intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai

  1. SỞ GD VÀ ĐT ĐỒNG NAI MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II, TRƯỜNG THCS -THPT ĐĂK LUA NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: Sinh học – Lớp 10A2 Thời gian làm bài: 45 phút A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 Câu – 7đ): Câu 1: Thông tin tế bào là A. quá trình trao đổi thông tin giữa các tế bào gần nhau. B. sự trao đổi thông tin giữa các tế bào cùng thực hiện một chức năng. C. quá trình tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ tế bào khác. D. sự hình thành tín hiệu hóa học hoặc xung điện truyền cho tế bào khác. Câu 2: Cho các giai đoạn: Tiếp nhận (1); Đáp ứng (2); Truyền tin nội bào (3). Trình tự đúng của thông tin tế bào là: A. 1→ 2→ 3. B. 1→ 3→ 2. C. 2→ 1→ 3. D. 2→ 3→ 1. Câu 3: Vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi được hình thành đến khi tế bào phân chia thành tế bào mới được gọi là A. chu kì tế bào. B. thông tin tế bào. C. quá trình tổng hợp và phân giải. D. quá trình phân bào. Câu 4: Nhiễm sắc thể kép tách thành nhiễm sắc thể đơn và trượt về phía 2 cực thoi phân bào. Đây là diễn biến xảy ra ở kì nào của quá trình nguyên phân? A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối. Câu 5: Nhiễm sắc thể co xoắn cực đại và xếp 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Đây là diễn biến xảy ra ở kì nào của quá trình giảm phân? A. Kì đầu I. B. Kì giữa II. C. Kì đầu II. D. Kì giữa I. Câu 6: Biện pháp nào sau đây giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư? A. Ăn uống khoa học. B. Hút thuốc lá. C. Lạm dụng rượu bia. D. Đốt rác thải nhựa. Câu 7: Quy trình kĩ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế bào, mô thực vật trong ống nghiệm nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô từ đó sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người được gọi là A. công nghệ tế bào. B. công nghệ tế bào thực vật. C. công nghệ tế bào động vật. D. nuôi cấy mô thực vật. Câu 8: Cho các nguyên lí sau: Tính toàn năng của tế bào thực vật (1); Biệt hóa của tế bào (2); Phản biệt hóa (3); Đặc điểm di truyền (4). Công nghệ tế bào thực vật dựa trên mấy nguyên lí? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 9: Thành tựu nào sau đây không phải của công nghệ tế bào thực vật? A. Nuôi cấy mô để nhân nhanh giống sâm ngọc linh. B. Dung hợp tế bào trần để tạo giống cây ăn quả không hạt. C. Nhân nhanh giống cây trồng bằng cách gieo hạt. D. Sản xuất các chất có hoạt tính sinh học trong tế bào thực vật. Câu 10: Quy trình kĩ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế bào, mô động vật hoặc người trong môi trường nhân tạo để tạo ra số lượng lớn tế bào nhằm mục đích nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế được gọi là A. công nghệ tế bào. B. công nghệ tế bào thực vật. C. công nghệ tế bào động vật. D. nuôi cấy mô thực vật. Câu 11: Cho các nguyên lí sau: Tính toàn năng của tế bào động vật (1); Biệt hóa tế bào (2); Phản biệt hóa (3); Đặc điểm di truyền (4). Công nghệ tế bào động vật dựa trên những nguyên lí nào? A. 1 và 2. B. 2 và 3. C. 1, 2 và 3. D. 1, 2 và 4. Câu 12: Thành tựu nào sau đây không phải của công nghệ tế bào động vật? A. Tạo ra con lai hữu tính. B. Tạo da từ tế bào gôc. C. Tạo cừu mang gene người. D. Nhân bản vô tính động vật. Câu 13: Sinh vật có kích thước nhỏ bé và thường chỉ quan sát được bằng kính hiển vi được gọi là A. vi sinh vật. B. động vật nguyên sinh. C. vi khuẩn. D. virus. Câu 14: Dựa vào nguồn năng lượng và nguồn carbon người ta chia dinh dưỡng ở vi sinh vật thành mấy kiểu? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 15: Vi sinh vật không có đặc điểm chung nào sau đây? A. Kích thước nhỏ. B. Sinh sản nhanh. C. Phân bố rộng. D. Chuyển hóa vật chất chậm. Câu 16: Người ta không dùng phương pháp nào sau đây để nghiên cứu vi sinh vật? A. Phân lập vi sinh vật. B. Nghiên cứu hình thái. C. Nghiên cứu đặc điểm hóa sinh. D. Nghiên cứu phả hệ. Sử dụng thông tin có trong hình ảnh dưới đây để trả lời các câu hỏi 17 đến 19 1
  2. Câu 17: Giai đoạn tiếp nhận được đánh số A. 1. B. 2. C. 3. D. 1 và 2. Câu 18: Thụ thể được hoạt hóa sẽ hoạt hóa các phân tử nhất định trong tế bào theo chuỗi tương tác với các phân tử đích xảy ra ở giai đoạn nào trong sơ đồ trên? A. 1. B. 2. C. 3. D. 2 và 3. Câu 19: Giai đoạn đáp ứng tương ứng với số nào trong sơ đồ trên? A. 1. B. 2. C. 3. D. 2 và 3. Sử dụng thông tin có trong hình ảnh dưới đây để trả lời các câu hỏi 20 đến 22 Câu 20: Nhiễm sắc thể có hiện tượng co xoắn, phân chia, phân li xảy ra ở A. pha S. B. pha G1. C. pha G2. D. pha M. Câu 21: Các chất cần thiết cho sự sinh trưởng của tế bào được tỏng hợp chủ yếu ở A. pha S. B. pha G1. C. pha G2. D. kì đầu. Câu 22: Từ 1 tế bào sinh dưỡng có số lượng NST 2n =24 kết thức quá trình nguyên phân tạo ra số tế bào và số lượng NST trong mỗi tế bào được tạo ra lần lượt là bao nhiêu? A. 2 và 24. B. 2 và 48. C. 4 và 12. D. 4 và 24. Câu 23: Yếu tố nào sau đây không phải nhân tố bên trong có ảnh hưởng đến quá trình giảm phân? A. Nhân tố di truyền. B. Hoocmôn sinh dục. C. Tuổi thành thục sinh dục. D. Chế độ dinh dưỡng. Câu 24: Điều nào sau đây có ở quá trình giảm phân mà không có ở quá trình nguyên phân? A. Có sự hình thành thoi phân bào. B. Có sự phân chia NST kép thành NST đơn. C. Có hiện tượng trao đổi chéo tạo hoán vị gen. D. Có hiện tượng phân chia tế bào chất. Câu 25: Nhận xét nào sau đây sai khi nói về tình hình ung thư ở Việt Nam? A. Có xu hướng ngày càng tăng. B. Có thể gặp ở mọi lứa tuổi. C. Số ca mắc bệnh chủ yếu ở vùng nông thôn. D. Có các cơ sở chuyên khoa để phát hiện và điều trị ung thư. Câu 26: Vi khuẩn lam sống được khi có ánh sáng và CO2. Kiểu dinh dưỡng của tảo lục đơn bào là A. quang dị dưỡng. B. quang tự dưỡng. C. hóa tự dưỡng. D. hóa dị dưỡng. Câu 27: Trùng giày có nguồn thức ăn là vi khuẩn, các mảnh vụ hữu cơ. Kiểu dinh dưỡng của trùng giày là A. quang dị dưỡng. B. quang tự dưỡng. C. hóa tự dưỡng. D. hóa dị dưỡng. Câu 28: Để quan sát vi khuẩn lactic chúng ta cần dùng mẫu vật nào sau đây? A. Men rượu. B. Nước dưa chua. C. Nước thịt. D. Mẫu bánh mì. B. PHẦN TỰ LUẬN (4 câu – 3đ) Câu 29 (1đ): Giải thích cơ chế gây ung thư ở người? Câu 30 (1đ): Tại sao thức ăn không bảo quản tốt sau một thời gian sẽ bị ôi thiu? Câu 31 (0,5đ): Tại sao động vật có thể lớn lên ở một mức nhất định theo thời gian? Câu 32 (0,5đ): Thiết kế thí nghiệm quan sát nấm mốc từ các mẫu vật sau: Vỏ bưởi mốc, sữa chua, nước dưa chua, men rượu. 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2