intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam" dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải bài tập trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

  1. SỞ GD ĐT QUẢNG NAM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ NĂM HỌC 2023-2024 NHÓM SINH- CÔNG NGHỆ MÔN: SINH 11 ****** THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT - Thời điểm kiểm tra: Tuần 26 của năm học. - Thời gian làm bài: 45 phút - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận với tỉ lệ 70% trắc nghiệm, 30% tự luận; - Cấu trúc: + Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. + Phần trắc nghiệm: 7,0 điểm, (gồm 21 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 9 câu), mỗi câu 0,33 điểm; + Phần tự luận: 3,0 điểm (Vận dụng: 2,0 điểm/2 câu; Vận dụng cao: 1,0 điểm/1 câu). A. MA TRẬN MA TRẬN BÀI TRA GIỮA KÌ II MÔN SINH HỌC 11 THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT Mức độ TT Tổng nhận Tổng điểm Đơn thức vị Thôn Vận kiến Nhận Vận Số g dụng thức biết dụng CH hiểu cao Số Thời Số Thời Số Thời Số Thời Thời TN TL CH gian CH gian CH gian CH gian gian Cảm ứng ở 6 6 4 6 0 0 1 9,5 10 1 21.5 4,33 động vật 1 Tập tính ở 3 3 5 7,5 1 5 0 0 8 1 15.5 3,67 động vật Khái quát về sinh trưởn 2 g và 3 3 0 0 1 5 0 0 3 1 8 2.0 phát triển ở sinh vật
  2. Tổng 12 12 9 13,5 2 10 1 9.5 21 3 45 10,0 Tỉ lệ 40 30 20 10 (%) Tỉ lệ chung (%) 70 30 100
  3. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II SINH HỌC 11 THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT TT Đơn vị Mức độ kiến thức nhận thức Cảm ứng NB TH VD VDC ở động vật Cảm Các hình Nhận biết ứng ở thức cảm - Nhận biết hình cảm ứng ở các động ứng ở các nhóm động vât. vật nhóm động vật. - Nhận biết được cấu tạo hệ thần kinh ở các nhóm động vật. Thông hiểu Trình bày được các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác 2 nhau. (Câu 13 - TN) Dựa vào hình vẽ (hoặc sơ đồ), phân biệt được hệ thần kinh dạng ống với hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch. - Trình bày được sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh. (Câu 14 - TN) Tế bào Nhận biết 3 1 1 thần kinh, - Nêu được các giai đoạn của điện synapse thế hoạt động. (Câu 4 - TN) −Nêu được cấu tạo của tế bào thần kinh. (Câu 1 - TN) −- Dựa vào hình vẽ, nêu được chức năng của tế bào thần kinh. - Nêu được các thành phần cấu tạo của synapse. (Câu 3 - TN) Dựa vào sơ đồ, mô tả được cấu tạo synapse. Thông hiểu −- Mô tả được quá trình truyền tin
  4. qua synapse. (Câu 15 - TN) Vận dụng cao Vận dụng hiểu biết về hoạt động của hệ thần kinh để giải thích một số hiện tượng thực tế. ( sự lan truyền điện thế hoạt động, truyền tin qua synapse) (Câu 3 – TL) Phản xạ Nhận biết Các bệnh Tái hiện được các bộ phận của một liên quan cung phản xạ. (Câu 6 - TN) hệ thần Nêu được khái niệm phản xạ. kinh −Nêu được các dạng thụ thể. −Nêu được vai trò của các thụ thể (các thụ thể cảm giác về: cơ học, hoá học, điện, nhiệt, đau). (Câu 2 - TN) −Nêu được vai trò các cảm giác vị giác, xúc giác và khứu giác trong cung phản xạ. (Câu 5 - TN) 3 −Thông hiểu −- Trình bày được đặc điểm của phản xạ không điều kiện, phản xạ có điều 1 kiện. (Câu 16 - TN) Vận dụng cao −Vận dụng hiểu biết về hệ thần kinh để giải thích được cơ chế giảm đau khi uống và tiêm thuốc giảm đau. - Đề xuất được các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh: không lạm dụng chất kích thích; phòng chống nghiện và cai nghiện các chất kích thích. Tập Khái Nhận biết 5 tính ở niệm, −Nêu được khái niệm tập tính ở động động phân loại vật. (Câu 7 - TN) vật tập tính 3 −Nhận biết được đặc điểm của tập Một số tính bẩm sinh, học được ở động vât. dạng tập −Nhận biết được một số hình thức tính phổ học tập ở động vật. (Câu 8 - TN) biến ở động vật Nhận biết được đặc điểm một số tập tính phổ biến ở động vật. (Câu 9 - Pheromon
  5. e TN) Một số Thông hiểu hình thức −Lấy được một số ví dụ minh hoạ các học tập ở dạng tập tính ở động vật. (Câu 17 - động vật TN) −Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được. (Câu 18 - TN) Lấy được ví dụ minh hoạ về tập tính bẩm sinh và tập tính học được. (Câu 19 - TN) Thông qua mô tả nhận ra được một số hình thức học tập ở động vật. (Câu 20 - TN) Trình bày được một số ứng dụng về tập tính vào lĩnh vực nông nghiệp. (Câu 21 - TN) −Thông qua quan sát, mô tả được tập tính của một số động vật. Vận dụng 1 Phân tích được vai trò của tập tính đối với đời sống động vật. (Câu 1 - TL) 3 Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật Khái Khái Nhận biết 1 quát niệm sinh Nêu được khái niệm sinh trưởng ở về trưởng và sinh vật. sinh phát triển trưởng ở sinh vật Nêu được khái niệm phát triển ở sinh vật. và Mối quan phát Nhận biết được đặc trưng của sinh hệ giữa triển ở trưởng ở sinh vật (Câu 10 - TN) sinh sinh trưởng và vật phát triển Vòng đời−Nhận biết 2 và tuổi thọ Nêu được khái niệm vòng đời và của sinh
  6. vật tuổi thọ của sinh vật. (Câu 11 - TN) Nhận biết được một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người. (Câu 12 - TN) −Nhận biết được vòng đời của các loài sinh sản hữu tính Vận dụng −Lấy được ví dụ minh hoạ về vòng 1 đời và phân tích được ứng dụng hiểu biết về vòng đời của một số sinh vật trong thực tiễn. (Câu 2 - TL) SỞ GD và ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: SINH 11 -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi có 02 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... ĐỀ GỐC 1 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Trong cấu tạo của tế bào thần kinh (neuron), sợi nhánh có vai trò nào sau đây? A. Tiếp nhận thông tin và đưa về thân. B. Truyền xung thần kinh đến tế bào khác. C. Xử lí thông tin và đưa đến tế bào khác. D. Tạo ra năng lượng cho neuron hoạt động. Câu 2. Phát hiện các dạng năng lượng khác dưới dạng ánh sáng và từ trường là vai trò của loại thụ thể nào sau đây? A. Cơ học. B. Điện tử. C. Thụ thể nhiệt D. Thụ thể đau. Câu 3. Trong cấu tạo của synapse hoá học, thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học nằm ở thành phần nào sau đây? A. Chuỳ synapse. B. Màng trước synapse. C. Màng sau synapse. D. Khe synapse. Câu 4. Hình bên mô tả các giai đoạn của điện thế hoạt động. Hãy cho biết (1) là kí hiệu cho giai đoạn nào sau đây? A. Khử cực. B. Đảo cực. C. Tái phân cực. D. Tái đảo cực. Câu 5. Đối với động vật, vị giác có vai trò nào sau đây? A. Lựa chọn được thức ăn. B. Định hướng đường đi. C. Nhận ra con mới sinh. D. Tìm bạn tình nhờ pheromone.
  7. Câu 6. Một cung phản xạ điển hình gồm bao nhiêu bộ phận? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 7. Những hành động của động vật trả lời lại kích thích từ môi trường, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển được gọi là gì? A. Bản năng. B. Tập tính. C. Phản xạ. D. Phản ứng. Câu 8. Ở động vật, hình thức học tập nào sau đây là đơn giản nhất? A. Học xã hội. B. Học liên kết. C. In vết. D. Quen nhờn. Câu 9. Tập tính nào sau đây là tập tính quan trọng hàng đầu đối với sự sinh tồn của động vật? A. Kiếm ăn. B. Xã hội. C. Di cư. D. Sinh sản. Câu 10. Sinh trưởng ở sinh vật có dấu hiệu đặc trưng nào sau đây? A. Tăng số lượng tế bào. B. Phân hoá tế bào. C. Phát sinh hình thái cơ quan D. Thay đổi chức năng sinh lí. Câu 11. Thời gian sống của một sinh vật được gọi là gì? A. Vòng đời. B. Sinh trưởng. C. Phát triển. D. Tuổi thọ. Câu 12. Yếu tố nào sau đây được xác định là yếu tố bên trong ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người? A. Chế độ ăn uống. B. Tập luyện thể thao. C. Yếu tố di truyền. D. Môi trường sinh sống. Câu 13. Khi bị kích thích, động vật nào sau đây sẽ có phản ứng ở toàn bộ cơ thể của chúng? A. Gián. B. Cá. C. Chuột. D. Thuỷ tức. Câu 14. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao myelin mang đặc điểm nào sau đây? A. Lan truyền liên tiếp từ vùng này sang vùng kế tiếp. B. Lan truyền nhảy cóc từ bao myelin này sang bao myelin khác. C. Lan truyền nhảy cóc từ eo Ranvier này sang eo Ranvier khác. D. Lan truyền liên tiếp từ eo Ranvier sang bao myelin kế tiếp. Câu 15. Quá trình truyền tin qua synapse diễn ra theo trật tự nào? A. Khe synapse → Màng trước synapse → Chuỳ synapse → Màng sau synapse. B. Màng trước synapse → Chuỳ synapse → Khe synapse → Màng sau synapse. C. Màng sau synapse → Khe synapse → Chuỳ synapse → Màng trước synapse. D. Chuỳ synapse → Màng trước synapse → Khe synapse → Màng sau synapse. Câu 16. Khi nói về phản xạ không điều kiện ở động vật, trong các nhận định sau có bao nhiêu nhận định đúng? (1) Hình thành trong đời sống cá thể. (2) Di truyền và không bện vững. (3) Trung ương điều khiển là tuỷ sống, thân não. (4) Số lượng có giới hạn. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 17. Hươu đực quệt dịch có mùi đặc biệt tiết ra từ tuyến cạnh mắt vào cành cây để thông báo cho các con đực khác biết nơi chúng đang ở. Hiện tượng này là ví dụ về loại tập tính nào sau đây? A. Kiếm ăn B. Sinh sản C. Di cư D. Bảo vệ lãnh thổ Câu 18. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tập tính học được? A. Sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. B. Có thể thay đổi tập tính đáp ứng với thay đổi của môi trường. C. Được quyết định bởi quá trình điều kiện hoá trong hệ thần kinh. D. Hình thành trong đời sống cá thể thông qua quá trình học tập. Câu 19. Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về tập tính học được? A. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản. B. Hươu thấy thợ săn thì bỏ chạy. C. Vẹt nói được tiếng của con người. D. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại. Câu 20. Tinh tinh dùng lá cây múc nước từ suối lên và đưa lên miệng uống. Đây là ví dụ minh hoạ cho kiểu học tập nào sau đây? A. Học xã hội. B. Học liên kết. C. Học cách nhận biết. D. Nhận thức và giải quyết vấn đề. Câu 21. Ví dụ nào sau đây là ứng dụng hiểu biết về tập tính của động vật vào lĩnh vực nông nghiệp? A. Huấn luyện cá heo chơi bóng dưới nước.
  8. B. Dạy khỉ biểu diễn nhảy qua vòng lửa. C. Huấn luyện có phát hiện ra ma tuý. D. Đặt bù nhìn hình người ở ruộng lúa để đuổi chim. B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. (1 điểm) Hãy cho ví dụ về tập tính ở một số động vật mà em biết và phân tích vai trò của tập tính đó đối với đời sống của chúng. Câu 2. (1 điểm) Hãy cho ví dụ về vòng đời của một số động vật gây hại cây trồng mà em biết. Từ đó đề xuất biện pháp phòng trừ chúng. Câu 3. (1 điểm) Nhện Agelenopsis aperta có độc tố phong toả kênh Ca2+ ở chuỳ synapse thần kinh – cơ xương. Tại sao những người bị loài nhện này cắn có thể nguy hiểm đến tính mạng? ------ HẾT ------ SỞ GD và ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: SINH 11 -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi có 02 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... ĐỀ GỐC 2 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Trong cấu tạo của tế bào thần kinh (neuron), sợi trục có vai trò nào sau đây? A. Tiếp nhận thông tin và đưa về thân. B. Truyền xung thần kinh đến tế bào khác. C. Xử lí thông tin và đưa đến tế bào khác. D. Tạo ra năng lượng cho neuron hoạt động. Câu 2. Phát hiện các biến dạng vật lí gây ra do các dạng năng lượng cơ học là vai trò của loại thụ thể nào sau đây? A. Cơ học. B. Điện tử. C. Thụ thể nhiệt D. Thụ thể đau. Câu 3. Trong cấu tạo của synapse hoá học, túi chứa chất trung gian hoá học nằm ở thành phần nào sau đây? A. Chuỳ synapse. B. Màng trước synapse. C. Màng sau synapse. D. Khe synapse. Câu 4. Hình bên mô tả các giai đoạn của điện thế hoạt động. Hãy cho biết (3) là kí hiệu cho giai đoạn nào sau đây? A. Khử cực. B. Đảo cực. C. Tái phân cực. D. Tái đảo cực. Câu 5. Đối với động vật, vị giác có vai trò nào sau đây? A. Làm tăng hoạt động tiêu hoá. B. Gây phản ứng nuốt khi thức ăn đã nhỏ. C. Giữ vật chính xác không để tuột. D. Tìm bạn tình nhờ pheromone. Câu 6. Một cung phản xạ điển hình gồm bao nhiêu bộ phận?
  9. A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 7. Những hành động của động vật trả lời lại kích thích từ môi trường, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển được gọi là gì? A. Bản năng. B. Tập tính. C. Phản xạ. D. Phản ứng. Câu 8. Ở động vật, hình thức học tập nào sau đây là có giai đoạn then chốt (giai đoạn quyết định)? A. Học xã hội. B. Học liên kết. C. In vết. D. Quen nhờn. Câu 9. Tập tính nào sau đây là giúp động vật kiểm soát một khu vực sống nhất định? A. Kiếm ăn. B. Tập tính thứ bậc. C. Bảo vệ lãnh thổ. D. Sinh sản. Câu 10. Sinh trưởng ở sinh vật có dấu hiệu đặc trưng nào sau đây? A. Thay đổi cấu trúc tế bào. B. Tăng kích thước của tế bào. C. Phát sinh hình thái cơ quan D. Thay đổi chức năng sinh lí. Câu 11. Ở sinh vật, khoảng thời gian tính từ khi cơ thể sinh ra, lớn lên, trưởng thành, sinh sản, già đi rồi chết được gọi là gì? A. Vòng đời. B. Sinh trưởng. C. Phát triển. D. Tuổi thọ. Câu 12. Yếu tố nào sau đây được xác định là yếu tố bên trong ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người? A. Chế độ ăn uống. B. Tập luyện thể thao. C. Yếu tố di truyền. D. Môi trường sinh sống. Câu 13. Khi bị kích thích, động vật nào sau đây sẽ có phản ứng ở toàn bộ cơ thể của chúng? A. Châu chấu. B. Thằn lằn. C. Bồ câu. D. San hô. Câu 14. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao myelin mang đặc điểm nào sau đây? A. Lan truyền liên tiếp từ vùng này sang vùng kế tiếp. B. Lan truyền nhảy cóc từ bao myelin này sang bao myelin khác. C. Lan truyền nhảy cóc từ eo Ranvier này sang eo Ranvier khác. D. Lan truyền liên tiếp từ eo Ranvier sang bao myelin kế tiếp. Câu 15. Quá trình truyền tin qua synapse diễn ra theo trật tự nào? A. Khe synapse → Màng trước synapse → Chuỳ synapse → Màng sau synapse. B. Màng trước synapse → Chuỳ synapse → Khe synapse → Màng sau synapse. C. Màng sau synapse → Khe synapse → Chuỳ synapse → Màng trước synapse. D. Chuỳ synapse → Màng trước synapse → Khe synapse → Màng sau synapse. Câu 16. Khi nói về phản xạ không điều kiện ở động vật, trong các nhận định sau có bao nhiêu nhận định đúng? (1) Hình thành trong đời sống cá thể. (2) Di truyền và không bện vững. (3) Trung ương điều khiển là tuỷ sống, thân não. (4) Số lượng có giới hạn. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 17. Hải li đắp đập ngăn suối để bắt cá. Hiện tượng này là ví dụ về loại tập tính nào sau đây? A. Kiếm ăn B. Sinh sản C. Di cư D. Bảo vệ lãnh thổ Câu 18. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tập tính học được? A. Sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. B. Có thể thay đổi tập tính đáp ứng với thay đổi của môi trường. C. Được quyết định bởi quá trình điều kiện hoá trong hệ thần kinh. D. Hình thành trong đời sống cá thể thông qua quá trình học tập. Câu 19. Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về tập tính học được? A. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản. B. Hươu thấy thợ săn thì bỏ chạy. C. Vẹt nói được tiếng của con người. D. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại. Câu 20. Chó sủa khi gặp người lạ và không sủa khi gặp người quen. Đây là ví dụ minh hoạ cho kiểu học tập nào sau đây? A. Học xã hội. B. Học liên kết. C. Học cách nhận biết. D. Nhận thức và giải quyết vấn đề. Câu 21. Ví dụ nào sau đây là ứng dụng hiểu biết về tập tính của động vật vào lĩnh vực nông nghiệp? A. Huấn luyện cá heo chơi bóng dưới nước. B. Dạy chó biết biểu diễn nhảy dây.
  10. C. Nuôi thả ong mắt đỏ tiêu diệt sâu xanh. D. Huấn luyện có phát hiện và bắt kẻ gian. B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. (1 điểm) Hãy cho một ví dụ về tập tính ở một số động vật mà em biết và cho biết ý nghĩa của tập tính đó đối với đời sống của chúng. Câu 2. (1 điểm) Hãy cho ví dụ về vòng đời của một loài động vật gây hại cho cây trồng mà em biết. Từ đó đề xuất biện pháp phòng trừ chúng. Câu 3. (1 điểm) Độc tố tetrodotoxin có trong cá nóc ngăn chặn quá trình khử cực và đảo cực trên các sợi thần kinh. Tại sao những người ăn cá nóc có chứa loại độc tố này có thể dẫn đến tử vong? ------ HẾT ------ SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2023- 2024 TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ MÔN SINH HỌC - KHỐI LỚP 11 HƯỚNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM ( theo file riêng) II. TỰ LUẬN Câu 1. (1 điểm) - HS nêu và phân tích được vai trò của 2 tập tính bất kì. - Mỗi ví dụ: + Nêu đúng tập tính (0.25đ) + Phân tích được vai trò (0.25đ) Câu 2. (1 điểm) - Nêu đúng vòng đời của 1 sinh vật gây hại cho con người, cây trồng, vật nuôi (0.5đ) - Đề xuất được biện pháp phòng trừ (ít nhất 2 biện pháp). (0.5đ) Câu 3. (1 điểm) * MÃ ĐỀ 111, 113, 115, 117 - Độc tố Tetrodotoxin của cá nóc khi vào cơ thể người sẽ ngăn chặn quá trình khử cực, đảo cực và tái phân cực trên các sợi thần kinh → làm cho xung thần kinh mang thông tin không thể lan truyền trên các sợi thần kinh. (0.5đ) - Các tín hiệu thần kinh không truyền đến các tế bào cơ gây liệt cơ, trong đó có cơ hô hấp → suy hô hấp → cơ thể thiếu khí oxygen dẫn đến tử vong. (0.5đ) * MÃ ĐỀ 112, 114, 116, 118 - Độc tố của nhện Agelenopsis aperta phong toả kênh Ca2+ ở chuỳ synapse thần kinh – cơ xương → không giải phóng được chất trung gian hoá học vào khe synapse → làm cho xung thần kinh mang thông tin không thể truyền đến tế bào cơ. (0.5đ) - Các tín hiệu thần kinh không truyền đến gây liệt cơ xương , cơ hô hấp không co dãn → suy hô hấp → cơ thể thiếu khí oxygen dẫn đến tử vong. (0.5đ) ----- HẾT -----
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2