Câu 15: Nguồn năng lượng và nguồn carbon cuả vi sinh vật có kiểu dinh dưỡng hoá dị dưỡng là gì? A. Chất vô cơ. B. Chất hữu cơ. C. Ánh sáng và chất hữu cơ. D. Ánh sáng và khí carbonic. Câu 16: Các biện pháp khoa học nào sau đây được dùng vào chữa trị bệnh ung thư ở người? 1.Cắt bỏ khối u. 2. Chiếu xạ. 3.Dùng hóa chất hóa trị. 4. Dùng tế bào gốc để hỗ trợ điều trị khối u. 5.Liệu pháp miễn dịch tăng cường. 6. Ăn nhiều loại thực phẩm giàu đạm động vật. 7. Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn. A. 3.4.6.7. B. 1.2.3.5.6.7. C. 1,2,3,4,5. D. 2.3.5.6. Câu 17: Trong phân bào nguyên phân, nếu hai chromatid của một NST nào đó không tách nhau ra ở kì sau thì kết quả như thế nào? A. Các tế bào con tạo ra có số NST không bằng nhau. B. Tế bào con tạo ra có NST kép vẫn tồn tại. C. Không tạo ra hai tế bào ở kì cuối. D. Quá trình nguyên phân dừng lại ở cuối kì sau. Câu 18: Thành tựu nhân bản vô tính đầu tiên của Việt Nam là đối tượng nào? A. Lợn Ỉ. B. Cừu Dolly. C. Mèo. D. Ếch. Câu 19: Công nghệ nào sau đây tạo ra cơ thể mới có bộ NST tăng hơn cơ thể ban đầu? A. Nuôi cấy mô, tế bào thực vật. B. Liệu pháp gen tế bào động vật. C. Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh. D. Lai tế bào sinh dưỡng. Câu 20: Mục đích của phương pháp quan sát vi sinh vật dưới kính hiển vi là gì? A. Mô tả chính xác từng loại vi khuẩn phù hợp với nguồn sống. B. Phân lập vi khuẩn thành các nhóm theo cấu tạo cơ thể.
- C. Nghiên cứu hình dạng, kích thước, cấu tạo của một số vi sinh vật. D. Nghiên cứu khả năng hoạt động hiếu khí, kị khí của vi sinh vật. B. TỰ LUẬN: Câu 1. Nêu đặc điểm của phân bào giảm phân. ( 1 điểm) Câu 2. Phân biệt kết quả, ý nghĩa của công nghệ tế bào sau: nuôi cấy mô tế bào và - nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh. (2 điểm) Câu 3. ( 2 điểm) Ở ruồi giấm, có một nhóm gồm 11 tế bào cùng tham gia nguyên phân 2 lần. Sau đó tất cả các tế bào tạo thành đều thực hiện giảm phân tạo tế bào đơn bội. a.Hãy tính số tế bào tạo thành sau nguyên phân. b.Hãy tính số tế bào tạo thành sau khi kết thúc giảm phân. Hết
- SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 2- NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA Môn: SINH HỌC- Khối: 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ GỐC 2 ( đề có 02 trang) Câu 1: Thành tựu nhân bản vô tính đầu tiên của thế giới là đối tượng nào ? A. Ếch. B. Lợn Ỉ. C. Cừu Dolly. D. Mèo. Câu 2: Trong nguyên phân, có những quá trình phân chia nào? A. Phân chia tế bào chất và màng tế bào. B. Phân chia tế bào chất và nhân. C. Phân chia pha G1, S, G2. D. Phân chia nhân tế bào và nhiễm sắc thể. Câu 3: Ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh được gọi là gì? A. Công nghệ gen. B. Kỹ thuật PCR. C. Công nghệ tế bào. D. Công nghệ sinh học. Câu 4: Nhiễm sắc thể phải co xoắn cực đại trước khi bước vào kì sau có ý nghĩa gì? A. Tạo ra nhiễm sắc thể kép gồm 2 cromatit dính nhau tại tâm động B. Nhiễm sắc thể chuẩn bị nhân đôi và kết cặp bổ sung từng đôi . C. Thuận lợi cho việc phân li đồng đều về hai cực tế bào ở kì sau. D. Rút ngắn chiều dài rất nhiều lần so với kích thước dạng sợi mảnh. Câu 5: Mô sẹo là mô có đặc điểm gì? A. Gồm nhiều tế bào chưa biệt hóa và có khả năng sinh trưởng mạnh. B. Gồm nhiều tế bào đã biệt hóa và có khả năng sinh trưởng mạnh. C. Gồm nhiều tế bào đã biệt hóa và có kiểu gen dị hợp tốt. D. Gồm nhiều tế bào chưa biệt hóa và có kiểu gen đồng hợp tốt. Câu 6: Lai tế bào sinh dưỡng cần thực hiện kĩ thuật nào để tạo được tế bào lai? A. Loại bỏ thành cellulose của tế bào trước khi nuôi cấy. B. Trong môi trường nuôi cấy cần có chất kích thích phù hợp. C. Nuôi cấy các tế bào sinh dưỡng trong cùng môi trường. D. Chọn loại tế bào sinh dưỡng của các loài khác nhau. Câu 7: Các biện pháp nào sau đây có thể phòng tránh bệnh ung thư ở người? 1. Thường xuyên vận động và tập thể dục. 2. Sinh hoạt điều độ. 3. Thăm khám định kì. 4. Dùng thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh. 5. Không tiếp xúc với tác nhân gây ung thư. 6. Dùng thực phẩm an toàn. A. 2,3.4.6. B. 1.2,3.5.6. C. 1,2,3,4,5. D. 2,3,4. Câu 8: Trong quá trình nguyên phân, NST xếp ở mặt phẳng xích đạo có đặc điểm như thế nào? A. Các NST đơn đã nhân đôi và co xoắn tối đa B. Các NST kép đã được nhân đôi và bắt đầu co xoắn. C. Các NST đơn tháo xoắn thành dạng sợi dài. D. Các NST đơn chưa nhân đôi. Câu 9: Kĩ thuật công nghệ nào sau đây có thể tạo được cá thể có bộ NST giảm hơn cơ thể ban đầu? A. Lai tế bào sinh dưỡng giữa hai loài. B. Nhân bản vô tính. C. Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn thực vật chưa thụ tinh. D. Nuôi cấy mô, tế bào. Câu 10: Chu kì tế bào gồm các pha kí hiệu theo trình tự đúng là : A. G1-> S-> G2-> M. B. G1-> G2-> S-> M. C. S-> M-> G1-> G2. D. M -> S-> G1-> G2. Câu 11: Pha G2 có những diễn biến nào? A. Nhiễm sắc thể co xoắn cực đại để rút ngắn tối đa chiều dài. B. Tổng hợp tất cả các chất cần thiết cho sự sinh trưởng của tế bào. C. Tổng hợp các chất để hoàn tất một giai đoạn, chuẩn bị chuyển sang giai đoạn phân bào.
- D. Nhân đôi DNA, nhân đôi nhiễm sắc thể và trung tử. Câu 12: Mục đích của phương pháp quan sát vi sinh vật dưới kính hiển vi là gì? A. Nghiên cứu khả năng hoạt động hiếu khí, kị khí của vi sinh vật. B. Phân lập vi khuẩn thành các nhóm theo cấu tạo cơ thể. C. Mô tả chính xác từng loại vi khuẩn phù hợp với nguồn sống. D. Nghiên cứu hình dạng, kích thước, cấu tạo của một số vi sinh vật. Câu 13: Vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía có kiểu dinh dưỡng gì? A. Quang tự dưỡng. B. Quang dị dưỡng. C. Hoá tự dưỡng. D. Hoá dị dưỡng. Câu 14: Thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào diễn ra vào thời điểm nào? A. Pha G1 kì trung gian. B. Kì cuối nguyên phân. C. Kì đầu nguyên phân. D. Pha G2 kì trung gian. Câu 15: Vi sinh vật quang tự dưỡng và vi sinh vật quang dị dưỡng sử dụng nguồn sống nào giống nhau? A. Các chất vô cơ tương tự HCO3-. B. Carbon từ các chất hữu cơ. C. Năng lượng từ ánh sáng. D. Carbon từ CO2. Câu 16: Trong chu kì tế bào, quá trình nhân đôi của DNA có được xảy ra hay không thuộc về điểm kiểm soát ở vị trí nào? A. M. B. S. C. G1/S. D. G2/ M. Câu 17: Nguyên liệu và môi trường của công nghệ tế bào động vật sử dụng là gì? A. Tế bào trứng, tế bào xô ma của động vật và người, nuôi cấy ở môi trường nhân tạo thích hợp. B. Các loại tế bào động vật và tế bào người, nuôi cấy ở môi trường nhân tạo thích hợp. C. Các loại tế bào đã biệt hóa và phân chia mạnh, nuôi cấy ở môi trường nhân tạo thích hợp. D. Các loại tế bào gốc của động vật và người, nuôi cấy trong môi trường nhân tạo thích hợp. Câu 18: Thực hành làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân của tế bào rễ hành thực hiện theo trình tự các bước đúng là: A. Làm tiêu bản-> cố định mẫu vật-> nhuộm mẫu vật-> quan sát tiêu bản. B. Cố định mẫu vật-> nhuộm mẫu vật-> làm tiêu bản-> quan sát tiêu bản. C. Làm mẫu vật -> nhuộm mẫu vật-> cố định mẫu vật -> quan sát tiêu bản. D. Cố định mẫu vật -> làm tiêu bản-> nhuộm mẫu vật-> quan sát tiêu bản. Câu 19: Chọn trình tự đúng thực hiện công nghệ nhân bản vô tính cừu Dolly : 1)Tách nhân từ tế bào tuyến vú của cừu A. 2)Loại bỏ nhân của tế bào trứng được lấy từ cừu B. 3)Cấy phôi vào tử cung của cừu cái C để mang thai hộ. 4) Phôi phát triển thành cá thể mới. 5)Dung hợp nhân tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân→ tế bào lai. 6) Nuôi cấy tế bào lai cho phát triển thành phôi. A. 1->2->3->4->5->6. B. 4-> 5-> 6->2->1->3. C. 5-> 6-> 3->4-> 2->1. D. 1-> 2-> 5-> 6-> 3-> 4 Câu 20: Các tế bào thực vật phân chia tế bào chất bằng cách nào? A. Hình thành vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo. B. Hình thành các nếp gấp ở màng sinh chất. C. Co thắt màng sinh chất ở mặt phẳng xích đạo. D. Màng tế bào tan biến, chất tế bào tách đôi. B.TỰ LUẬN: Câu 1. Phân biệt kết quả, ý nghĩa của công nghệ tế bào sau: nuôi cấy mô tế bào và - nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh. (2 điểm) Câu 2. Nêu đặc điểm của phân bào nguyên phân ( 1 điểm) Câu 3. (2 điểm) Ở gà trống, có một nhóm gồm 12 tế bào cùng thực hiện nguyên phân 2 lần. Sau đó tất cả các tế bào tạo thành đều giảm phân. a.Hãy tính số tế bào tạo thành sau nguyên phân. b.Hãy tính số tế bào tạo thành sau quá trình giảm phân.
- SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 2- NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA Môn: SINH HỌC- Khối: 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ GỐC 1-2 ( đề có 02 trang) Phần đáp án câu trắc nghiệm: 001 002 003 004 005 006 007 008 1 D C D D C C B C 2 B A A C D C A B 3 C D C D C D D C 4 C D D A B A A C 5 C B B B B C C A 6 B D B C B A B A 7 B C C B D A B B 8 B C B C B C D A 9 C C C D B D B C 10 D D B D B A A A 11 C C C C A C D C 12 C D B B A C C D 13 B B C C C A A A 14 D B A C A B D A 15 C A C B A D C C 16 C D A C B C C C 17 C B D A C B C B 18 C B C A B A B B 19 D C A D C C B D 20 B C B C B A A A
- B. ĐÁP ÁN TỰ LUẬN: Mã đề 1,2,3,4 cùng đề ; Câu 1. Nêu đặc điểm của phân bào giảm phân. ( 1 điểm) Câu 2. Phân biệt kết quả, ý nghĩa của công nghệ tế bào sau: nuôi cấy mô tế bào và - nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh. (2 điểm) Câu 3. ( 2 điểm) Ở ruồi giấm, có một nhóm gồm 11 tế bào cùng tham gia nguyên phân 2 lần. Sau đó tất cả các tế bào tạo thành đều thực hiện giảm phân tạo tế bào đơn bội. a.Hãy tính số tế bào tạo thành sau nguyên phân. b.Hãy tính số tế bào tạo thành sau khi kết thúc giảm phân. Mã đề 5,6,7,8 cùng đề tự luận. Câu 1. Phân biệt kết quả, ý nghĩa của công nghệ tế bào sau: nuôi cấy mô tế bào và - nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh. (2 điểm) Câu 2. Nêu đặc điểm của phân bào nguyên phân ( 1 điểm) Câu 3. (2 điểm) Ở gà trống, có một nhóm gồm 12 tế bào cùng thực hiện nguyên phân 2 lần. Sau đó tất cả các tế bào tạo thành đều giảm phân. a.Hãy tính số tế bào tạo thành sau nguyên phân. b.Hãy tính số tế bào tạo thành sau quá trình giảm phân. B. ĐÁP ÁN TỰ LUẬN: Câu 1.Đặc điểm của phân bào nguyên phân, giảm phân: Nêu đúng 5-6 nội dung 1,0 điểm; Nêu đúng < 5 nội dung: 0,5 điểm. TT Nguyên phân(1điểm) Giảm phân(1 điểm) 1 Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng, Loại tế bào Xảy ra ở tế bào sinh dục trưởng thành, đã chín. tế bào sinh dục sơ khai 2 Quá trình có hai lần phân bào, diễn ra trong hai một lần phân bào, diễn ra Lần phân bào chu kỳ là giảm phân I (giảm nhiễm) và giảm trong một chu kỳ. phân II (nguyên nhiễm). 3 NST bắt cặp và không có có :Kì đầu giảm phân I. TĐC NST 4 2 hình thức: Xếp NST ở 1 hình thức: + Kì giữa giảm phân I NST xếp thành hai hàng mpxđ NST xếp thành một hàng trải ở mặt phẳng xích đạo. +Xếp 2 hàng vào kì giữa GP 2. 5 1 kiểu: 2 kiểu: NST di chuyển NST đơn Kì sau giảm phân I: NST kép về các cực tb Kì sau GP 2: NST đơn
- 6 Hình thành nên 2n tế bào con Từ một tế bào mẹ -→ 4 tế bào con 1n, NST Kết quả có bộ NST bằng tế bào mẹ. giảm đi một nửa. Câu 2. Phân biệt : Nuôi cấy mô, tế bào(1.0 điểm) Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh (1.0 điểm) Kết - Các cây con có bộ NST lưỡng bội - Có thể tạo được 2 dòng giống: quả = của cây mẹ. +dòng đơn bội 1n + dòng lưỡng bội 2n có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen (0,5 -Tạo được số lượng lớn giống cây do được lưỡng bội hóa từ một bộ đơn bội ban đầu. điểm) trồng trong thời gian ngắn - Tạo được số lượng lớn giống cây trồng trong thời gian ngắn. Ý - cây giống mang đặc tính tốt giống -Tạo được đa dạng ở giống mới nghĩa hệt cây mẹ. + tạo ra các cây trồng có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen, -Giúp nhân nhanh, khôi phục các các tính trạng đc chọn lọc sẽ di truyền ổn định. (0,5 giống cây trồng quý hiếm hay giống điểm) cây khó sinh sản hữu tính. Câu 3. a.Tính số tế bào sau nguyên phân : Áp dụng ghi được công thức : a tế bào ban đầu x 2n : 0,5 điểm Tính đúng kết quả : 0,5 điểm b. Tính số tế bào sau giảm phân: Áp dụng ghi được công thức: b tế bào ban đầu x 4 : 0,5 điểm Tính đúng kết quả : 0,5 điểm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Bình Trung
7 p | 235 | 16
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 161 | 9
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 59 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 71 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Trương Vĩnh Ký
4 p | 60 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 103 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 71 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 60 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 65 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 6 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Kinh Bắc
2 p | 19 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 6 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Khương Đình
9 p | 30 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Kinh Bắc
3 p | 26 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 80 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 6 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Kinh Bắc
3 p | 18 | 1
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu
3 p | 22 | 1
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Khương Đình
8 p | 28 | 1
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Kinh Bắc
2 p | 20 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn