intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 An Nhơn, Bình Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 An Nhơn, Bình Định" dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải bài tập trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 An Nhơn, Bình Định

  1. SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT SỐ 2 AN NHƠN -------------------- (Đề thi có 04 trang) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: .......... I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Thông tin giữa các tế bào là: A. Quá trình tế bào tiếp nhận các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác. B. Quá trình tế bào trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác. C. Quá trình tế bào xử lí các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác. D. Quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác. Câu 2. Trong chu kì tế bào, nhiễm sắc thể tồn tại ở trạng thái kép gồm có 2 chromatid dính ở tâm động xuất hiện ở: A. pha S, pha G2, pha M (kì giữa, kì sau). B. pha S, pha G2, pha M (kì đầu, kì giữa). C. pha S, pha G2, pha M (kì đầu, kì cuối). D. pha S, pha G2, pha M (kì sau, kì cuối). Câu 3. Ý nghĩa của quá trình giảm phân là: A. Giảm bộ NST trong tế bào. B. Tạo nên nhiều tế bào đơn bội cho cơ thể. C. Giúp cho cơ thể tạo thế hệ mới. D. Hình thành giao tử có bộ NST n, tạo cơ sở cho quá trình thụ tinh. Câu 4. Hai kiểu truyền thông tin phổ biến giữa các tế bào gồm: A. Truyền tin cận tiết và truyền tin qua synapse. B. Truyền tin nội tiết và truyền tin cận tiết. C. Truyền tin qua kết nối trực tiếp và truyền tin cận tiết. D. Truyền tin qua kết nối trực tiếp và truyền tin nội tiết. Câu 5. Nhân tố nào sau đây là nhân tố bên trong ảnh hưởng đến quá trình giảm phân? A. Hormone sinh dục. B. Chất dinh dưỡng. C. Căng thẳng thần kinh. D. Nhiệt độ. Câu 6. Mục đích của phương pháp phân lập vi sinh vật là: A. Nhân nhanh sinh khối vi sinh vật từ hỗn hợp gồm nhiều vi sinh vật khác nhau. B. Tạo ra chủng vi sinh vật mới từ hỗn hợp gồm nhiều vi sinh vật khác nhau. C. Thống kê số lượng vi sinh vật từ hỗn hợp gồm nhiều vi sinh vật khác nhau. D. Tách riêng từng loại vi sinh vật từ hỗn hợp gồm nhiều vi sinh vật khác nhau. Câu 7. Trong thực tiễn sản xuất, người nông dân thường dùng kĩ thuật giâm cành đối với một số cây trồng như sắn, mía, rau muống, khoai lang,... Đặc tính nào sau đây của tế bào thực vật là nguyên lí để thực hiện kĩ thuật này? A. Khả năng phản biệt hoá. B. Tính toàn năng, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa. C. Khả năng biệt hoá. D. Tính toàn năng. Câu 8. Giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào sau đây? A. Tế bào sinh dưỡng. B. Tế bào giao tử. C. Tế bào sinh dục sơ khai. D. Tế bào sinh dục chín. Câu 9. Vi nhân giống là: A. Một ứng dụng của công nghệ tế bào thực vật nhằm giảm tốc độ sinh sản của thực vật có hại. B. Một ứng dụng của công nghệ tế bào thực vật nhằm nhân nhanh các giống cây trồng. C. Một ứng dụng của công nghệ tế bào thực vật nhằm tạo ra các giống cây trồng siêu nhỏ. D. Một ứng dụng của công nghệ tế bào thực vật nhằm tạo ra các giống cây trồng mới. Câu 10. Công nghệ tế bào dựa trên nguyên lí nào sau đây? A. Tính toàn năng, khả năng biệt hoá và phản biệt hoá của tế bào. B. Khả năng phản biệt hoá của tế bào. C. Tính toàn năng của tế bào. Mã đề 101 Trang 4/4
  2. D. Khả năng biệt hoá của tế bào. Câu 11. Hình vẽ sau đây mô tả tế bào cơ thể lưỡng bội đang ở kì nào? của quá trình phân bào nào? Biết rằng không xảy ra đột biến, các kí hiệu chữ cái là kí hiệu cho các NST? A. Hình 1: kỳ giữa của nguyên phân; Hình 2: kỳ giữa của giảm phân B. Hình 1: kỳ sau của nguyên phân; Hình 2: kỳ sau của giảm phân C. Hình 1: kỳ giữa của giảm phân; Hình 2: kỳ giữa của nguyên phân D. Hình 1: kỳ sau của nguyên phân; Hình 2: kỳ giữa của giảm phân Câu 12. Quan sát quy trình nhân bản vô tính cừu Dolly dưới đây: Cừu Dolly sẽ có vật chất di truyền cơ bản giống với: A. Cừu mẹ mang thai. B. Cừu cho nhân và cừu mang thai hộ. C. Cừu cho trứng và cừu mang thai hộ. D. Cừu cho nhân. Câu 13. Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng và nguồn carbon là CO 2 thì sẽ có kiểu dinh dưỡng là: A. Quang dị dưỡng. B. Hoá dị dưỡng. C. Hóa tự dưỡng. D. Quang tự dưỡng. Câu 14. Sự kiện nào sau đây luôn xảy ra ở giai đoạn tiếp nhận của quá trình truyền thông tin giữa các tế bào? A. Phức hợp tín hiệu – thụ thể đi vào nhân và tác động đến DNA và hoạt hóa sự phiên mã gene nhất định. B. Phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể đặc hiệu ở tế bào đích, làm thay đổi hình dạng của thụ thể dẫn đến hoạt hóa thụ thể. C. Phân tử tín hiệu đi qua màng và liên kết với thụ thể nằm ở bên trong tế bào tạo thành phức hợp tín hiệu – thụ thể. Mã đề 101 Trang 4/4
  3. D. Tế bào đích xuất hiện nhiều thay đổi khác nhau như tăng cường phiên mã, dịch mã, tăng hay giảm quá trình chuyển hóa một hoặc một số chất,… Câu 15. Hai tế bào mới sinh ra sau nguyên phân có bộ nhiễm sắc thể giống nhau là nhờ: A. Sự nhân đôi chính xác DNA và sự biến mất của màng nhân. B. Sự co xoắn cực đại của NST và sự biến mất của nhân con. C. Sự nhân đôi chính xác DNA và sự phân li đồng đều của các NST. D. Sự dãn xoắn cực đại của NST và sự biến mất của màng nhân. Câu 16. Tính toàn năng của tế bào là: A. Quá trình một tế bào biến đổi thành một loại tế bào mới, có tính chuyên hóa về cấu trúc và chức năng. B. Khả năng một tế bào phân chia, phát triển thành mô, cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh trong mọi loại môi trường. C. Khả năng một tế bào phân chia, phát triển thành mô, cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh trong môi trường thích hợp. D. Quá trình kích hoạt tế bào đã biệt hóa thành tế bào mới giảm hoặc không còn tính chuyên hóa về cấu trúc và chức năng. Câu 17. Cho các đặc điểm sau: (1) Có kích thước nhỏ bé, thường không nhìn thấy bằng mắt thường. (2) Có khả năng phân bố rộng trong tất cả các môi trường. (3) Có khả năng hấp thu và chuyển hóa vật chất nhanh. (4) Có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh. Số đặc điểm chung của vi sinh vật là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 18. Ngựa có bộ nhiễm sắc thể 2n = 64 và lừa có bộ nhiễm sắc thể 2n = 62. Con lai giữa ngựa cái và lừa đực là con la. Con la sẽ có bộ nhiễm sắc thể là: A. 2n = 63. B. 2n = 62. C. 2n = 64. D. 2n = 126. Câu 19. Trình tự các pha trong chu kì tế bào là: A. Pha M → Pha G1 → Pha S → Pha G2. B. Pha M → Pha G1 → Pha G2 → Pha S. C. Pha G1 → Pha S → Pha G2 → Pha M. D. Pha G1 → Pha G2 → Pha S → Pha M. Câu 20. Trong nguyên phân, hai chromatid của nhiễm sắc thể phân li đồng đều thành hai nhiễm sắc thể đơn và di chuyển về hai cực của tế bào xảy ra ở: A. Kì giữa. B. Kì cuối. C. Kì sau. D. Kì đầu. Câu 21. Cho các vai trò sau: (1) Làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể đa bào sinh trưởng và phát triển. (2) Giúp cơ thể đa bào tái sinh những mô hoặc cơ quan bị tổn thương. (3) Là cơ chế sinh sản của nhiều sinh vật đơn bào. (4) Là cơ chế sinh sản của nhiều loài sinh sản vô tính. Có bao nhiêu ý đúng về vai trò của quá trình nguyên phân: A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 22. Chu kì tế bào là: A. Một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào phân chia thành tế bào mới. B. Một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào trưởng thành đến khi tế bào phân chia thành tế bào mới. C. Một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào đạt kích thước tối đa. D. Một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào già và chết đi. Câu 23. Nếu ở tinh trùng của một loài sinh vật có số lượng NST là 39 thì tế bào của cơ thể thuộc loài đó có: A. 39 NST B. 68 NST C. 42 NST D. 78 NST Câu 24. Trình tự các giai đoạn của quá trình truyền thông tin giữa các tế bào là: Mã đề 101 Trang 4/4
  4. A. Tiếp nhận → đáp ứng → truyền tin nội bào. B. Truyền tin nội bào → tiếp nhận → đáp ứng. C. Truyền tin nội bào → đáp ứng → tiếp nhận. D. Tiếp nhận → truyền tin nội bào → đáp ứng. Câu 25. Căn cứ để phân loại các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật là: A. Dựa vào nguồn carbon và nguồn cung cấp vật chất. B. Dựa vào nguồn oxygen và nguồn cung cấp năng lượng. C. Dựa vào nguồn oxygen và nguồn cung cấp vật chất. D. Dựa vào nguồn carbon và nguồn cung cấp năng lượng. Câu 26. Kết thúc giảm phân, một tế bào sinh tinh sẽ tạo ra: A. 1 tinh trùng. B. 2 tinh trùng. C. 4 tinh trùng. D. 3 tinh trùng. Câu 27. Hãy tìm ra câu trả lời SAI trong các câu sau đây: trong quá trình phân bào bình thường, NST kép tồn tại: A. Kì đầu của giảm phân II. B. Kì giữa của nguyên phân. C. Kì đầu của giảm phân I. D. Kì sau của nguyên phân. Câu 28. Cho các sinh vật sau: vi khuẩn lactic, nấm men, trùng roi, trùng giày, tảo silic, cây rêu, giun đất. Có bao nhiêu sinh vật trên thuộc nhóm vi sinh vật? A. 6. B. 7. C. 4. D. 5. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1 (1 điểm): Phân biệt nguyên phân và giảm phân theo các tiêu chí sau: Tiêu chí Nguyên phân Giảm phân Loại tế bào Số lần phân bào Số lượng tế bào con tạo thành Bộ NST ở 1 tế bào con tạo thành Câu 2(1 điểm) Phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật, dựa vào các tiêu chí sau: Nguồn năng lượng Nguồn Cacbon Quang tự dưỡng Quang dị dưỡng Hóa tự dưỡng Hóa dị dưỡng Câu 3(0.5điểm): - Trong thực tế sản xuất, bằng phương pháp nào người ta có thể nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm ( như Sâm Ngọc Linh, Lan kim tuyến…), vì sao? - Phương pháp này dựa trên nguyên lý nào của tế bào? Câu 4(0.5điểm): Ở 1 loài động vật, có 10 tế bào sinh dục sơ khai đực thực hiện nguyên phân liên tiếp 3 lần ở vùng sinh sản, các tế bào con sinh ra chuyển sang vùng chín và thực hiện giảm phân tạo tinh trùng. Biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 6,25% và tạo thành các hợp tử. a. Tính số tinh trùng được tạo thành qua giảm phân. b. Tính số hợp tử được tạo thành qua quá trình thụ tinh nói trên. --- Hết--- Mã đề 101 Trang 4/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2