
Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Ngô Gia Tự, Phú Yên (Đề tham khảo)
lượt xem 1
download

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Ngô Gia Tự, Phú Yên (Đề tham khảo)’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Ngô Gia Tự, Phú Yên (Đề tham khảo)
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 NĂM HỌC 2024-2025 MÔN SINH HỌC KHỐI 10 1. Thời điểm kiểm tra: Tuần của năm học. 2. Thời gian làm bài: 45 phút 3. Hình thức kiểm tra: 70%Trắc nghiệm + 30% tự luận. 4. Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 30% Vận dụng. - Tổng điểm: 10 điểm, gồm 25 câu. Trong đó: + Phần I. Trắc nghiệm Phần Trắc nghiệm nhiều lựa chọn gồm 16 câu TNNLC = 4 điểm Phần Trắc nghiệm Đúng/Sai gồm 2 câu = 2,0 điểm. Phần Câu trắc nghiệm trả lời ngắn gồm 4 câu = 1 điểm + Phần II. Tự luận gồm 3 câu = 3,0 điểm MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 Nội dung Vận kiểm tra Biết Hiểu dụng TNNLC TNĐS TNTLN TNNLC TNĐS TNTLN Tự luận Chu kì tế bào và nguyên phân 2 2 1 1 Quá trình giảm phân 1 2 Công nghệ tế bào 4 Sự đa dạng 1 1 2 và phương pháp nghiên cứu ở vi sinh
- vật Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật 7 1 1 2 1 2 14 2 2 8 2 3 16 12 3 ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 STT Nội dung kiến thức Mức độ kiểm tra, đánh giá 1 Chu kì tế bào và - Dựa vào sơ đồ, trình bày được các giai đoạn trong chu kì tế bào Hiểu phân bào 2 Quá trình giảm Dựa vào cơ chế nhân đôi và phân li của NST để giải thích được quá trình giảm phân, thụ tinh Vận dụng phân cùng với nguyên phân là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật 3 Công nghệ tế bào - Nêu được nguyên lí công nghệ tế bào thực vật Nhận biết - Nêu được một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật - Nêu được khái niệm công nghệ tế bào động vật - Nêu được một số thành tựu của công nghệ tế bào động vật 4 Vi sinh vật Khái niệm và các nhóm vi sinh - Nêu được khái niệm vi sinh vật Nhận biết vật - Kể tên các nhóm vi sinh vật Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật Thông hiểu - Quá trình tổng hợp và phân - Kể tên được 1 số thành tựu hiện đại của công nghệ vi sinh vật Nhận biết giải ở vi sinh vật - Nêu được khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật - Quá trình sinh trưởng và sinh - Nêu được 1 số ví dụ về quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật sản ở vi sinh vật - Nêu được 1 số ví dụ về quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật - Một số ứng dụng vi sinh vật - Kể tên được 1 số ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật và triển vọng phát triển trong thực tiễn của ngành nghề đó - Trình bày được đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn Thông hiểu - Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật - Trình bày được tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong chữa bệnh cho con người và động vật - Trình bày được 1 số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn ( sản xuất và bảo quản thực phẩm, sản xuất thuốc, xử lí môi trường ...) - Phân tích được vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người Vận dụng
- ĐỀ MINH HỌA I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Phần: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Thí sinh trả lời các câu hỏi 1 đến 16; mỗi câu hỏi chỉ chọn 1 đáp án) Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về chu kì tế bào? A. Chu kì tế bào là hoạt động sống có tính chất chu kì. B. Chu kì tế bào là hoạt động sống chỉ diễn ra ở sinh vật đa bào. C. Thời gian của chu kì tế bào là thời gian của các giai đoạn trong chu kì tế bào. D. Kết quả của chu kì tế bào là từ một tế bào mẹ ban đầu hình thành 2 tế bào con. Câu 2: Nguyên nhân nào sau đây không được sử dụng để giải thích cho hiện tượng tỉ lệ người mắc bệnh ung thư ngày càng gia tăng? A. Tuổi thọ của con người ngày càng được gia tăng. B. Ô nhiễm môi trường sống ngày càng nặng nề. C. Công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh. D. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh ngày càng phổ biến. Câu 3: Công nghệ tế bào động vật gồm những kĩ thuật chính nào sau đây? A. Nuôi cấy mô và cấy truyền phôi. B. Nhân bản vô tính và cấy truyền phôi. C. Dung hợp tế bào trần và cấy truyền phôi. D. Nhân bản vô tính và dung hợp tế bào trần. Câu 4: Kĩ thuật nào dưới đây là ứng dụng của công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật? A. Nuôi cấy hạt phấn B. Nuôi cấy mô tế bào C. Cấy truyền phôi D. Nhân bản vô tính Câu 5: Nhân bản vô tính ở động vật không đem đến triển vọng nào sau đây? A. Nhân nhanh nguồn gene động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. B. Tạo nguồn cơ quan, nội tạng thay thế dùng trong chữa trị bệnh ở người.
- C. Tạo ra các loài động vật biến đổi gene để sản xuất thuốc chữa bệnh. D. Tạo ra những cá thể mới có bộ gene của cá thể gốc được chọn lựa. Câu 6: Đâu không phải là thành tựu của công nghệ tế bào động vật? A. Tạo mô, cơ quan thay thế B. Tạo dòng tế bào và động vật chuyển gene C. Nhân bản vô tính ở động vật D. Sản xuất vaccine ăn được Câu 7 : Một loại vi khuẩn chỉ cần amino acid loại methionine làm chất dinh dưỡng hữu cơ và sống trong hang động không có ánh sáng. Kiểu dinh dưỡng của loại vi khuẩn này là A. quang tự dưỡng. B. quang dị dưỡng. C. hóa dị dưỡng. D. hóa tự dưỡng. Câu 8: Vi sinh vật là gì? A. Vi sinh vật là những sinh vật đơn bào có kích thước nhỏ bé, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi. B. Vi sinh vật là những sinh vật đa bào có kích thước nhỏ bé, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi. C. Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước nhỏ bé, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi. D.Vi sinh vật là những sinh vật đơn bào có kích thước nhỏ bé, có thể quan sát được bằng mắt thường. Câu 9 : Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là A. sự tăng sinh khối của quần thể. B. sự tăng số lượng tế bào của quần thể. C. sự tăng kích thước của mỗi cá thể trong quần thể. D. sự mở rộng phạm vi phân bố của quần thể. Câu 10: Vi sinh vật được chia thành các nhóm: A.Vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực B. Vi khuẩn, nấm, và tảo C. Sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào D. Chỉ có một nhóm vi sinh vật nhân sơ Câu 11: Trong quá trình sinh tổng hợp, prôtêin được tổng hợp bằng cách A. Kết hợp các nuclêôtit với nhau B. Kết hợp giữa axit béo và glixêrol C. Kết hợp giữa các axit amin với nhau D. Kết hợp các phân tử đường đơn với nhau. Câu 12: Vi khuẩn cộng sinh trong rễ cây họ đậu có vai trò?
- A. Cố định Nitrogen B. Cố định Photphos C. Cố định Carbon D. Cố định Oxygen Câu 13: Vi sinh vật được sử dụng trong ứng dụng lên men, muối chua nông sản là: A. Nấm men B. Vi khuẩn bacter bacillus C. Nấm mốc D. Vi khuẩn Lactic Câu 14: Sản phẩm nào sau đây không phải là sản phẩm của công nghệ vi sinh vật? A. Sữa chua. B. Vaccine. C. Chất kháng sinh. D. Lúa mì. Câu 15: Có bao nhiêu ứng dụng sau đây là ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn? (1) Xử lí rác thải. (2) Tổng hợp chất kháng sinh. (3) Lên men sữa chua. (4) Tạo ra máy đo đường huyết. (5) Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 16: Đâu không phải là ứng dụng của quá trình phân giải polysaccharide? A, Phân giải xác thực vật thành phân bón hữu cơ B. Sản xuất ethanol sinh học C. Muối chua rau, củ, quả, thịt, ... D. Sản xuất nước tương, nước mắm Phần: Trắc nghiệm đúng – sai (Thí sinh trả lời các câu hỏi 1 đến câu hỏi 2. Trong mỗi câu hỏi, thí sinh trả lời đúng hoặc sai cho mỗi ý (mệnh đề) Câu 1: Khi quan sát quá trình phân bào của các tế bào (2n) thuộc cùng một mô ở một loài sinh vật, một học sinh vẽ lại được sơ đồ với đầy đủ các giai đoạn khác nhau như sau: Cho các phát biểu sau đây là đúng hay sai A. Quá trình phân bào của các tế bào này là quá trình nguyên phân.
- B. Bộ NST lưỡng bội của loài trên là 2n = 8. C. Ở giai đoạn (b), tế bào có 8 phân tử ADN thuộc 4 cặp nhiễm sắc thể. D. Thứ tự các giai đoạn xảy ra là (a) (b) (d) (c) (e). Câu 2: Mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về quá trình tổng hợp carbohydrat ở vi sinh vật ? A. Một số vi sinh vật còn tổng hợp chitin và cellulose B. Sản phẩm của quá trình tổng hợp carbohydrat là polypeptide C. Gôm bản chất là một loại polysaccahatide mà vi sinh vật tiết vào môi trường D. Ở vi khuẩn và tảo, việc tổng hợp tinh bột và glycogen không cần hợp chất mở đầu Phần: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (Thí sinh trả lời các câu hỏi 1 đến câu hỏi 4) Câu 1: Cho : vi rut, nấm, vi khuẩn, vi khuẩn cổ và động vật nguyên sinh. Có bao nhiêu loài là vi sinh vật nhân sơ? Câu 2: Cho các yếu tố: độ ẩm, độ pH, nhiệt độ và ánh sáng. Có bao nhiêu yếu tố vật lí ức chế sự sinh trưởng của các vi sinh vật có hại trong quá trình muối chua rau quả ? Câu 3: Hình dưới là đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục. Pha suy vong là chú thích số mấy ? Câu 4: Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật đối với nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu, người ta phân chia làm mấy nhóm vi sinh vật? II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 3: Hãy giải thích vì sao các bệnh do vi sinh vật gây ra ( bệnh tả, nấm…) dễ xuất hiện và phát triển thành dịch ở vùng nhiệt đới hơn so với vùng ôn đới? Câu 1: Giải thích vì sao quá trình giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật, đảm bảo duy trì bộ NST 2n đặc trưng cho loài? Câu 2: Bạn A bị cảm lạnh, đau họng, ho, sổ mũi, nhức đầu có thể . Để đỡ mất thời gian đi khám, bạn đã ra hiệu thuốc mua thuốc kháng sinh về tự điều trị. Theo em việc làm của bạn là nên hay không? Vì sao?

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
86 p |
435 |
18
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p |
316 |
8
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p |
312 |
6
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p |
330 |
6
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p |
322 |
5
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p |
311 |
4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p |
323 |
4
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p |
309 |
4
-
Bộ 11 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
64 p |
317 |
4
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p |
320 |
3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
44 p |
299 |
3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p |
330 |
3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p |
309 |
3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p |
321 |
3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p |
310 |
3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
67 p |
318 |
3
-
Bộ 14 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
76 p |
334 |
2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p |
316 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
