intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp

  1. TRƯỜNG THPT KIẾN VĂN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II. NĂM HỌC 2021-2022 KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II MÔN SINH HỌC LỚP 11 Ngày kiểm tra: 23/03/2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 02 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 422 A. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: ( 5.0 điểm, gồm 20 câu) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu ( A, B, C, D) sau: Câu 1: Những hoocmôn môn thực vật thuộc nhóm kìm hãm sự sinh trưởng là: A. Gibêrelin, êtylen. B. Etylen, Axit abxixic. C. Auxin, gibêrelin. D. Auxin, xitôkinin. Câu 2: Không dùng Auxin nhân tạo đối với nông phẩm trực tiếp làm thức ăn là vì: A. Làm giảm năng suất của cây sử dụng lá. B. Làm giảm năng suất của cây sử dụng thân. C. Làm giảm năng suất của cây sử dụng củ. D. Không có enzim phân giải nên tích luỹ trong nông phẩm sẽ gây độc hại đơi với người và gia súc. Câu 3: Quang chu kì là gì? A. Là thời gian chiếu sáng cảu môi trường vào cây trong giai đoạn sinh trưởng. B. Là thời gian chiếu sáng trong cả chu tình sống của cây. C. Là năng lượng môi trường cung cấp cho một cơ thể thực vật trong suốt một chu kì sống của nó. D. Là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối, liên quan đến sự ra hoa của cây. Câu 4: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp? A. Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm. B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ). C. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây. D. Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch. Câu 5: Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây 1 lá mầm? A. Mô phân sinh bên B. Mô phân sinh lóng C. Mô phân sinh đỉnh thân D. Mô phân sinh đỉnh rễ Câu 6: Mối liên hệ giữa Phitôcrôm Pđ và Pđx như thế nào? A. Chỉ dạng Pđ chuyển hoá sang dạng Pđx dưới sự tác động của ánh sáng. B. Hai dạng chuyển hoá lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng. C. Hai dạng không chuyển hoá lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng. D. Chỉ dạng Pđx chuyển hoá sang dạng Pđ dưới sự tác động của ánh sáng. Câu 7: Sinh trưởng thứ cấp là: A. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra. B. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra. C. Sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra. D. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra. Câu 8: Florigen kích thích sự ra hoa của cây được sinh ra ở: A. Lá. B. Rễ. C. Chồi nách. D. Đỉnh thân. Câu 9: Loại mô phân sinh nào sau đây chỉ có ở cây 1 lá mầm? A. Mô phân sinh đỉnh thân B. Mô phân sinh đỉnh rễ C. Mô phân sinh lóng D. Mô phân sinh bên Câu 10: Ở những loài có quang chu kì, cơ quan nào sau đây đóng vai trò chính trong quang chu kì ở thực vật A. Lá B. Chồi nách C. Chồi bên D. Thân Câu 11: Quá trình nào sau đây là sinh trưởng của thực vật? A. Cơ thể thực vật tạo hạt B. Cơ thể thực vật tăng kích thích, khối lượng C. Cơ thể thực vật ra hoa D. Cơ thể thực vật rụng lá, rụng hoa Câu 12: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là: A. Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua một lần lột xác nó biến thành con trưởng thành. B. Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành. Trang 1/2 - Mã đề 422
  2. C. Trường hợp ấu trùng phát triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành. D. Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành. Câu 13: Khi nói về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển trong đời sống sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Là hai quá trình độc lập nhau (2) Là hai quá trình liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau. (3) Sinh trưởng là điều kiện của phát triển (4) Phát triển làm thay đổi sinh trưởng (5) Kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của hệ sinh dục. A. 4 B. 5 C. 3 D. 6 Câu 14: Phát triển của cơ thể động vật bao gồm: A. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể. B. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể. C. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể. D. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng và phân hoá tế bào. Câu 15: Nhân tố quan trọng điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là: A. Thức ăn. B. Nhiệt độ và ánh sáng C. Nhân tố di truyền. D. Hoocmôn. Câu 16: Sinh trưởng và phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có: A. đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành nhưng khác về sinh lý. B. đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý khác với con trưởng thành. C. đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý khác với con trưởng thành. D. đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành. Câu 17: Hoocmôn thực vật Là: A. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây. B. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng ức chế hoạt động của cây. C. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động của cây. D. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng kháng bệnh cho cây. Câu 18: Đặc điểm nào không có ở hoocmôn thực vật? A. Được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác. B. Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây. C. Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể. D. Tính chuyển hoá cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao. Câu 19: Chất nào sau đây là sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật? A. Diệp lục b B. Carôtenôit C. Diệp lục a D. Phitocrôm Câu 20: Êtylen có vai trò: A. Thúc quả chóng chín, rụng quả, kìm hãm rụng lá. B. Thúc quả chóng chín, ức chế rụng lá và rụng quả. C. Thúc quả chóng chín, rụng lá kìm hãm rụng quả. D. Thúc quả chóng chín, rụng lá, rụng quả. B. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN: (5.0 điểm; Gồm 03 câu) Câu 1. a. Nếu căn cứ vào sự tương quan giữa độ dài ngày và đêm, ở thực vật ra hoa có thể phân chia thành bao nhiêu nhóm? Đó là những nhóm cây nào? ( 1 điểm) b. Người ta làm thí nghiệm đem ngắt quãng độ dài thời gian che tối liên tục vào ban đêm của một cây bằng một loại ánh sáng, cây đó đã không ra hoa. Cây đó thuộc nhóm thực vật nào? (1 điểm) Câu 2. Quá trình phát triển của con muỗi thuộc kiểu nào? Tại sao? (2 điểm). Câu 3. Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng? (1 điểm) -------------------HẾT---------------- Trang 2/2 - Mã đề 422
  3. Trang 3/2 - Mã đề 422
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2