Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Kon Rẫy
lượt xem 1
download
Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Kon Rẫy" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Kon Rẫy
- TRƯỜNG PTDTNT KON RẪY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II. TỔ: Các môn học lựa chọn NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: SINH HỌC 10 MÃ ĐỀ 101 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ, tên học sinh:............................................................... Lớp: ....................... I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (28 câu – 28 phút - 7 điểm) Câu 1: Hình thức dinh dưỡng mà nguồn carbon chủ yếu là CO 2 và nguồn năng lượng là ánh sáng được gọi là A. hóa tự dưỡng. B. quang tự dưỡng. C. hóa dị dưỡng. D. quang dị dưỡng. Câu 2: Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi A. sinh tổng hợp đầy đủ các chất. B. nhiễm sắc thể hoàn thành nhân đôi. C. có tín hiệu phân bào. D. kích thước tế bào đủ lớn. Câu 3: Giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào dưới đây? A. Tế bào nấm. B. Tế bào sinh dục. C. Tế bào vi khuẩn. D. Tế bào sinh dưỡng. Câu 4: Sự kiện nào sau đây khởi đầu cho quá trình truyền tin giữa các tế bào? A. Tế bào đích phát hiện ra phân tử tín hiệu bên ngoài. B. Hoạt hóa đáp ứng đặc hiệu ở tế bào đích. C. Thay đổi hình dạng của thụ thể. D. Chuỗi phản ứng sinh hóa trong tế bào diễn ra. Câu 5: Nấm và động vật nguyên sinh không thể sinh trưởng trong môi trường thiếu A. ánh sáng mặt trời. B. chất hữu cơ. C. khí CO2. D. ánh sáng mặt trời và chất hữu cơ. Câu 6: Vi sinh vật là gì? A. Sinh vật đơn bào, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi. B. Sinh vật có kích thước nhỏ bé, kích thước hiển vi. C. Sinh vật nhân sơ, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi. D. Sinh vật kí sinh trên cơ thể sinh vật khác. Câu 7: Ứng dụng si vinh vật để sản xuất phân vi sinh cố định đạm có thể A. thay thế phân đạm vô cơ. B. thay thế phân lân. C. ức chế các vi sinh vật gây bệnh. D. thay thế thuốc trừ sâu hóa học. Câu 8: Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào dựa trên đặc tính nào sau đây? A. Tính đặc thù của các tế bào. B. Tính toàn năng của các tế bào. C. Tính ưu việt của các tế bào nhân thực. D. Tính đa dạng của các tế bào giao tử. Câu 9: Trong phân bào nguyên phân, nguyên nhân chủ yếu làm cho tế bào con luôn có bộ NST giống tế bào mẹ là do A. Các kì diễn ra một cách tuần tự và liên tiếp nhau. B. NST nhân đôi thành NST kép, sau đó chia cho hai tế bào con. C. NST nhân đôi, sau đó phân chia đồng đều cho hai tế bào con. D. Ở kì sau, các NST tách nhau ra và trượt về hai cực tế bào. Câu 10: Trong những kì nào của nguyên phân, NST ở trạng thái kép? A. Kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối. B. Kì đầu, kì giữa, kì cuối. C. Kì trung gian, kì đầu và kì cuối. D. Kì trung gian, kì đầu và kì giữa. Trang 1/4 - Mã đề 101
- Câu 11: Tuyến yên sản xuất hormone sinh trưởng, hormone này đến kích thích sự phân chia và kéo dài tế bào xương, giúp phát triển xương. Kiểu truyền thông tin giữa các tế bào trong trường hợp này là A. truyền tin qua khoảng cách xa. B. truyền tin nhờ tiếp xúc trực tiếp. C. truyền tin cục bộ. D. truyền tin nhờ các mối nối giữa các tế bào. Câu 12: Công nghệ tế bào là A. quy trình kĩ thuật ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc nuôi cấy mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. B. quy trình chuyển gen từ tế bào của loài này sang tế bào của loài khác nhằm tạo ra giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt. C. quy trình tạo ra giống mới đáp ứng yêu cầu của sản xuất bằng cách gây đột biến các giống sẵn có. D. quy trình tạo ra thế hệ con có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu vượt trội hơn hẳn thế hệ bố mẹ. Câu 13: Cho các bước thực hiện sau đây: (1) Nuôi cấy tế bào trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo mô sẹo. (2) Chuyển các cây non ra trồng trong bầu đất hoặc vườn ươm. (3) Tách mô phân sinh từ đỉnh sinh trưởng hoặc từ các tế bào lá non. (4) Nuôi cấy mô sẹo trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo cây con. Trình tự thực hiện nuôi cấy mô tế bào ở thực vật là A. (3) → (1) → (2) → (4). B. (2) → (3) → (1) → (4). C. (1) → (2) → (3) → (4). D. (3) → (1) → (4) → (2). Câu 14: Tên gọi khoảng thời gian giữa hai lần phân bào liên tiếp của tế bào nhân thực là gì? A. Quá trình phân bào. B. Phát triển tế bào. C. Phân chia tế bào. D. Chu kì tế bào. Câu 15: Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của công nghệ tế bào gốc? A. Tái tạo các mô để thay thế các mô, cơ quan bị tổn thương hoặc bị bệnh. B. Tạo ra những động vật có khả năng bất tử để sản xuất các chế phẩm sinh học. C. Bảo tồn giống động vật quý hiếm, phục hồi các nhóm động vật đã bị tuyệt chủng. D. Mở ra phương pháp điều trị mới trong điều trị vô sinh và hiếm muộn. Câu 16: Khi nói đến các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, … cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh giao tử. B. Ăn uống thiếu chất cũng có thể làm giảm số lượng giao tử. C. Con bị vô sinh hoàn toàn là do di truyền từ bố mẹ. D. Hút thuốc và uống rượu cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng giao tử. Câu 17: Cho các giai đoạn sau đây: (1) Giai đoạn truyền tin. (2) Giai đoạn đáp ứng. (3) Giai đoạn tiếp nhận. Quá trình truyền tin giữa các tế bào diễn ra theo trình tự nào sau đây? A. (3) → (1) → (2). B. (1) → (2) → (3). C. (3) → (2) → (1). D. (1) → (3) → (2). Câu 18: Đặc điểm chung của quá trình tổng hợp ở vi sinh vật là gì? A. Sử dụng nguồn carbon vô cơ. B. Sử dụng nguồn năng lượng hóa học. C. Tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất hữu cơ khác. D. Sử dụng năng lượng và enzyme để tổng hợp các chất. Câu 19: Vi sinh vật gồm Trang 2/4 - Mã đề 101
- A. vi khuẩn, động vật nguyên sinh, tảo đơn bào, vi nấm. B. vi khuẩn, động vật nguyên sinh, vi nấm. C. vi rút, động vật nguyên sinh, vi nấm. D. vi rút, động vật nguyên sinh, tảo đơn bào. Câu 20: Ở cơ thể người, phân bào nguyên phân có ý nghĩa như thế nào sau đây? A. Thay thế các tế bào đã chết và làm cho cơ thể lớn lên. B. Giúp cơ thể tạo ra các giao tử để duy trì nòi giống. C. Giúp cơ thể lớn lên và tạo giao tử để thực hiện sinh sản. D. Giúp cơ thể thực hiện việc tư duy và vận động. Câu 21: Điểm giống nhau giữa sinh vật quang tự dưỡng và quang dị dưỡng là A. đều sử dụng nguồn carbon là CO2. B. đều sử dụng nguồn carbon là chất hữu cơ. C. đều sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng. D. đều không sử dụng nguồn năng lượng ánh sáng. Câu 22: Trình tự lần lượt 3 pha của kì trung gian trong chu kì tế bào là trình tự nào? A. S, G2, G1. B. G1, G2, S. C. S, G1, G2. D. G1, S, G2. Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về bệnh ung thư? A. Chu kì tế bào diễn ra ổn đinh. B. Sự phân chia tế bào được điều khiển bằng một hệ thống điều hòa rất tinh vi. C. Hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể. D. Sự điều khiển chặt chẽ chu kì tế bào của cơ thể. Câu 24: Thông tin giữa các tế bào là A. sự truyền tín hiệu từ não bộ đến các cơ quan trong cơ thể để đáp ứng các kích thích từ môi trường. B. sự truyền tín hiệu từ tế bào này sang tế bào khác thông qua phân tử tín hiệu để tạo ra các đáp ứng nhất định. C. Sự truyền tín hiệu từ các tuyến nội tiết đến các cơ quan trong cơ thể để đáp ứng các kích thích từ môi trường. D. sự truyền tín hiệu trong nội bộ tế bào thông qua các chuỗi phản ứng sinh hóa để tạo ra các đáp ứng nhất định. Câu 25: Phân giải nucleic acid sẽ tạo thành A. amino acid. B. nucleotide. C. glucose. D. glycerol. Câu 26: Cho các ứng dụng sau: 1) Sản xuất sinh khối (protein đơn bào). 2) Làm rượu, tương cà, dưa muối. 3) Sản xuất chế phẩm sinh học (chất xúc tác, gôm …). 4) Sản xuất acid amin. Những ứng dụng nào từ quá trình tổng hợp của vi sinh vật? A. (1); (3); (4). B. (2); (3); (4). C. (1); (2); (4). D. (1); (2); (3). Câu 27: Ở vi sinh vật, lipid được tổng hợp bằng cách liên kết như thế nào? A. Glucose và acid béo. B. Glycerol và amino acid. C. Glucose và amino acid. D. Glycerol và acid béo. Câu 28: Trong các thành tựu dưới đây, đâu không phải là thành tựu của công nghệ tế bào? A. Nhân nhanh nhiều giống cây trồng. B. Tạo ra nhiều giống cây trồng biến đổi gene. C. Tạo ra cây mang đặc điểm của cả 2 loài khác nhau khác nhau. D. Bảo tồn nhiều loài thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. Trang 3/4 - Mã đề 101
- II. TỰ LUẬN (4 câu - 17 phút - 3 điểm) Câu 29. (1 điểm) Một tế bào sinh dưỡng của một loài sinh vật có bộ NST 2n = 16 tiến hành nguyên phân 3 lần liên tiếp. Số tế bào con và số lượng NST ở mỗi tế bào con được sinh ra sau 3 lần nguyên phân là bao nhiêu? Câu 30. (1 điểm) Tại sao khi nướng, bánh mì lại trở nên xốp? Câu 31. (0,5 điểm) Vì sao ở tế bào phôi chỉ 15 đến 20 phút là hoàn thành một chu kỳ tế bào trong khi đó tế bào thần kinh ở cơ thể người trưởng thành hầu như không phân bào? Câu 32. (0,5 điểm) Vì sao những người con do cùng bố mẹ sinh ra lại khác nhau về nhiều đặc điểm? ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề 101
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Bình Trung
7 p | 235 | 16
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 159 | 9
-
Bộ 23 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
25 p | 191 | 9
-
Bộ 22 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
23 p | 305 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 57 | 7
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 48 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 67 | 4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
32 p | 48 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Trương Vĩnh Ký
4 p | 60 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 41 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 103 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 70 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 59 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 65 | 2
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
42 p | 33 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 80 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn